Trắc nghiệm Bài 4: Biểu thức chứa chữ Toán 4 Kết nối tri thức
Đề bài
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức \(133 + b\) với \(b = 379\) là
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức \(375 + 254 \times c\) với \(c = 9\) là
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình vuông có độ dài cạnh là \(a\), gọi chu vi hình vuông là \(P\).
Vậy chu vi hình vuông với \(a = 75mm\) là \(P = \)
\(cm\).
Với a = 4 637 và b = 8 892 thì giá trị của biểu thức a + b là:
A. 13 529
B. 13 519
C. 13 429
D. 13 419
Điền số thích hợp vào ô trống:
Nếu \(a = 84\) và \(b = 47\) thì giá trị của biểu thức \(a + b \times 5\) là
Với $a = 23658,{\rm{ }}b = 57291$ và $c = 33608$ thì biểu thức $a + b - c$ có giá trị là:
A. \(47371\)
B. \(47361\)
C. \(47351\)
D. \(47341\)
Nếu a = 4 529, b = 3 073 và c = 7 thì biểu thức a + b : c - 357 có giá trị là 4 601
Đúng hay sai?
Điền số thích hợp vào ô trống:
Chu vi hình tam giác ABC với số đo các cạnh $a,{\rm{ }}b,{\rm{ }}c$ lần lượt là $354cm,{\rm{ }}246cm$ và $558cm$ là
$cm$
Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:
a - b x c + 9 768 ..... 33 293
Điền số thích hợp vào ô trống:
Biểu thức \(2018 - (m + n)\) có giá trị lớn nhất khi
\(m=\)
\(n=\)
Lời giải và đáp án
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức \(133 + b\) với \(b = 379\) là
Giá trị của biểu thức \(133 + b\) với \(b = 379\) là
Thay \(b = 379\) vào biểu thức \(133 + b\) rồi tính giá trị biểu thức đó.
Nếu \(b = 379\) thì \(133 + b = 133 + 379 = 512\).
Vậy với \(b = 379\) thì giá trị của biểu thức \(133 + b\) là \(512.\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(512\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức \(375 + 254 \times c\) với \(c = 9\) là
Giá trị của biểu thức \(375 + 254 \times c\) với \(c = 9\) là
- Thay giá trị của \(c\) vào biểu thức \(375 + 254 \times c\) rồi thực hiện tính.
- Biểu thức có chứa phép cộng và phép nhân thì ta thực hiện phép tính nhân trước, thực hiện phép tính cộng sau.
Nếu c = 9 thì 375 + 254 x c = 375 + 254 x 9 = 375 + 2286 = 2661
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 2661
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình vuông có độ dài cạnh là \(a\), gọi chu vi hình vuông là \(P\).
Vậy chu vi hình vuông với \(a = 75mm\) là \(P = \)
\(cm\).
Một hình vuông có độ dài cạnh là \(a\), gọi chu vi hình vuông là \(P\).
Vậy chu vi hình vuông với \(a = 75mm\) là \(P = \)
\(cm\).
- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với \(4\).
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị xăng-ti-mét.
Hình vuông có độ dài cạnh là \(a\), chu vi hình vuông là \(P\) thì ta có công thức tính chu vi: \(P = a \times 4\).
Nếu \(a = 75mm\) thì \(P = a \times 4 = 75 \times 4 = 300mm\).
Đổi \(300mm = 30cm\)
Vậy chu vi hình vuông với \(a = 75mm\) là \(P = 30cm\).
Đáp án đúng điền vào ô trống là \(30\).
Với a = 4 637 và b = 8 892 thì giá trị của biểu thức a + b là:
A. 13 529
B. 13 519
C. 13 429
D. 13 419
A. 13 529
Thay a = 4 637 và b = 8 892 vào biểu thức a + b rồi tính giá trị biểu thức đó.
Nếu a = 4 637 và b = 8 892 thì a + b = 4 637 + 8 892 = 13 529
Điền số thích hợp vào ô trống:
Nếu \(a = 84\) và \(b = 47\) thì giá trị của biểu thức \(a + b \times 5\) là
Nếu \(a = 84\) và \(b = 47\) thì giá trị của biểu thức \(a + b \times 5\) là
Thay \(a = 84\) và \(b = 47\) vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Nếu \(a = 84\) và \(b = 47\) thì biểu thức \(a + b \times 5 = 84 + 47 \times 5 = 84 + 235 = 319.\)
Vậy \(a = 84\) và \(b = 47\) thì giá trị của biểu thức \(a + b \times 5\) là \(319\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(319\).
Với $a = 23658,{\rm{ }}b = 57291$ và $c = 33608$ thì biểu thức $a + b - c$ có giá trị là:
A. \(47371\)
B. \(47361\)
C. \(47351\)
D. \(47341\)
D. \(47341\)
- Thay $a = 23658,{\rm{ }}b = 57291$ và $c = 33608$ vào biểu thức $a + b - c$ rồi tính giá trị biểu thức đó.
- Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Nếu $a = 23658,{\rm{ }}b = 57291$ và $c = 33608$ thì $a + b - c = 23658 + 57291 - 33608 = 80949 - 33608 = 47341$
Vậy với $a = 23658,{\rm{ }}b = 57291$ và $c = 33608$ thì biểu thức $a + b - c$ có giá trị là \(47341\).
Nếu a = 4 529, b = 3 073 và c = 7 thì biểu thức a + b : c - 357 có giá trị là 4 601
Đúng hay sai?
Thay vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó, sau đó so sánh với kết quả đề bài cho.
Nếu a = 4 529, b = 3 073 và c = 7 thì:
a + b : c - 357 = 4 529 + 3 073 : 7 - 357 = 4 529 + 439 - 357 = 4 968 - 357 = 4 611
Mà 4 611 > 4 601
Vây khẳng định đã cho là sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Chu vi hình tam giác ABC với số đo các cạnh $a,{\rm{ }}b,{\rm{ }}c$ lần lượt là $354cm,{\rm{ }}246cm$ và $558cm$ là
$cm$
Chu vi hình tam giác ABC với số đo các cạnh $a,{\rm{ }}b,{\rm{ }}c$ lần lượt là $354cm,{\rm{ }}246cm$ và $558cm$ là
$cm$
Chu vi tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó.
Với a = 354cm, b = 246cm và c = 558cm thì a + b + c = 354 + 246 + 558 = 1158(cm)
Chu vi tam giác đó là 1158cm
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1158
Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:
a - b x c + 9 768 ..... 33 293
a - b x c + 9 768
Thay giá trị của a, b, c vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó, sau đó so sánh với kết quả ở vế phải.
Với a = 65 102, b = 13 859 và c = 3 thì :
a - b x c + 9 768 = 65 102 - 13 859 x 3 + 9 768 = 65 102 - 41 577 + 9 768 = 23 525 + 9 768 = 33 293
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \( = \).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Biểu thức \(2018 - (m + n)\) có giá trị lớn nhất khi
\(m=\)
\(n=\)
Biểu thức \(2018 - (m + n)\) có giá trị lớn nhất khi
\(m=\)
\(n=\)
Dựa vào mối quan hệ giữa các thành phần trong phép trừ, nếu giữ nguyên số bị trừ thì hiệu lớn nhất khi số trừ bé nhất.
Giá trị của biểu thức \(2018 - (m + n)\) lớn nhất khi số trừ $\left( {m + n} \right)$ bé nhất.
Do \(m,\,n\) là các số tự nhiên nên tổng của \(m\) và \(n\) nhỏ nhất là $m + n = 0$.
Suy ra $m = 0$ và $n = 0$ .
Khi đó giá trị lớn nhất của biểu thức ${\rm{2018}} - \left( {m + n} \right)$ là $2018 - (0 + 0) = 2018$.
Vậy biểu thức \(2018 - (m + n)\) có giá trị lớn nhất khi \(m = 0;\,n = 0\) .
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(0;\,0\).
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Giải bài toán có ba bước tính Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Luyện tập chung Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Số chẵn, số lẻ Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Ôn tập các phép tính trong phạm vi 100 000 Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 70: Ôn tập phép tính với phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 69: Ôn tập phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 68: Ôn tập phép tính với số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 67: Ôn tập số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức