Trắc nghiệm Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 Kết nối tri thức
Đề bài
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(4\) tạ \( = \)
yến
\(6\) tấn \( = \,...\,kg\).
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(60000\)
B. \(6000\)
C. \(600\)
D. \(60\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(5\) giờ \( = \)
phút
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(15\) thế kỉ \( = \)
năm.
\(3\) phút \(15\) giây = … giây.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(315\)
B. \(215\)
C. \(195\)
D. \(45\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(900c{m^2} = \)
\(d{m^2}\).
\(7{m^2}\,\,86c{m^2}\, = \,...\,c{m^2}\).
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(786\)
B. \(7086\)
C. \(78600\)
D. \(70086\)
Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào ô trống:
\(5\) tấn \(45kg\)
\(545kg\)
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{2}{5}{m^2}\,\,\,...\,\,\,2250c{m^2}\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào là dài nhất?
A. \(15\) năm
B. \(336\) tháng
C. \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ
D. \(10\) năm
Một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài \(6km\), chiều rộng là \(3500m\). Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
A. \(21k{m^2}\)
B. \(210k{m^2}\)
C. \(2100k{m^2}\)
D. \(21\,\,000k{m^2}\)
Một cuộc thi chạy \(400m\) có ba bạn tham gia là Hà, Nam và Bình. Hà chạy mất \(\dfrac{1}{{10}}\) giờ, Nam chạy mất \(315\) giây, Bình chạy hết \(5\) phút \(5\) giây. Hỏi bạn nào chạy nhanh nhất?
A. Bạn Hà
B. Bạn Nam
C. Bạn Bình
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 9m, chiều dài gấp ba lần chiều rộng. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, cứ \(1{m^2}\) thu được \(5kg\) rau.
Vậy trên mảnh vườn đó người ta thu hoạch được
kg rau
Một xe tải bé chở \(18\) bao gạo, mỗi bao nặng \(50kg\). Một xe tải lớn chở \(40\) bao gạo, mỗi bao nặng \(75kg\). Hỏi xe tải lớn chở nhiều hơn xe tải xe bao nhiêu tạ gạo?
A. \(2100\) tạ
B. \(3900\) tạ
C. \(21\) tạ
D. \(39\) tạ
Trong các hình sau, hình nào là hình thoi?
A.
B.
C.
D.
Cho hình vẽ như sau:
Cạnh AB song song với cạnh nào dưới đây?
A. BC
B. DC
C. AD
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình chữ nhật MNPQ có
cặp cạnh vuông góc với nhau.
Để lát nền một phòng học hình chữ nhật người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh \(30cm\). Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng \(6m\) và chiều dài \(12m\) và phần mạch vữa không đáng kể?
A. \(750\) viên gạch
B. \(800\) viên gạch
C. \(900\) viên gạch
D. \(1000\) viên gạch
Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ như bên dưới:
A. \(280{m^2}\)
B. \(336{m^2}\)
C. \(448{m^2}\)
D. \(560{m^2}\)
Cho hình chữ nhật và hình vuông có kích thước như hình vẽ:
a) Chu vi hình \(1\) bằng chu vi hình \(2\).
b) Diện tích hình \(1\) bằng diện tích hình \(2\).
c) Diện tích hình \(2\) lớn hơn diện tích hình \(1\).
d) Chu vi hình \(1\) lớn hơn chu vi hình \(2\).
Lời giải và đáp án
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(4\) tạ \( = \)
yến
\(4\) tạ \( = \)
yến
Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp \(10\) lần đơn vị bé hơn, liền nó, ta có \(1\) tạ $ = {\rm{ }}10$ yến.
Ta có: \(1\) tạ $ = {\rm{ }}10$ yến nên \(4\) tạ $ = 10$ yến $ \times \,\,4 = \,\,40$ yến.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(40\).
\(6\) tấn \( = \,...\,kg\).
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(60000\)
B. \(6000\)
C. \(600\)
D. \(60\)
B. \(6000\)
Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng : $1$ tấn $ = {\rm{ }}1000kg$.
Ta có: $1$ tấn $ = {\rm{ }}1000kg$ nên \(6\) tấn $ = 1000kg\,\times \,6\, = \,6000kg$.
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là \(6000\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(5\) giờ \( = \)
phút
\(5\) giờ \( = \)
phút
Ta có \(1\) giờ \( = \,\,60\) phút nên để đổi một số từ đơn vị giờ sang phút ta lấy số đó nhân với \(60.\)
Ta có \(1\) giờ \( = \,\,60\) phút nên \(5\) giờ \( = \,\,60\) phút \( \times \,\,5\,\, = \,\,300\) phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(300\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(15\) thế kỉ \( = \)
năm.
\(15\) thế kỉ \( = \)
năm.
Ta có \(1\) thế kỉ \( = \,\,100\) năm, do đó để đổi đổi một số từ đơn vị thế kỉ sang đơn vị năm ta lấy số đó nhân với \(100\).
Ta có \(1\) thế kỉ \( = \,\,100\) năm, do đó \(15\) thế kỉ \( = 100\) năm \( \times \,\,15\,\, = \,\,1500\) năm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(1500\).
\(3\) phút \(15\) giây = … giây.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(315\)
B. \(215\)
C. \(195\)
D. \(45\)
C. \(195\)
Sử dụng cách đổi \(1\) phút \( = \,60\) giây để đổi \(3\) phút sang đơn vị đo là giây rồi cộng thêm với \(15\) giây.
Ta có \(1\) phút \( = \,60\) giây nên \(3\) phút \( = \,\,180\) giây.
\(3\) phút \(15\) giây \(=\,3\) phút \(+\,15\) giây \( = \,180\) giây \(+\,15\) giây \( = \,195\) giây.
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là \(195\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(900c{m^2} = \)
\(d{m^2}\).
\(900c{m^2} = \)
\(d{m^2}\).
Áp dụng cách đổi: \(1d{m^2} = 100c{m^2}\).
Ta có: \(1d{m^2} = 100c{m^2}\)
Nhẩm: \(900:100 = 9\).
Do đó ta có: \(900c{m^2} = 9\,\,d{m^2}\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(9\).
\(7{m^2}\,\,86c{m^2}\, = \,...\,c{m^2}\).
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(786\)
B. \(7086\)
C. \(78600\)
D. \(70086\)
D. \(70086\)
Áp dụng tính chất: \(1{m^2} = 10000c{m^2}\) để đổi đổi \(7{m^2}\) sang đơn vị \(c{m^2}\), sau đó cộng thêm với \(86c{m^2}\).
Ta có \(1{m^2} = 10000c{m^2}\) nên \(7{m^2} = 70000c{m^2}\)
\(7{m^2}\,\,86c{m^2} = \,7{m^2} + 86c{m^2} = 70000c{m^2} + 86c{m^2} = 70086c{m^2}\)
Vậy \(7{m^2}\,\,86c{m^2}\, = \,70086\,c{m^2}\).
Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào ô trống:
\(5\) tấn \(45kg\)
\(545kg\)
\(5\) tấn \(45kg\)
\(545kg\)
Sử dụng cách đổi \(1\) tấn \(=\,1000kg \) để đổi các đơn vị về cùng đơn vị đo là ki-lô-gam rồi so sánh kết quả với nhau.
Ta có \(1\) tấn \(=\,1000kg \) nên \(5\) tấn \(=\,5000kg \).
Do đó \(5\) tấn \(45kg = 5000kg + 45kg = 5045kg\)
Mà \(5045kg > 545kg\)
Do đó \(5\) tấn \(45kg\,> \,545kg\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \( > \).
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{2}{5}{m^2}\,\,\,...\,\,\,2250c{m^2}\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
A. \( > \)
- Đổi $1{m^2}$ sang đơn vị $c{m^2}$.
Muốn tìm \(\dfrac{2}{5}\) của một số ta lấy số đó chia cho \(5\) rồi nhân với \(2\) hoặc lấy số đó nhân với \(\dfrac{2}{5}.\)
- So sánh kết quả ở hai vế rồi rút ra kết luận.
Ta có: \(1{m^2} = 10000c{m^2}\)
Nên \(\dfrac{2}{5}{m^2}\,= \,10000c{m^2} \times \dfrac{2}{5} = 4000c{m^2}\)
Mà \(4000c{m^2} > 2250c{m^2}\).
Do đó \(\dfrac{2}{5}{m^2}\,> \,2250c{m^2}\).
Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là \(>\).
Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào là dài nhất?
A. \(15\) năm
B. \(336\) tháng
C. \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ
D. \(10\) năm
B. \(336\) tháng
Đổi các số đo thời gian đã cho về cùng một đơn vị đo là năm rồi so sánh kết quả với nhau.
Ta có:
\(1\) năm \( = 12\) tháng và \(336:12 = 28\) nên \(336\) tháng \( = 28\) năm.
\(1\) thế kỉ \( = \,\,100\) năm nên \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ \( = \,\,100\) năm \(:\,\,4\,\, = 25\) năm.
Mà \(10\) năm \( < \,\,15\) năm \( < \,\,25\) năm \( < \,\,28\) năm
Do đó \(10\) năm \( < \,\,15\) năm \( < \,\,\,\dfrac{1}{4}\) thế kỉ \( < \,\,336\) tháng.
Vậy trong các khoảng thời gian đã cho, khoảng thời gian dài nhất là \(336\) tháng .
Một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài \(6km\), chiều rộng là \(3500m\). Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
A. \(21k{m^2}\)
B. \(210k{m^2}\)
C. \(2100k{m^2}\)
D. \(21\,\,000k{m^2}\)
A. \(21k{m^2}\)
- Đổi \(6km\) sang đơn vị đo là \(m\).
- Tính diện tích hình chữ nhật theo công thức:
Diện tích = chiều dài × chiều rộng
- Đổi số đo diện tích vừa tìm được sang đơn vị đo là ki-lô-mét vuông.
Đổi $6km = 6000m$
Diện tích khu rừng hình chữ nhật đó là:
\(\begin{array}{l}6000 \times 3500 = 21\,\,000\,\,000\,({m^2})\\21\,\,000\,\,000\,{m^2}\,\, = \,\,21k{m^2}\end{array}\)
Đáp số: \(21k{m^2}\).
Một cuộc thi chạy \(400m\) có ba bạn tham gia là Hà, Nam và Bình. Hà chạy mất \(\dfrac{1}{{10}}\) giờ, Nam chạy mất \(315\) giây, Bình chạy hết \(5\) phút \(5\) giây. Hỏi bạn nào chạy nhanh nhất?
A. Bạn Hà
B. Bạn Nam
C. Bạn Bình
C. Bạn Bình
- Đổi các đơn vị thời gian về cùng một đơn vị đo là giây, lưu ý \(1\) phút \(=\,60\) giây.
- So sánh thời gian các bạn đã chạy, thời gian của ai ít nhất thì người đó chạy nhanh nhất.
Ta có:
\(\dfrac{1}{{10}}\) giờ $ = 60$ phút \(:\,1\,0\, = \,6\) phút \( = 360\) giây
\(5\) phút \(5\) giây \( = 5\,\) phút \( + \,\,5\) giây \( = 300\) giây \( + \,\,5\) giây \( = 305\) giây
Ta thấy: \(305\) giây $ < {\rm{ 315}}$ giây $ < {\rm{ 360}}$ giây
Hay \(5\) phút \(5\) giây \( < \,315\) giây \( < \,\dfrac{1}{{10}}\) giờ
Vậy bạn Bình chạy nhanh nhất.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 9m, chiều dài gấp ba lần chiều rộng. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, cứ \(1{m^2}\) thu được \(5kg\) rau.
Vậy trên mảnh vườn đó người ta thu hoạch được
kg rau
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 9m, chiều dài gấp ba lần chiều rộng. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, cứ \(1{m^2}\) thu được \(5kg\) rau.
Vậy trên mảnh vườn đó người ta thu hoạch được
kg rau
- Tính chiều dài ta lấy chiều rộng nhân với \(3\).
- Tính diện tích mảnh vườn ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính số kg rau thu được trên cả mảnh vườn ta lấy số kg rau thu được trên \(1{m^2}\) đất nhân với diện tích mảnh vườn.
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị tạ.
Chiều dài mảnh vườn đó là:
9 x 3 = 27 (m)
Diện tích mảnh vườn đó là:
27 x 9 = 243 (m2)
Trên mảnh vườn đó người ta thu hoạch được số kg rau là:
243 x 5 = 1215 (kg)
Đáp số: 1215 kg rau
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1215
Một xe tải bé chở \(18\) bao gạo, mỗi bao nặng \(50kg\). Một xe tải lớn chở \(40\) bao gạo, mỗi bao nặng \(75kg\). Hỏi xe tải lớn chở nhiều hơn xe tải xe bao nhiêu tạ gạo?
A. \(2100\) tạ
B. \(3900\) tạ
C. \(21\) tạ
D. \(39\) tạ
C. \(21\) tạ
- Tìm số gạo xe tải bé chở được ta lấy khối lượng \(1\) bao gạo xe tải bé chở nhân với số bao.
- Tìm số gạo xe tải lớn chở được ta lấy khối lượng \(1\) bao gạo xe tải lớn chở nhân với số bao.
- Tìm hiệu giữa số gạo xe tải lớn chở và số gạo xe tải bé chở.
- Áp dụng cách đổi \(1\) tạ \( = 100kg\) để đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị là tạ,
Xe tải bé chở được số ki-lô-gam gạo là:
\(50 \times 18 = 900\,\,(kg)\)
Xe tải lớn chở được số ki-lô-gam gạo là:
\(75 \times 40 = 3000\,\,(kg)\)
Xe tải lớn chở nhiều hơn xe tải xe số gạo là:
\(3000\, - 900 = 2100\,\,(kg)\)
\(2100kg = 21\) tạ
Đáp số: \(21\) tạ.
Trong các hình sau, hình nào là hình thoi?
A.
B.
C.
D.
B.
Quan sát các hình vẽ và áp dụng tính chất: hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình thang, hình B là hình thoi, hình C là hình tròn, hình D là hình bình hành.
Vậy trong các hình đã cho, hình B là hình thoi.
Cho hình vẽ như sau:
Cạnh AB song song với cạnh nào dưới đây?
A. BC
B. DC
C. AD
B. DC
Quan sát hình vẽ để tìm cặp cạnh song song với nhau.
Quan sát hình vẽ ta thấy cạnh AB song song với cạnh DC.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình chữ nhật MNPQ có
cặp cạnh vuông góc với nhau.
Hình chữ nhật MNPQ có
cặp cạnh vuông góc với nhau.
Quan sát hình vẽ để xác định các cặp cạnh vuông góc với nhau.
Trong hình chữ nhật MNPQ có:
MN vuông góc với MQ; MN vuông góc với NP;
PQ vuông góc với PN; PQ vuông góc với QM.
Vậy hình chữ nhật MNPQ có \(4\) cặp cạnh vuông góc với nhau.
Đáp án đúng điền vào ô trống là \(4\).
Để lát nền một phòng học hình chữ nhật người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh \(30cm\). Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng \(6m\) và chiều dài \(12m\) và phần mạch vữa không đáng kể?
A. \(750\) viên gạch
B. \(800\) viên gạch
C. \(900\) viên gạch
D. \(1000\) viên gạch
B. \(800\) viên gạch
- Tính diện tích một viên gạch theo công thức tính diện tích hình vuông:
Diện tích = cạnh × cạnh
- Tính diện tích căn phòng ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng, sau đó đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị đo là \(c{m^2}\).
- Để tìm số viên gạch cần dùng ta lấy diện tích căn phòng (với đơn vị đo là \(c{m^2}\)) chia cho diện tích một viên gạch.
Diện tích một viên gạch là:
\(30 \times 30 = 900\,\,(c{m^2})\)
Diện tích căn phòng đó là:
\(\begin{array}{l}12 \times 6 = 72\,\,({m^2})\\72{m^2} = 720000c{m^2}\end{array}\)
Để lát kín nền căn phòng đó người ta cần dùng số viên gạch là:
\(720000:900 = 800\) (viên gạch)
Đáp số: \(800\) viên gạch.
Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ như bên dưới:
A. \(280{m^2}\)
B. \(336{m^2}\)
C. \(448{m^2}\)
D. \(560{m^2}\)
D. \(560{m^2}\)
Chia mảnh đất đã cho thành các mảnh đất nhỏ mà có thể dễ dàng tính được diện tích các mảnh đó. Diện tích mảnh đất ban đầu bằng tổng diện tích các mảnh đất nhỏ.
Chia mảnh đất đã cho thành \(3\) mảnh đất hình chữ nhật như sau:
Gọi \(S\) là diện tích mảnh đất ban đầu, \({S_1},\,\,{S_2},\,\,{S_3}\) lần lượt là diện tích các mảnh đất \((1),\,(2),\,(3)\) . Khi đó \(S = {S_1} + {S_2} + {S_3}\).
Diện tích mảnh đất thứ nhất là:
\(16 \times 7 = 112\,\,({m^2})\)
Diện tích mảnh đất thứ hai là:
\(16 \times 7 = 112\,\,({m^2})\)
Chiều rộng của mảnh đất thứ ba là:
\(28 - 16 = 12\,\,(m)\)
Chiều dài của mảnh đất thứ ba là:
\(7 + 14 + 7 = 28\,\,(m)\)
Diện tích mảnh đất thứ ba là:
$28 \times 12 = 336\,\,({m^2})$
Diện tích mảnh đất ban đầu là:
$112 + 112 + 336 = 560\,\,({m^2})$
Đáp số: \(560{m^2}\)
Cho hình chữ nhật và hình vuông có kích thước như hình vẽ:
a) Chu vi hình \(1\) bằng chu vi hình \(2\).
b) Diện tích hình \(1\) bằng diện tích hình \(2\).
c) Diện tích hình \(2\) lớn hơn diện tích hình \(1\).
d) Chu vi hình \(1\) lớn hơn chu vi hình \(2\).
a) Chu vi hình \(1\) bằng chu vi hình \(2\).
b) Diện tích hình \(1\) bằng diện tích hình \(2\).
c) Diện tích hình \(2\) lớn hơn diện tích hình \(1\).
d) Chu vi hình \(1\) lớn hơn chu vi hình \(2\).
Áp dụng các công thức:
- Chu vi hình vuông = cạnh \( \times \,4\).
- Diện tích hình vuông = cạnh \( \times \) cạnh.
- Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) \( \times \,2\).
- Diện tích hình chữ nhật = chiều dài \( \times \) chiều rộng.
Chu vi hình \(1\) là: \((9 + 4) \times 2 = 26\,\,(cm)\)
Diện tích hình \(1\) là: \(9 \times 4 = 36\,\,(c{m^2})\)
Chu vi hình \(2\) là: \(6 \times 4 = 24\,\,(cm)\)
Diện tích hình \(2\) là: \(6 \times 6 = 36\,\,(c{m^2})\)
Ta có \(26cm > 24cm\) nên chu vi hình \(1\) lớn hơn chu vi hình \(2\).
\(36c{m^2} = 36c{m^2}\) nên diện tích hình \(1\) bằng diện tích hình \(2\).
Vậy các kết luận đúng là b và d; kết luận sai là a và c.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 70: Ôn tập phép tính với phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 69: Ôn tập phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 68: Ôn tập phép tính với số tự nhiên Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 67: Ôn tập số tự nhiên Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 70: Ôn tập phép tính với phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 69: Ôn tập phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 68: Ôn tập phép tính với số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 67: Ôn tập số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức