

Bài 34 trang 123 SGK Toán 7 tập 1>
Đề bài
Trên mỗi hình 98,99 có tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Lời giải chi tiết
Xem hình 98)
Xét \(∆ABC\) và \(∆ABD\) có:
+) \(\widehat{CAB}=\widehat{DAB}\) (giả thiết)
+) \(AB\) là cạnh chung.
+) \(\widehat{ABC}=\widehat{ABD}\) (giả thiết)
\( \Rightarrow ∆ABC=∆ABD\) (g.c.g)
Xem hình 99) (gọi tên như hình vẽ)
Ta có:
\(\widehat{B_{1}}+\widehat{B_{2}}=180^0\) (hai góc kề bù).
\(\widehat{C _{1}}+ \widehat{C _{2}}=180^0\) (hai góc kề bù)
Mà \(\widehat{B_{2}}=\widehat{C _{2}}\) (giả thiết) nên \(\widehat{B_{1}}=\widehat{C _{1}}\)
* Xét \(∆ABD\) và \(∆ACE\) có:
+) \(\widehat{B_{1}}=\widehat{C _{1}}\) (chứng minh trên)
+) \(BD=EC\) (giả thiết)
+) \(\widehat{D } = \widehat{E }\) (giả thiết)
\( \Rightarrow ∆ABD=∆ACE\) (g.c.g)
Cách 1: Ta có:
\(DC=DB+BC\)
\(EB=EC+CB\)
Mà \(DB=EC\)
Do đó: \(DC=EB\)
* Xét \(∆ADC\) và \(∆AEB\) có:
+) \(\widehat{D }=\widehat{E }\) (giả thiết)
+) \(\widehat{C _{2}}=\widehat{B_{2}}\) (giả thiết)
+) \(DC=EB\) (chứng minh trên)
\(\Rightarrow ∆ADC=∆AEB\) (g.c.g)
Cách 2: Vì ∆ABD=∆ACE nên AD=AE; AB=AC( 2 cạnh tương ứng)
Do đó: ∆ADC=∆AEB (c-c-c)
Loigiaihay.com


- Bài 35 trang 123 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 36 trang 123 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 37 trang 123 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 38 trang 124 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 39 trang 124 SGK Toán 7 tập 1
>> Xem thêm
- Lý thuyết tập hợp Q các số hữu tỉ
- Lý thuyết định lí Py-ta-go
- Lý thuyết về hai đường thẳng song song
- Lý thuyết về cộng, trừ đa thức
- Lý thuyết quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác
- Lý thuyết tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Lý thuyết tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Lý thuyết số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
- Lý thuyết tính chất ba đường cao của tam giác