Trao đổi: Em đọc sách báo trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều


Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài báo,…) về lòng dũng cảm. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài báo,..) em giới thiệu. Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao. Qua câu chuyện (bài thơ, bài báo) đó em hiểu thế nào là dũng cảm.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài báo,…) về lòng dũng cảm

Phương pháp giải:

HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Học sinh có thể tham khảo câu chuyện sau:

Người anh hùng lấp lỗ châu mai

Đồng chí Phan Đình Giót sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí tham gia lực lượng tự vệ chiến đấu.
Năm 1950, Phan Đình Giót xung phong vào bộ đội chủ lực và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, như: chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận đánh nào, đồng chí cũng nêu cao tinh thần quả cảm, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Mới ba tháng tuổi quân, Phan Đình Giót đã tham gia chiến đấu ở Đường 18 trong trận đánh đồn Tràng Bạch. Cuộc chiến đấu diễn ra gay go, ác liệt. Tiêu diệt xong lô cốt số một, bị thương nặng, cấp trên cho phép lùi về hậu phương, nhưng đồng chí vẫn xin ở lại, tiếp tục làm tròn nhiệm vụ cho đến khi trận đánh kết thúc.

Cuối năm 1950 trong trận Chùa Tiếng, Phan Đình Giót dũng cảm xung phong, một mình bò lên đánh bộc phá phá sập lô cốt địch, rồi ném lựu đạn tiêu diệt nhiều tên địch, tạo điều kiện cho đơn vị chiến thắng.

Mùa đông năm 1953, đồng chí tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc ấy, Phan Đình Giót là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, đã cùng đồng đội hành quân cấp tốc lên Tây Bắc. Đồng chí cùng đồng đội hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo, dốc núi, mở đường kéo pháo, gương mẫu động viên đồng đội.

Đặc biệt, ngày 13/3/1954, trong trận đánh cứ điểm Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 312 đồng loạt tấn công vào cứ điểm Him Lam. Phan Đình Giót cùng các chiến sĩ Đại đội 58 được lệnh dùng bộc phá phá rào 8 lần để mở cửa lô cốt. Khi đơn vị xung phong mở đánh vào trung tâm thì bị địch trong lô cốt bắn trả dữ dội. Phan Đình Giót đánh quả bộc phá thứ 9 thì bị thương vào đùi,  nhưng vẫn xung phong đánh quả bộc phá thứ 10. Địch tập trung hỏa lực bắn dữ dội, đồng đội bị thương vong nhiều. Căm thù giặc cao độ, Phan Đình Giót lao lên đánh tiếp hai quả bộc phá nữa, phá toang đoạn rào cuối cùng để bộ đội xông lên đánh sập lô cốt của địch.

Lợi dụng thời cơ quân địch hoang mang, Phan Đình Giót vượt lên áp sát lô cốt số 2 ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên và tiếp tục bị thương vào vai mất rất nhiều máu. Trong lúc đó, hỏa điểm của địch từ lô cốt số 3 bất ngờ xuất hiện bắn mạnh vào đội hình của quân ta. Phan Đình Giót cố gắng bò lên nhích dần đến lô cốt này, dùng hết sức mình nâng tiểu liên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to: “Quyết hy sinh vì... Đảng vì... dân!", rồi rướn người lấy đà lao cả thân mình bịt kín lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên như vũ bão, tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Đồng chí Phan Đình Giót đã hy sinh anh dũng lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954

Câu 2

Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài báo,..) em giới thiệu: 

- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao? 

- Qua câu chuyện (bài thơ, bài báo) đó em hiểu thế nào là dũng cảm? 

Phương pháp giải:

HS giới thiệu và tìm hiểu về các nội dung 

Lời giải chi tiết:

- Em thích nhân vật Phan Đình Giót. Vì trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Phan Đình Giót vùng dậy, ôm bộc phá lao lên rồi bịt kín lỗ châu mai của quân địch để đồng đội của mình tiến lên đánh giặc.

- Qua câu chuyện, theo em dũng cảm là dám hi sinh thân mình để bảo vệ cho Tổ quốc, cho nhân dân và cho lẽ phải. 


Bình chọn:
4.4 trên 7 phiếu
  • Người lính dũng cảm trang 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Người lính dũng cảm. Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là ai. Vì sao "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào. Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì. Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong "đội quân" thể hiện thái độ khác nhau như thế nào. Vì sao tác giả gọi "chú lính nhỏ" là "người lính dũng cảm".

  • Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp. Từ có nghĩa giống với dũng cảm, có nghĩa trái ngược với dũng cảm. Có thể thêm từ dũng cảm vào những vị trí nào ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây. Tìm nghĩa của mỗi thành ngữ dưới đây. Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.

  • Gương dũng cảm trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.

  • Bông hồng thép trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Bông hồng thép. Bà Đinh Thị Vân làm nhiệm vụ gì. Bà Đinh Thị Vân đã lập được những chiến công gì. Em hiểu "bông hồng thép" trong bài đọc này có nghĩa là gì. Bộ phận nào dưới đây là vị ngữ của câu "Những tin tức do bà cung cấp đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước." Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân.

  • Luyện tập tả con vật trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Đọc và trả lời câu hỏi. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy. Ghi lại kết quả quan sát một con vật em yêu thích.

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí