Xả thân cứu đoàn tàu trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều


Xả thân cứu đoàn tàu. Tìm trong bài đọc trên các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn. Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào. Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện sự đánh giá thế nào của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung bài đọc

Bài đọc kể về một tấm gương là ông Trương Xuân Thức, đã không ngần ngại hy sinh tính mạng của bản thân để cứu hàng loạt hành khách trên chuyến tàu mà ông là người cầm lái.

Phần I

Bài đọc:

Xả thân cứu đoàn tàu

      2 giờ 30 phút sáng 6 - 8 - 2010, đoàn tàu Thống Nhất rời ga Vinh chạy về Hà Nội. Lái tàu là ông Trương Xuân Thức. Đến một khúc quanh có đường bộ cắt ngang, ông Thức kéo còi liên tục để cảnh báo. 

     Bỗng phía trước có một chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt. Ngay lập tức, ông Thức kéo còi và khóa máy để tàu dừng từ từ. Thấy chiếc xe ben lùi, ông tưởng lái xe đã nghe thấy còi tàu. Nhưng khi tàu chỉ còn cách vài chục mét, chiếc xe ben đột nhiên rồ máy lao qua đường.

     Bất chấp nguy hiểm cho bản thân, ông Thức vội ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp. Đoàn tàu trườn thêm một đoạn, đâm vào chiếc xe ben. Cú va đập khiến đầu tàu bẹp rúm, lật nghiêng. Người ta phải cắt khoan đầu máy mới kéo được ông Thức ra. Nhờ ông Thức liều mình ghì chặt cần hãm mà hơn 300 hành khách được bình an. 

   Ông đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Dũng cảm.  

Phần II

Câu 1:

Tìm trong bài đọc trên các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Ba phần của bài đọc 

+ Mở đầu: từ đầu đến “cảnh báo” 

+ Nội dung chính: từ “bỗng phía trước” đến “bình an” 

+ Kết thúc: phần còn lại

Câu 2

Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn

+ Đến khúc quanh có đường bộ cắt ngang, ông Thức kéo còi liên tục để cảnh báo 

+ Bỗng phía trước có một chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt. Ngay lập tức,   ông Thức kéo còi và khóa máy để tàu dừng từ từ.

Câu 3

Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

“Ông Thức vội ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp” chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu. 

Câu 4

Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện sự đánh giá thế nào của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Tấm Huân chương mà nhà nước trao tặng cho ông Thức đã thể hiện lòng biết ơn, sự ghi nhận công lao, tấm lòng thương người biết hi sinh bản thân mình để cứu biết bao hành khách gặp nguy hiểm của Nhà nước và Nhân dân. 


Bình chọn:
4.5 trên 17 phiếu
  • Luyện tập về vị ngữ trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Tìm vị ngữ trong các câu sau. Xếp các vị ngữ mà em vừa tìm được ở bài 1 vào nhóm thích hợp. Quan sát hai bức ảnh về đoàn tàu Thống Nhất sau đây và viết 3 câu.

  • Sự thật là thước đo chân lí trang 24 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Sự thật là thước đo chân lí. Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật. Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên. Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào. Vì sao từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này. Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên điều gì về ông.

  • Luyện tập tả con vật trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Đọc và trả lời câu hỏi. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy. Ghi lại kết quả quan sát một con vật em yêu thích.

  • Trao đổi: Em đọc sách báo trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài báo,…) về lòng dũng cảm. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài báo,..) em giới thiệu. Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao. Qua câu chuyện (bài thơ, bài báo) đó em hiểu thế nào là dũng cảm.

  • Người lính dũng cảm trang 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Người lính dũng cảm. Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là ai. Vì sao "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào. Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì. Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong "đội quân" thể hiện thái độ khác nhau như thế nào. Vì sao tác giả gọi "chú lính nhỏ" là "người lính dũng cảm".

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí