Bức ảnh trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều


Bức ảnh. Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào. Theo em, vì sao bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu lại gây xúc động lớn. Những ai đã giúp cô bé trong bức ảnh năm xưa tìm lại được ân nhân của mình. Cuộc gặp gỡ của cô Hiền và bà Mùi diễn ra như thế nào. Qua câu chuyện trên, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì ai.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Bài đọc:

Bức ảnh 

     Tháng 2 năm 1979, trên đường hành quân bảo vệ biên cương của Tổ quốc, một tổ trinh sát của bộ đội ta nghe được tiếng trẻ con khóc, liền chia nhau đi tìm. Họ phát hiện một người phụ nữ trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn. Đứa con gái chừng ba tuổi gào khóc bên mẹ đã lạc cả giọng. Các chiến sĩ thay nhau cõng bà mẹ và cháu bé xuyên đêm luồn rừng, tìm về trạm quân y. Trên suốt chặng đường dài, cháu bé được một nữ chiến sĩ trẻ dỗ dành, chăm sóc. 

     Hình ảnh cô bộ đội trẻ, vai khoác súng, tay bế cháu bé đã lọt vào ống kính của một phóng viên. Bức ảnh được đăng trên báo, gây xúc động lớn. Hơn bốn mươi năm sau, nhờ nỗ lực của một nhóm phóng viên, hai người trong tấm ảnh mới gặp lại được nhau. Người nữ chiến sĩ là bà Bùi Thị Mùi, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Bà Mùi nay đã già yếu. Còn cô bé năm xưa cũng đã ở tuổi bốn mươi. Đó là cô Hoàng Thị Hiền ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

     Được biết địa chỉ của ân nhân, cô Hiền bắt xe đi suốt đêm từ Cao Bằng về Hà Nội rồi ngược lên Phú Thọ. Cả đêm ấy, cô không sao ngủ được. Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mùi, cô trào nước mắt, lao tới bên giường bệnh, chỉ gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!” rồi cứ thế, hai mẹ con ôm nhau nức nở, không nói nên lời.

Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1:

Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh người mẹ bị trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn. 

Câu 2

Theo em, vì sao bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu lại gây xúc động lớn? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Theo em, bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu lại gây xúc động lớn vì thể hiện sự giúp đỡ, đùm bọc nhau trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh liên miên. 

Câu 3

Những ai đã giúp cô bé trong bức ảnh năm xưa tìm lại được ân nhân của mình? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Một nhóm phóng viên đã giúp cô bé trong bức ảnh năm xưa tìm lại được ân nhân của mình. 

Câu 4

Cuộc gặp gỡ của cô Hiền và bà Mùi diễn ra như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Cuộc gặp gỡ của cô Hiền và bà Mùi diễn ra đầy xúc động trong một căn nhà đơn sơ. Cô Hiền trào nước mắt, lao tới giường bệnh và gọi mẹ ơi. 

Câu 5

Qua câu chuyện trên, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì ai?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Qua câu chuyện trên, em hiểu được tấm lòng cao cả, sự hy sinh lớn lao các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì nhân dân, vì dân tộc. Họ bảo vệ gia đình, quê hương, và cao hơn cả là bảo vệ thế hệ tương lai của dân tộc. 

Câu 7

Nội dung:

Câu chuyện cảm động và nhân văn về tình người, về sự biết ơn đối với những người anh hùng của dân tộc.


Bình chọn:
4.5 trên 11 phiếu
  • Luyện tập tả con vật trang 58 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích.

  • Trao đổi: Tình yêu quê hương, đất nước trang 58 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở bài 14. Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước.

  • Trường Sa trang 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Trường Sa. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam. Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ thứ 2 nói lên điều gì về tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liền. Việc nhắc tên một số đảo ở Trường Sa thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ như thế nào. Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa.

  • Trạng ngữ (tiếp theo) trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau. Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong mỗi câu trên. Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau. Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó.

  • Những trang sử vàng trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta. Viết đoạn văn (hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta. Giới thiệu và bình chọn bài viết hay, có hình ảnh đẹp.

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí