Câu 2 trang 110 SGK Sinh học 10 Nâng cao


Giải bài tập Câu 2 trang 110 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Đề bài

Trình bày cấu trúc, chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại cấu trúc, chức năng của cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

Lời giải chi tiết

Cấu trúc và chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào.

TT

Các hợp chất

Cấu trúc

Chức năng

1

Cacbonhiđrat

- Mônôsaccarit : có từ 3-7 nguyên tử cacbon, hexôzơ (6C), pentôzơ (5C).

- Disaccarit: do 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau (loại bỏ 1 phân tử nước). 

- Pôlisaccarit: do nhiều phân tử đường đơn kết hợp với nhau tạo thành phân tử mạch thẳng (xenlulôzơ) hoặc mạch phân nhánh (tinh bột, glicôgen).

Saccarit đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng. Glicôgen ở tế bào động vật và tinh bột ở tế bào thực vật đóng vai trò là nguổn dự trữ năng lượng

Saccarit cũng là thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bào (ví dụ xenlulôzơ là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật).

Một số pôlisaccarit kết hợp với prôtêin có vai trò vận chuyển các chất qua màng sinh chất và góp phần "nhận biết" các vật thể lạ lúc qua màng. 

2

Lipit

Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau. Lipit đơn giản được tạo từ glixêrol và axit béo nhờ liên kết este. Các lipit phức tạp ngoài thành như các lipit đơn giản còn có thêm các nhóm khác.

Lipit có vai trò cấu trúc nên hệ thống các màng sinh học (phôtpholipit, côlestêrôn).

Lipit còn là nguyên liệu dự trữ năng lượng (mỡ và dầu), dự trữ nước và tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác (hoocmôn, sắc tố, vitamin).

3

Prôtêin

Prôtêin là đại phân tử sinh học được cấu tạo nên từ các axit amin theo nguyên tắc đa phân.

Prôtêin có nhiều bậc cấu trúc khác nhau tùy loại, gồm cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.

Prôtêin có chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào. Có thể tóm tắt chức năng của prôtêin như sau: cấu trúc, trao đổi chất, điều hoà sinh trưởng, vận động, bảo vệ, giá đỡ, thụ thể...

4

Axit nuclêic

- ADN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (A, T, G, X). Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit theo chiều 5' → 3'. Các nuclêôtit ở hai chuỗi của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.

- ARN là axit ribônuclêic được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. Có 4 loại đơn phân tham gia cấu trúc nên ARN là A, U, G, X. Có 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN.

 

- ADN đảm nhận chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật. Trình tự nuclêôtit trên các mạch pôlinuclêôtit chính là thông tin di truyền, nó quy định trình tự các ribônuclêôtit trên ARN cũng như trình tự các axit amin trên phân tử prôtêin.

- Mỗi loại ARN có chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí