Trắc nghiệm Bài 64: Phép chia phân số Toán 4 Kết nối tri thức
Đề bài
Phân số đảo ngược của phân số \(\dfrac{4}{7}\) là:
A. \(1\)
B. \(\dfrac{1}{7}\)
C. \(\dfrac{7}{4}\)
D. \(\dfrac{{77}}{4}\)
Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Phép tính sau đúng hay sai?
\(\dfrac{7}{9}:\dfrac{5}{{18}} = \dfrac{9}{7} \times \dfrac{5}{{18}} = \dfrac{{9 \times 5}}{{7 \times 18}} = \dfrac{5}{{14}}\)
A. Đúng
B. Sai
Tính rồi rút gọn : \(\dfrac{8}{{35}}:\dfrac{4}{{21}}\)
A. \(\dfrac{4}{5}\)
B. \(\dfrac{2}{7}\)
C. \(\dfrac{6}{7}\)
D. \(\dfrac{6}{5}\)
Tính: \(\dfrac{{11}}{{18}}:3\)
A. \(\dfrac{{18}}{{33}}\)
B. \(\dfrac{{11}}{{54}}\)
C. \(\dfrac{{11}}{6}\)
D. \(\dfrac{{33}}{{18}}\)
Tìm \(x\), biết: \(x \times \dfrac{4}{9} = \dfrac{{16}}{7}\).
A. \(x = \dfrac{{64}}{{63}}\)
B. \(x = \dfrac{{63}}{{64}}\)
C. \(x = \dfrac{{14}}{9}\)
D. \(x = \dfrac{{36}}{7}\)
Giá trị của biểu thức : \(\dfrac{{15}}{{16}}:\dfrac{3}{4} - \dfrac{2}{5}\) là:
A. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)
B. \(\dfrac{{23}}{{30}}\)
C. \(\dfrac{{43}}{{59}}\)
D. \(\dfrac{{97}}{{320}}\)
Phân số \(\dfrac{1}{2}\) gấp phân số \(\dfrac{1}{{16}}\) số lần là:
A. \(4\) lần
B. \(6\) lần
C. \(8\) lần
D. \(14\) lần
Một hình chữ nhật có diện tích là \(\dfrac{5}{{12}}c{m^2}\), chiều rộng là \(\dfrac{1}{2}cm\). Chu vi hình chữ nhật đó là:
A. \(\dfrac{5}{6}cm\)
B. \(\dfrac{5}{{24}}cm\)
C. \(\dfrac{4}{3}cm\)
D. \(\dfrac{8}{3}cm\)
Thực hiện phép tính:
Thực hiện phép tính:
Một hình bình hành có diện tích \(\dfrac{{21}}{{32}}{m^2}\), chiều cao \(\dfrac{3}{4}m\).
Bác An hoàn thành một công việc phải mất \(2\) giờ. Bác Bình hoàn thành công việc đó phải mất \(4\) giờ. Vậy nếu hai bác cùng làm thì sẽ hoàn thành công việc đó trong bao nhiêu giờ?
A. \(\dfrac{4}{3}\) giờ
B. \(\dfrac{3}{4}\) giờ
C. \(\dfrac{4}{1}\) giờ
D. \(\dfrac{1}{4}\) giờ
Lời giải và đáp án
Phân số đảo ngược của phân số \(\dfrac{4}{7}\) là:
A. \(1\)
B. \(\dfrac{1}{7}\)
C. \(\dfrac{7}{4}\)
D. \(\dfrac{{77}}{4}\)
C. \(\dfrac{7}{4}\)
Phân số đảo ngược của một phân số là phân số có tử số là mẫu số của phân số ban đầu và mẫu số là tử số của phân số ban đầu.
Phân số đảo ngược của phân số \(\dfrac{4}{7}\) là \(\dfrac{7}{4}\).
Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Vậy phát biểu đã cho là đúng.
Phép tính sau đúng hay sai?
\(\dfrac{7}{9}:\dfrac{5}{{18}} = \dfrac{9}{7} \times \dfrac{5}{{18}} = \dfrac{{9 \times 5}}{{7 \times 18}} = \dfrac{5}{{14}}\)
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Dựa vào quy tắc chia hai phân số: Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Ta có:
\(\dfrac{7}{9}:\dfrac{5}{{18}} = \dfrac{7}{9} \times \dfrac{{18}}{5} = \dfrac{{7 \times 18}}{{9 \times 5}} = \dfrac{{14}}{5}\)
Vậy phép tính đã cho là sai.
Tính rồi rút gọn : \(\dfrac{8}{{35}}:\dfrac{4}{{21}}\)
A. \(\dfrac{4}{5}\)
B. \(\dfrac{2}{7}\)
C. \(\dfrac{6}{7}\)
D. \(\dfrac{6}{5}\)
D. \(\dfrac{6}{5}\)
Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
Ta có:
\(\dfrac{8}{{35}}:\dfrac{4}{{21}} = \dfrac{8}{{35}} \times \dfrac{{21}}{4} = \dfrac{{8 \times 21}}{{35 \times 4}}=\dfrac{{4 \times 2\times 7 \times 3}}{{7 \times 5 \times 4}} = \dfrac{6}{5}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{6}{5}\).
Tính: \(\dfrac{{11}}{{18}}:3\)
A. \(\dfrac{{18}}{{33}}\)
B. \(\dfrac{{11}}{{54}}\)
C. \(\dfrac{{11}}{6}\)
D. \(\dfrac{{33}}{{18}}\)
B. \(\dfrac{{11}}{{54}}\)
Viết \(3\) dưới dạng phân số là \(\dfrac{3}{1}\) rồi thực hiện phép tính chia hai phân số.
Ta có: \(\dfrac{{11}}{{18}}:3 = \dfrac{{11}}{{18}}:\dfrac{3}{1} = \dfrac{{11}}{{18}} \times \dfrac{1}{3} = \dfrac{{11}}{{54}}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{{11}}{{54}}\).
Tìm \(x\), biết: \(x \times \dfrac{4}{9} = \dfrac{{16}}{7}\).
A. \(x = \dfrac{{64}}{{63}}\)
B. \(x = \dfrac{{63}}{{64}}\)
C. \(x = \dfrac{{14}}{9}\)
D. \(x = \dfrac{{36}}{7}\)
D. \(x = \dfrac{{36}}{7}\)
\(x\) ở vị trí số chia, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Ta có:
\(\begin{array}{l}x \times \dfrac{4}{9} = \dfrac{{16}}{7}\\x = \dfrac{{16}}{7}:\dfrac{4}{9}\\x = \dfrac{{16}}{7} \times \dfrac{9}{4}\\x = \dfrac{{36}}{7}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{{36}}{7}\).
Giá trị của biểu thức : \(\dfrac{{15}}{{16}}:\dfrac{3}{4} - \dfrac{2}{5}\) là:
A. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)
B. \(\dfrac{{23}}{{30}}\)
C. \(\dfrac{{43}}{{59}}\)
D. \(\dfrac{{97}}{{320}}\)
A. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)
Biểu thức có phép tính chia và phép trừ thì ta thực hiện tính phép chia trước, phép trừ sau.
Ta có:
\( \quad \dfrac{{15}}{{16}}:\dfrac{3}{4} - \dfrac{2}{5} \)
\(\quad= \dfrac{{15}}{{16}} \times \dfrac{4}{3} - \dfrac{2}{5}\)
\(\quad= \dfrac{{15 \times 4}}{{16 \times 3}} - \dfrac{2}{5} \)
\(\quad= \dfrac{{5 \times 3 \times 4}}{{4 \times 4 \times 3}} - \dfrac{2}{5}\)
\( \quad= \dfrac{5}{4} - \dfrac{2}{5}\)
\(\quad= \dfrac{{25}}{{20}} - \dfrac{8}{{20}} = \dfrac{{17}}{{20}}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{{17}}{{20}}\).
Phân số \(\dfrac{1}{2}\) gấp phân số \(\dfrac{1}{{16}}\) số lần là:
A. \(4\) lần
B. \(6\) lần
C. \(8\) lần
D. \(14\) lần
C. \(8\) lần
Muốn biết số lớn gấp bao nhiêu lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé.
Ta có: \(\dfrac{1}{2}:\dfrac{1}{{16}} = \dfrac{1}{2} \times \dfrac{{16}}{1} = \dfrac{{16}}{2} = 8\)
Do đó, phân số \(\dfrac{1}{2}\) gấp \(8\) lần phân số \(\dfrac{1}{{16}}\).
Vậy đáp án đúng là \(8\) lần.
Một hình chữ nhật có diện tích là \(\dfrac{5}{{12}}c{m^2}\), chiều rộng là \(\dfrac{1}{2}cm\). Chu vi hình chữ nhật đó là:
A. \(\dfrac{5}{6}cm\)
B. \(\dfrac{5}{{24}}cm\)
C. \(\dfrac{4}{3}cm\)
D. \(\dfrac{8}{3}cm\)
D. \(\dfrac{8}{3}cm\)
- Tính chiều dài của hình chữ nhật ta lấy diện tích chia cho chiều rộng.
- Tính chu vi hình chữ nhật ta lấy tổng của chiều dài và chiều rộng nhân với \(2\).
Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
\(\dfrac{5}{{12}}:\dfrac{1}{2} = \dfrac{5}{6}\,\,(cm)\)
Chu vi của hình chữ nhật đó là:
\(\left( {\dfrac{1}{2} + \dfrac{5}{6}} \right) \times 2 = \dfrac{8}{3}\,\,(cm)\)
Đáp số: \(\dfrac{8}{3}cm\).
Thực hiện phép tính:
Áp dụng quy tắc chia hai phân số: Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Ta có: \(\dfrac{2}{5}:\dfrac{3}{7} = \dfrac{2}{5} \times \dfrac{7}{3} = \dfrac{{2 \times 7}}{{5 \times 3}} = \dfrac{{14}}{{15}}\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(14\,;\,\,15\).
Thực hiện phép tính:
Viết \(4\) dưới dạng phân số là \(\dfrac{4}{1}\) rồi thực hiện phép tính chia hai phân số.
Ta có: \(4:\dfrac{5}{9} = \dfrac{4}{1}:\dfrac{5}{9} = \dfrac{4}{1} \times \dfrac{9}{5} = \dfrac{{36}}{5}\).
Hoặc ta có thể viết gọn như sau: \(4:\dfrac{5}{9} = \dfrac{{4 \times 9}}{5} = \dfrac{{36}}{5}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(36\,;\,\,5\).
Một hình bình hành có diện tích \(\dfrac{{21}}{{32}}{m^2}\), chiều cao \(\dfrac{3}{4}m\).
Muốn tính độ dài đáy của hình bình hành ta lấy diện tích chia cho chiều cao.
Độ dài đáy của hình bình hành đó là:
\(\dfrac{{21}}{{32}}:\dfrac{3}{4} = \dfrac{7}{8}\,\,(m)\)
Đáp số: \(\dfrac{7}{8}m\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(7\,;\,\,8\).
Bác An hoàn thành một công việc phải mất \(2\) giờ. Bác Bình hoàn thành công việc đó phải mất \(4\) giờ. Vậy nếu hai bác cùng làm thì sẽ hoàn thành công việc đó trong bao nhiêu giờ?
A. \(\dfrac{4}{3}\) giờ
B. \(\dfrac{3}{4}\) giờ
C. \(\dfrac{4}{1}\) giờ
D. \(\dfrac{1}{4}\) giờ
A. \(\dfrac{4}{3}\) giờ
- Coi công việc cần hoàn thành là \(1\) đơn vị.
- Tìm số phần công việc mà bác An làm được trong một giờ ta lấy \(1\) chia cho thời gian để bác An hoàn thành một công việc đó.
- Tìm số phần công việc mà bác Huy làm được trong một giờ ta lấy \(1\) chia cho thời gian để bác Huy hoàn thành một công việc đó.
- Tìm số phần công việc mà hai bác làm được trong một giờ.
- Tìm thời gian để hai bác cùng làm để hoàn thành công việc đó ta lấy \(1\) chia cho số phần công việc mà hai bác làm được trong một giờ.
Trong \(1\) giờ bác An làm được số phần công việc là:
\(1:2 = \dfrac{1}{2}\) (công việc)
Trong \(1\) giờ bác Huy làm được số phần công việc là:
\(1:4 = \dfrac{1}{4}\) (công việc)
Trong \(1\) giờ cả hai bác làm được số phần công việc là:
\(\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{3}{4}\) (công việc)
Nếu hai bác cùng làm thì sẽ hoàn thành công việc đó trong số giờ là:
\(1:\dfrac{3}{4} = \dfrac{4}{3}\) (giờ)
Đáp số: \(\dfrac{4}{3}\) giờ.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 65: Tìm phân số của một số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 66: Luyện tập chung Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 63: Phép nhân phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 70: Ôn tập phép tính với phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 69: Ôn tập phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 68: Ôn tập phép tính với số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 67: Ôn tập số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức