Trắc nghiệm Bài 48: Luyện tập chung Toán 4 Kết nối tri thức
Đề bài
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(37 \times 1000 = \)
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(62 \times 11 = \)
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(9000kg = \)
tạ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình vuông có chu vi là $9\,dm\,{\rm{ 6\,c}}m$.
Vậy diện tích hình vuông đó là
\(\,c{m^2}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Có \(2\) xe ô tô màu xanh, mỗi xe chở được \(3800 kg\) gạo và \(3\) xe ô tô màu đỏ, mỗi xe chở được \(4125 kg\) gạo.
Vậy trung bình mỗi xe chở được
\(kg\) gạo.
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Số trung bình cộng của ba số là \(145\). Số trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ hai là \(113\). Số trung bình cộng của số thứ hai và số thứ ba là \(158\).
Vậy số thứ nhất là
; số thứ hai là
; số thứ ba là
\(.\)
Kết quả của phép chia \(9875:46\) là:
A. \(214\) dư \(31\)
B. \(213\) dư \(31\)
C. \(213\) dư \(21\)
D. \(214\) dư \(21\)
Số dư trong phép chia \(45300:80\) là
A. \(2\)
B. \(4\)
C. \(20\)
D. \(40\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Có \(13\) xe nhỏ chở được \(11\) tấn \(2\) tạ hàng và \(27\) xe lớn chở được \(38\) tấn \(8\) tạ hàng.
Vậy trung bình mỗi xe chở được
ki-lô-gam hàng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm:
\(72 \times 11=\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một kho chứa \(464\) bao xi măng, mỗi bao cân nặng \(50kg\). Người ta đã lấy đi \(\dfrac{1}{8}\) số xi măng đó.
Vậy trong kho còn lại
tạ xi măng.
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là $112m$, chiều dài hơn chiều rộng \(16m\). Người ta trồng dâu tây trên mảnh vườn đó, cứ \(1{m^2}\) thu được $2kg$ dâu tây. Mỗi ki-lô-gam dâu tây bán với giá $75\,\,000$ đồng. Hỏi trên cả mảnh vườn đó thu được tất cả bao nhiêu tiền?
A. \(108\,\,000\,\,000\) đồng
B. \(118\,\,000\,\,000\) đồng
C. \(248\,\,300\,\,000\) đồng
D. \(460\,\,800\,\,000\) đồng
Trung bình cộng số tuổi của bố, Hoa và Huy là \(20\) tuổi. Tuổi bố hơn tổng số tuổi của Hoa và Huy là \(20\) tuổi, Hoa kém Huy \(4\) tuổi. Tính tuổi của mỗi người.
A. Bố: \(39\) tuổi; Hoa: \(9\) tuổi; Huy: \(13\) tuổi
B. Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi
C. Bố: \(42\) tuổi; Hoa: \(7\) tuổi; Huy: \(11\) tuổi
D. Bố: \(44\) tuổi; Hoa: \(6\) tuổi; Huy: \(10\) tuổi
Lời giải và đáp án
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(37 \times 1000 = \)
\(37 \times 1000 = \)
Áp dụng cách nhân số tự nhiên với \(10,\,100,\,\,1000,\,\,...\): Khi nhân số tự nhiên với \(10,\,100,\,\,1000,\,\,...\) ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, … chữ số \(0\) vào bên phải số đó.
Khi nhân số tự nhiên với \(10,\,100,\,\,1000,\,\,...\) ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, … chữ số \(0\) vào bên phải số đó.
Do đó ta có: \(37 \times 1000 = 37000\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(37000\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(62 \times 11 = \)
\(62 \times 11 = \)
Áp dụng cách nhân nhẩm với \(11:\)
Muốn nhân nhẩm một số có hai chữ số với \(11\) ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị, nếu tổng tìm được bé hơn \(10\) thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số đã cho.
Cách nhẩm:
+) $6$ cộng $2$ bằng \(8\);
+) Viết \(8\) vào giữa hai chữ số của $62$, được $682$.
Vậy: \(62 \times 11 = 682\).
Đáp án đúng điền vào ô trống là \(682\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(9000kg = \)
tạ.
\(9000kg = \)
tạ.
- Đổi \(1\) tạ sang đơn vị ki-lô-gam: \(1\) tạ \( = \,\,100kg\).
- Để đổi \(9000kg\) sang đơn vị tấn ta thực hiện phép tính: \(9000:100\).
Ta có: \(100kg = 1\) tạ.
Nhẩm: \(9000:100 = 90\).
Do đó: \(9000kg = 90\) tạ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(90\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình vuông có chu vi là $9\,dm\,{\rm{ 6\,c}}m$.
Vậy diện tích hình vuông đó là
\(\,c{m^2}\).
Một hình vuông có chu vi là $9\,dm\,{\rm{ 6\,c}}m$.
Vậy diện tích hình vuông đó là
\(\,c{m^2}\).
- Đổi $9dm\,{\rm{ 6c}}m$ sang đơn vị đo là \(cm\).
- Tính độ dài cạnh hình vuông ta lấy chu vi chia cho \(4\).
- Tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài cạnh nhân với độ dài cạnh.
Độ dài cạnh của hình vuông đó là:
\(96:4 = 24\,\,(cm)\)
Diện tích hình vuông đó là:
\(24\times 24 = 576\,\,(c{m^2})\)
Đáp số: \(576c{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(576\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Có \(2\) xe ô tô màu xanh, mỗi xe chở được \(3800 kg\) gạo và \(3\) xe ô tô màu đỏ, mỗi xe chở được \(4125 kg\) gạo.
Vậy trung bình mỗi xe chở được
\(kg\) gạo.
Có \(2\) xe ô tô màu xanh, mỗi xe chở được \(3800 kg\) gạo và \(3\) xe ô tô màu đỏ, mỗi xe chở được \(4125 kg\) gạo.
Vậy trung bình mỗi xe chở được
\(kg\) gạo.
- Tính tổng số gạo mà \(5\) xe chở được.
- Tìm số gạo trung bình mỗi xe chở ta lấy tổng số gạo chia cho \(5\).
\(2\) xe ô tô màu xanh chở được số ki-lô-gam gạo là:
\(3800 \times 2 = 7600\,\,(kg)\)
\(3\) xe ô tô màu đỏ chở được số ki-lô-gam gạo là:
\(4125 \times 3 = 12375\,\,(kg)\)
Cả \(5\) xe chở được số ki-lô-gam gạo là:
\(7600 + 12375 = 19975\,\,(kg)\)
Trung bình mỗi xe chở được số ki-lô-gam gạo là:
\(19975:5 = 3995\,\,(kg)\)
Đáp số: \(3995kg\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3995\).
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Số trung bình cộng của ba số là \(145\). Số trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ hai là \(113\). Số trung bình cộng của số thứ hai và số thứ ba là \(158\).
Vậy số thứ nhất là
; số thứ hai là
; số thứ ba là
\(.\)
Số trung bình cộng của ba số là \(145\). Số trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ hai là \(113\). Số trung bình cộng của số thứ hai và số thứ ba là \(158\).
Vậy số thứ nhất là
; số thứ hai là
; số thứ ba là
\(.\)
-Áp dụng công thức tính tổng khi biết số trung bình cộng:
Tổng = số trung bình cộng \( \times \) số số hạng
- Tìm tổng ba số = số trung bình cộng của ba số \( \times \,3\).
- Tổng của số thứ nhất và số thứ hai \(=\) số trung bình cộng của hai số đó \( \times \,2\).
- Số thứ ba \(=\) tổng ba số \(–\) tổng của số thứ nhất và số thứ hai.
- Tổng của số thứ hai và số thứ ba \(=\) số trung bình cộng của hai số đó \( \times \,2\).
- Số thứ nhất \(=\) tổng ba số \(-\) tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- Số thứ hai \(=\) tổng của số thứ hai và số thứ ba \(–\) số thứ ba.
Tổng của ba số đã cho là:
\(145 \times 3 = 435\)
Tổng của số thứ nhất và số thứ hai là:
\(113 \times 2 = 226\)
Số thứ ba là:
\(435 - 226 = 209\)
Tổng của số thứ hai và số thứ ba là:
\(158 \times 2 = 316\)
Số thứ nhất là:
\(435 - 316 = 119\)
Số thứ hai là:
\(316 - 209 = 107\)
Đáp số: số thứ nhất: \(119\); số thứ hai: \(107\); số thứ ba: \(209\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(119;\,\,107;\,\,209\).
Kết quả của phép chia \(9875:46\) là:
A. \(214\) dư \(31\)
B. \(213\) dư \(31\)
C. \(213\) dư \(21\)
D. \(214\) dư \(21\)
A. \(214\) dư \(31\)
Đặt tính rồi tính, chia theo thứ tự từ trái sang phải.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy: \(9875:46 = 214\) (dư \(31\)).
Số dư trong phép chia \(45300:80\) là
A. \(2\)
B. \(4\)
C. \(20\)
D. \(40\)
C. \(20\)
Đặt tính rồi tính, chia theo thứ tự từ trái sang phải. Từ đó xác định được số dư của phép chia đã cho.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\(45300:80 = 566\) dư \(20\)
Vậy số dư trong phép chia \(45300:80\) là \(20\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Có \(13\) xe nhỏ chở được \(11\) tấn \(2\) tạ hàng và \(27\) xe lớn chở được \(38\) tấn \(8\) tạ hàng.
Vậy trung bình mỗi xe chở được
ki-lô-gam hàng.
Có \(13\) xe nhỏ chở được \(11\) tấn \(2\) tạ hàng và \(27\) xe lớn chở được \(38\) tấn \(8\) tạ hàng.
Vậy trung bình mỗi xe chở được
ki-lô-gam hàng.
- Đổi tấn, tạ ra ki-lô-gam. Lưu ý: \(1\) tấn \(=1000kg;\, 1\) tạ \(=100kg\).
- Tìm tổng số xe.
- Tìm tổng số ki-lô-gam hàng chở được.
- Tính trung bình số hàng mỗi xe chở được bằng cách lấy tổng số hàng chia cho tổng số xe.
Đổi
\(11\) tấn \(2\) tạ \( = \,11\) tấn \( + \,2\) tạ \( = \,11000kg + 200kg = 11200kg\)
\(38\) tấn \(8\) tạ \( = \,38\) tấn \( + \,8\) tạ \( = \,38000kg + 800kg = 38800kg\)
Có tất cả số xe là:
\(13 + 27 = 40\) (xe)
\(40\) xe được tất cả số ki-lô-gam hàng là:
\(11200 + 38800 = 50000\,\,(kg)\)
Trung bình mỗi xe chở số ki-lô-gam hàng là:
\(50000:40 = 1250\,\,(kg)\)
Đáp số: \(1250kg\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(1250.\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm:
\(72 \times 11=\)
Tính nhẩm:
\(72 \times 11=\)
Áp dụng cách nhân nhẩm với \(11:\)
Muốn nhân nhẩm một số có hai chữ số với \(11\) ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị, nếu tổng tìm được bé hơn \(10\) thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số đã cho.
Cách nhẩm:
+) \(7\) cộng $2$ bằng \(9\)
+) Viết \(9\) vào giữa hai chữ số của $72$, được $792$.
Vậy ta có: \(72 \times 11 = 792\) .
Đáp án đúng điền vào ô trống là \(792\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một kho chứa \(464\) bao xi măng, mỗi bao cân nặng \(50kg\). Người ta đã lấy đi \(\dfrac{1}{8}\) số xi măng đó.
Vậy trong kho còn lại
tạ xi măng.
Một kho chứa \(464\) bao xi măng, mỗi bao cân nặng \(50kg\). Người ta đã lấy đi \(\dfrac{1}{8}\) số xi măng đó.
Vậy trong kho còn lại
tạ xi măng.
- Tìm khối lượng xi măng có trong kho lúc đầu ta lấy cân nặng của một bao nhân với số bao.
- Tìm khối lượng xi măng đã lấy đi tức là ta tìm \(\dfrac{1}{8}\) của tổng khối lượng xi măng, hay ta lấy tổng khối lượng xi măng chia cho \(8\).
- Tìm khối lượng xi măng còn lại ta lấy khối lượng xi măng có trong kho lúc đầu trừ đi khối lượng xi măng đã lấy đi.
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị tạ.
Kho đó có tất cả số ki-lô-gam xi măng là:
\(50 \times 464 = 23200\,\,(kg)\)
Người ta đã lấy đi số ki-lô-gam xi măng là:
\(23200:8 = 2900\,\,(kg)\)
Trong kho còn lại số ki-lô-gam xi măng là:
\(23200 - 2900 = 20300\,\,(kg)\)
\(20300kg = 203\) tạ
Đáp số: \(203\) tạ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(203\).
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là $112m$, chiều dài hơn chiều rộng \(16m\). Người ta trồng dâu tây trên mảnh vườn đó, cứ \(1{m^2}\) thu được $2kg$ dâu tây. Mỗi ki-lô-gam dâu tây bán với giá $75\,\,000$ đồng. Hỏi trên cả mảnh vườn đó thu được tất cả bao nhiêu tiền?
A. \(108\,\,000\,\,000\) đồng
B. \(118\,\,000\,\,000\) đồng
C. \(248\,\,300\,\,000\) đồng
D. \(460\,\,800\,\,000\) đồng
A. \(108\,\,000\,\,000\) đồng
- Tính nửa chu vi: Nửa chu vi \(=\) chu vi \(:\,2= \) chiều dài \(+\) chiều rộng.
- Tìm chiều dài và chiều rộng dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$;
Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$.
- Tính diện tích = chiều dài × chiều rộng.
- Tính khối lượng dâu tây thu được ta lấy số dâu tây thu hoạch được trên \(1{m^2}\) nhân với diện tích mảnh vườn.
- Tính số tiền thu được ta lấy giá bán của \(1kg\) nhân với khối lượng dâu tây thu được.
Nửa chu vi mảnh vườn là:
$112:2 = 56\,\,(m)$
Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
\((56 - 16):2 = 20\,(m)\)
Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
\(20 + 16 = 36\,\,(m)\)
Diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
\(36\, \times 20 = 720\,\,({m^2})\)
Trên cả mảnh vườn đó người ta thu được số ki-lô-gam dâu tây là:
\(720 \times 2 = 1440\,(kg)\)
Trên cả mảnh vườn đó người ta thu được số tiền là
\(75\,\,000 \times 1440 = \,\,\,108\,\,000\,\,000\) (đồng)
Đáp số: \(108\,\,000\,\,000\) đồng.
Trung bình cộng số tuổi của bố, Hoa và Huy là \(20\) tuổi. Tuổi bố hơn tổng số tuổi của Hoa và Huy là \(20\) tuổi, Hoa kém Huy \(4\) tuổi. Tính tuổi của mỗi người.
A. Bố: \(39\) tuổi; Hoa: \(9\) tuổi; Huy: \(13\) tuổi
B. Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi
C. Bố: \(42\) tuổi; Hoa: \(7\) tuổi; Huy: \(11\) tuổi
D. Bố: \(44\) tuổi; Hoa: \(6\) tuổi; Huy: \(10\) tuổi
B. Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi
- Tính tổng số tuổi của ba người ta lấy số tuổi trung bình nhân với \(3\).
- Coi tuổi bố là số lớn, tổng số tuổi của Hoa và Huy là số bé. Ta tìm số lớn và số bé theo công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$.
- Tìm được tổng số tuổi của Hoa và Huy, lại có hiệu số tuổi của 2 người, áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu ta tìm được tuổi của mỗi người.
Tổng số tuổi của ba người là:
\(20 \times 3 = 60\) (tuổi)
Tuổi bố là:
\((60 + 20):2 = 40\) (tuổi)
Tổng số tuổi của Hoa và Huy là:
\(60 - 40 = 20\) (tuổi)
Tuổi Hoa là:
\((20 + 4):2 = 12\) (tuổi)
Tuổi Huy là:
\(20 - 12 = 8\) (tuổi)
Đáp số: Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 47: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 46: Tìm số trung bình cộng Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44: Chia cho số có hai chữ số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43: Nhân với số có có hai chữ số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41: Nhân, chia với 10, 100, 1 000, ... Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 39: Chia cho số có một chữ số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 38: Nhân với số có một chữ số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 70: Ôn tập phép tính với phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 69: Ôn tập phân số Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 68: Ôn tập phép tính với số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 67: Ôn tập số tự nhiên Toán 4 Kết nối tri thức