Bài 10.1;10.2;10.3;10.4;10.5;10.6;10.7 trang 19 SBT Hóa học 12>
Bài 10.1;10.2;10.3;10.4;10.5;10.6;10.7 trang 19 sách bài tập Hóa học 12 - Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất
Câu 10.1.
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất
\(CH_3-CH-COOH\) ?
|
\(NH_2\)
A. Axit 2-aminopropanoic
B. Axit α-aminopropionic.
C. Anilin.
D. Alanin.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây
Lời giải chi tiết:
CTPT anilin: \(C_6H_5NH_2\)
=>Chọn C
Câu 10.2.
Trong các chất dưới đây, tên nào không phù hợp với chất \(H_2N[CH_2]_4CH-COOH\)
│
\(NH_2\)
A. Axit 1,5-điaminohexanoic
B. Axit 2,6- điaminohexanoic
C. Axit \(\alpha\),\(\varepsilon\)- điaminocaproic
D. Lysin
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây
Lời giải chi tiết:
Axit 2,6- điaminohexanoic là tên thay thế, Axit \(\alpha\),\(\varepsilon\)- điaminocaproic là tên bán hệ thống, Lysin là tên thường của chất
=> Chọn A
Câu 10.3.
Để phân biệt 3 dung dịch \(H_2NCH_2COOH, \;CH_3COOH \;và \)
\( \;C_2H_5NH_2\), chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch HCl.
C. natri kim loại.
D. quỳ tím.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây
Lời giải chi tiết:
\(H_2NCH_2COOH\) không làm đổi màu quỳ tím,
\(CH_3COOH\) làm quỳ tím chuyển màu đỏ
\(C_2H_5NH_2\) làm quỳ tím chuyển màu xanh
=> Chọn D
Câu 10.4.
Công thức cấu tạo của glyxin là
\(A.H_2N-CH_2-CH_2-COOH\)
\(B.H_2N-CH_2-COOH\)
\(C.CH_3-CH-COOH\)
|
\(NH_2\)
\(D.CH_2-CH_2-CH_2\)
| | |
\(OH\) \(OH\) \(OH\)
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây
Lời giải chi tiết:
Glyxin: \(H_2N-CH_2-COOH\)
=> Chọn B
Câu 10.5.
Trong các dung dịch sau đây, dung dịch nào đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. \(H_2N-CH_2-COOH\)
B. \(HOOC[CH_2]_2-CH-COOH\)
|
\(NH_2\)
C. \(H_2N[CH_2]_4-CH-COOH\)
|
\(NH_2\)
D. \(CH_3-CH-COOH\)
|
\(NH_2\)
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây
Lời giải chi tiết:
Tùy vào số gốc NH2 và COOH trong phân tử amino axit mà khiến cho quỳ chuyển sang màu hồng ( nhiều gốc COOH hơn) hay chuyển sang màu xanh ( nhiều gốc NH2 hơn)
=> Chọn C
Câu 10.6.
1 mol α-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. Công thức cấu tạo của X là
\(A.CH_3-CH(NH_2)COOH.\)
\(B.H_2N-CH_2-CH_2-COOH\)
\(C.H_2N-CH_2-COOH\)
\(D.H_2N-CH_2-CH(NH_2)-COOH\)
Phương pháp giải:
- Biện luận suy ra amino axit có một nhóm \(NH_2\)
- Gọi CTPT của amino axit, viết phương trình hóa học
- Từ % khối lượng clo trong muối suy ra amino axit
Lời giải chi tiết:
\({n_{amin oaxit}} = {n_{HCl}}\) => amino axit có một nhóm NH2
Gọi CTPT aminno axit là \(R(NH_2)COOH\)
\(R(NH_2)COOH \;+ \;HCl\to\)
\(\;R(NH_3Cl)COOH\)
\(\% Cl = \dfrac{{35,5}}{M} = 0,28287\)
=> \(M= 125,5\) =>\( R = 28\)
=> X là \(CH_3-CH(NH_2)COOH\)
=> Chọn A
Câu 10.7.
Khi trùng ngưng 13,1 g axit ε-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư người ta thu được m gam polime và 1,44 g nước. Giá trị của m là
A. 10,41. B. 9,04.
C.11,02. D. 8,43.
Phương pháp giải:
-Tính số mol axit ε-aminocaproic
- Áp dụng công thức tính hiệu suất => số mol axit ε-aminocaproic phản ứng
-Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => khối lượng polime
Lời giải chi tiết:
\({n_{axit ε-aminocaproic}}= \dfrac{{13,1}}{{131}} = 0,1 \;mol\)
\({H_{PU}} = \dfrac{{{n_{LT}}}}{{{n_{TT}}}} = \dfrac{{{n_{LT}}}}{{0,1}} = 0,8\)
\({n_{LT}}\) = \(0,08\; mol\) => \({m_{axit ε-aminocaproic}}\)= \({131\times 0,08} = 10,48 \;g\)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
\({m_{axit ε-aminocaproic}}\) = \({m_{polime}}\) + \({m_{nước}}\)
=> \({m_{polime}}\) = \(9,04 \;g\)
=> Chọn B
Loigiaihay.com