Trắc nghiệm Bài 54: Phân số và phép chia số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức
Đề bài
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là …, mẫu số là …
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ chấm từ trái sang phải lần lượt là:
A. Số chia; số bị chia
B. Số bị chia; số chia
C. Số chia; thương
D. Số bị chia; thương
Thương của phép chia \(9:14\) được viết dưới dạng phân số là:
A. \(\dfrac{{14}}{9}\)
B. \(\dfrac{9}{1}\)
C. \(\dfrac{9}{{14}}\)
D. Không viết được
Điền số thích hợp vào ô trống:
Thương của phép chia \(16 : 29 \) được viết dưới dạng phân số là :
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Viết theo mẫu: \(24:8 = \dfrac{{24}}{8} = 3\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết phân số sau dưới dạng thương:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả
phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số.
-
A.
$\frac{2}{5}$
-
B.
$\frac{3}{5}$
-
C.
$\frac{1}{5}$
-
D.
$\frac{4}{5}$
Chia đều 6 quả cam cho 5 người. Số phần cam của mỗi người là
Lời giải và đáp án
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là …, mẫu số là …
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ chấm từ trái sang phải lần lượt là:
A. Số chia; số bị chia
B. Số bị chia; số chia
C. Số chia; thương
D. Số bị chia; thương
B. Số bị chia; số chia
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
Vậy cụm từ còn thiếu điền vào ô trống lần lượt là số bị chia; số chia.
Thương của phép chia \(9:14\) được viết dưới dạng phân số là:
A. \(\dfrac{{14}}{9}\)
B. \(\dfrac{9}{1}\)
C. \(\dfrac{9}{{14}}\)
D. Không viết được
C. \(\dfrac{9}{{14}}\)
Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Do đó ta có \(9:14 = \dfrac{9}{{14}}\).
Vậy thương của phép chia \(9:14\) được viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{9}{{14}}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Thương của phép chia \(16 : 29 \) được viết dưới dạng phân số là :
Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Ta có: \(16:29 = \dfrac{{16}}{{29}}\)
Vậy thương của phép chia \(16:29\) đươc viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{{16}}{{29}}\).
Đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là: \(16\,;\,\,29\).
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Viết theo mẫu: \(24:8 = \dfrac{{24}}{8} = 3\).
Viết thương của phép chia dưới dạng phân số sau đó viết thương dưới dạng số tự nhiên.
Ta có: \(66:11 = \dfrac{{66}}{{11}} = 6\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống: tử số điền \(66\), mẫu số điền \(11\), ô trống cuối điền \(6\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng \(1\).
Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng \(1\).
Do đó ta có: \(56 = \dfrac{{56}}{1}\).
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(56\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết phân số sau dưới dạng thương:
Tử số chính là số bị chia, mẫu số là số chia.
Muốn tìm thương ta lấy số bị chia chia cho số chia, hay ta lấy tử số chia cho mẫu số.
Ta có: \( \dfrac{{24}}{{49}}=24:49\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(24\,;\,\,49\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả
phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số.
Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả
phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số.
- Viết tất cả các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số được lập từ ba chữ số đã cho.
- Tìm các phân số có tử số bằng mẫu số, đó chính là các phân số bằng \(1\).
Từ các chữ số \(8\,;\,\,2 \,;\,5\) ta có thể lập được các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số sau:
\(\dfrac{8}{8}\,\,;\,\,\,\dfrac{8}{2}\,;\,\,\,\dfrac{8}{5}\,;\,\,\,\dfrac{2}{8}\,;\,\,\,\dfrac{2}{2}\,;\,\,\,\dfrac{2}{5}\,;\,\,\,\dfrac{5}{5}\,;\,\,\,\dfrac{5}{2}\,;\,\,\,\dfrac{5}{8}\,\).
Trong đó chỉ có \(3\) phân số bằng \(1\), đó là \(\dfrac{8}{8}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{2}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{5}{5}\) .
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3\).
-
A.
$\frac{2}{5}$
-
B.
$\frac{3}{5}$
-
C.
$\frac{1}{5}$
-
D.
$\frac{4}{5}$
Đáp án : A
Quan sát hình vẽ để chọn phân số thích hợp.
Ta có MP = $\frac{2}{5}$ MN
Chia đều 6 quả cam cho 5 người. Số phần cam của mỗi người là
Viết số thích hợp vào ô trống.
Chia đều 6 quả cam cho 5 người. Số phần cam của mỗi người là $\frac{6}{5}$.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 55: Tính chất cơ bản của phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 56: Rút gọn phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 57: Quy đồng mẫu số các phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 58: So sánh phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 59: Luyện tập chung Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53: Khái niệm phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 70: Ôn tập phép tính với phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 69: Ôn tập phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 68: Ôn tập phép tính với số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 67: Ôn tập số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức