Trắc nghiệm Bài 69: Ôn tập phân số Toán 4 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Cho hình vẽ như sau:

Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho là:

A. \(\dfrac{4}{5}\)

B. \(\dfrac{5}{4}\)

C. \(\dfrac{4}{9}\)

D. \(\dfrac{5}{9}\)

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Rút gọn phân số \(\dfrac{{48}}{{72}}\) ta được phân số tối giản là:

A. \(\dfrac{{12}}{{16}}\)

B. \(\dfrac{{12}}{{18}}\)

C. \(\dfrac{2}{3}\)

D. \(\dfrac{3}{4}\)

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

A. Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\).

B. Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng \(1\).

C. Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\).

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong các phân số sau, phân số nào lớn hơn \(1\)?

A. \(\dfrac{1}{2}\)

B. \(\dfrac{{33}}{{34}}\)

C. \(\dfrac{{25}}{{25}}\)

D. \(\dfrac{{17}}{{15}}\)

Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ các chữ  số $3;{\rm{ 4}};{\rm{ 7}}$ ta có thể lập được bao nhiêu phân số lớn hơn \(1\)  mà tử số và mẫu số của các phân số đó là các số có một chữ số.

A. \(3\) phân số     

B. \(4\) phân số

C. \(5\) phân số     

D. \(6\) phân số

Câu 6 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả 

phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số.

Câu 7 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\). Khi đó:


\(a=\)

; \(b=\)

Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Các phân số \(\dfrac{2}{3}\,;\,\,\dfrac{8}{7}\,;\,\,\dfrac{5}{6}\,;\,\,\dfrac{1}{2}\) viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:

A. \(\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)

B. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)   

C. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)

D. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,\)

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

\(\dfrac{{4 \times 5 \times 7}}{{7 \times 5 \times 9}} = \dfrac{4}{9}\) . Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 10 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống

Rút gọn phân số sau thành phân số tối giản:

$\frac{2\times 9\times 44}{33\times 45\times 7}=\frac{?}{?}$
Câu 11 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các phân số sau, phân số nào bằng với phân số \(\dfrac{4}{7}\)?

\(\dfrac{8}{{14}}\)

\(\dfrac{{16}}{{18}}\)

\(\dfrac{{20}}{{35}}\)

\(\dfrac{{36}}{{63}}\)

\(\dfrac{{100}}{{185}}\)

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tìm số tự nhiên \(a\), biết: \(\dfrac{{20}}{a} = \dfrac{{45}}{{81}}\).

A. \(a = 24\)

B. \(a = 28\)    

C. \(a = 36\)

D. \(a = 48\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Cho hình vẽ như sau:

Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho là:

A. \(\dfrac{4}{5}\)

B. \(\dfrac{5}{4}\)

C. \(\dfrac{4}{9}\)

D. \(\dfrac{5}{9}\)

Đáp án

D. \(\dfrac{5}{9}\)

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ, tìm ô vuông được tô màu và tổng số ô vuông. Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho có tử số là số ô vuông được tô màu và mẫu số là tổng số ô vuông.

Lời giải chi tiết :

Quan sát hình vẽ ta thấy có tất cả \(9\) ô vuông, trong đó có \(5\) ô vuông được tô màu.

Vậy phân số chỉ số ô vuông đã tô màu trong hình là \(\dfrac{5}{9}\).

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Rút gọn phân số \(\dfrac{{48}}{{72}}\) ta được phân số tối giản là:

A. \(\dfrac{{12}}{{16}}\)

B. \(\dfrac{{12}}{{18}}\)

C. \(\dfrac{2}{3}\)

D. \(\dfrac{3}{4}\)

Đáp án

C. \(\dfrac{2}{3}\)

Phương pháp giải :

Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn \(1\).

- Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

Lời giải chi tiết :

Rút gọn phân số ta có:

\(\dfrac{{48}}{{72}} = \dfrac{{48:8}}{{72:8}} = \dfrac{6}{9} = \dfrac{{6:3}}{{9:3}} = \dfrac{2}{3}\)

Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{2}{3}\).

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

A. Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\).

B. Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng \(1\).

C. Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\).

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết về cách so sánh phân số với \(1\).

Lời giải chi tiết :

- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\).

- Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng \(1\).

- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn \(1\).

Vậy tất cả các đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong các phân số sau, phân số nào lớn hơn \(1\)?

A. \(\dfrac{1}{2}\)

B. \(\dfrac{{33}}{{34}}\)

C. \(\dfrac{{25}}{{25}}\)

D. \(\dfrac{{17}}{{15}}\)

Đáp án

D. \(\dfrac{{17}}{{15}}\)

Phương pháp giải :

Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn \(1\).

Trong các phân số đã cho, chỉ có phân số \(\dfrac{{17}}{{15}}\) có tử số lớn hơn mẫu số.

Do đó phân số lớn hơn \(1\) là phân số \(\dfrac{{17}}{{15}}\).

Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ các chữ  số $3;{\rm{ 4}};{\rm{ 7}}$ ta có thể lập được bao nhiêu phân số lớn hơn \(1\)  mà tử số và mẫu số của các phân số đó là các số có một chữ số.

A. \(3\) phân số     

B. \(4\) phân số

C. \(5\) phân số     

D. \(6\) phân số

Đáp án

A. \(3\) phân số     

Phương pháp giải :

- Viết tất cả các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số được lập từ ba chữ số đã cho.
- Tìm các phân số có tử số lớn hơn mẫu số, đó chính là các phân số lớn hơn \(1\).

Lời giải chi tiết :

Từ các chữ số $3;\;{\rm{ 4}};\;{\rm{ 7}}$ ta có thể lập được các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số sau:   

\(\dfrac{3}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{3}{4}\,;\,\,\,\dfrac{3}{7}\,;\,\,\,\dfrac{4}{3}\,;\,\,\,\dfrac{4}{4}\,;\,\,\,\dfrac{4}{7}\,;\,\,\,\dfrac{7}{3}\,;\,\,\,\dfrac{7}{4}\,;\,\,\,\dfrac{7}{7}\,\).

Trong đó chỉ có \(3\) phân số lớn hơn \(1\), đó là  \(\,\,\dfrac{4}{3}\,;\,\,\,\,\dfrac{7}{3}\,;\,\,\,\dfrac{7}{4}\,\,\).

Câu 6 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả 

phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số.

Đáp án

Từ ba chữ số \(8\,;\,\,2\,;\,\,5\) ta lập được tất cả 

phân số bằng \(1\) mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số.

Phương pháp giải :

- Viết tất cả các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số được lập từ ba chữ số đã cho.

- Tìm các phân số có tử số bằng mẫu số, đó chính là các phân số bằng \(1\).

Lời giải chi tiết :

Từ các chữ số \(8\,;\,\,2 \,;\,5\) ta có thể lập được các phân số mà tử số và mẫu số là các số có một chữ số sau: 

\(\dfrac{8}{8}\,\,;\,\,\,\dfrac{8}{2}\,;\,\,\,\dfrac{8}{5}\,;\,\,\,\dfrac{2}{8}\,;\,\,\,\dfrac{2}{2}\,;\,\,\,\dfrac{2}{5}\,;\,\,\,\dfrac{5}{5}\,;\,\,\,\dfrac{5}{2}\,;\,\,\,\dfrac{5}{8}\,\).

Trong đó chỉ có \(3\) phân số bằng \(1\), đó là \(\dfrac{8}{8}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{2}\,\,\,;\,\,\,\,\dfrac{5}{5}\) .

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3\).

Câu 7 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\). Khi đó:


\(a=\)

; \(b=\)

Đáp án

Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\). Khi đó:


\(a=\)

; \(b=\)

Phương pháp giải :

Ta thấy \(45:5 = 9\) nên chọn \(45\) là mẫu số chung. Ta quy đồng phân số \(\dfrac{4}{5}\) bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \(9\) và giữ nguyên phân số \(\dfrac{{17}}{{45}}\).

Lời giải chi tiết :

Ta thấy \(45:5 = 9\) nên chọn \(45\) là mẫu số chung.

Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) như sau:

\(\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4 \times 9}}{{5 \times 9}} = \dfrac{{35}}{{45}}\);              Giữ nguyên phân số \(\dfrac{{17}}{{45}}\).

Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{4}{5}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\) ta được hai phân số \(\dfrac{{36}}{{45}}\) và \(\dfrac{{17}}{{45}}\).

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là \(36\,;\,\,45\).

Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Các phân số \(\dfrac{2}{3}\,;\,\,\dfrac{8}{7}\,;\,\,\dfrac{5}{6}\,;\,\,\dfrac{1}{2}\) viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:

A. \(\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)

B. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)   

C. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)

D. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,\)

Đáp án

B. \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)   

Phương pháp giải :

- Áp dụng tính chất: Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn \(1\) ; phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn \(1\) .

- Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh các phân số sau khi quy đồng. Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\dfrac{2}{3}\,\, < \,\,\,1\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{8}{7} > \,\,\,1\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{5}{6}\, < \,\,\,1\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{1}{2} < \,\,\,1\,\)

Ta sẽ so sánh các phân số \(\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\).

Quy đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\)ta có:

\(\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 2}}{{3 \times 2}} = \dfrac{4}{6}\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{1}{2} = \dfrac{{1 \times 3}}{{2 \times 3}} = \dfrac{3}{6}\)  ;             Giữ nguyên phân số \(\,\dfrac{5}{6}\).

Mà \(\,\,\dfrac{5}{6}\,\, > \,\,\,\dfrac{4}{6}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{3}{6}\,\,\)

Do đó \(\,\,\dfrac{5}{6}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{1}{2}\)

Suy ra \(\,\dfrac{8}{7}\,\, > \,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,\, > \,\,\,\dfrac{1}{2}\)

Vậy các phân số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là \(\,\,\dfrac{8}{7}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{3}\,\,;\,\,\,\dfrac{1}{2}\).

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

\(\dfrac{{4 \times 5 \times 7}}{{7 \times 5 \times 9}} = \dfrac{4}{9}\) . Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải :

Tích ở tử số và mẫu số đều có thừa số chung là \(5\) và \(7\) nên ta cùng chia nhẩm tích ở tử số và mẫu số cho \(5\), rồi cùng chia nhẩm cho \(7\).

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Vậy phép tính đã cho là đúng.

Câu 10 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống

Rút gọn phân số sau thành phân số tối giản:

$\frac{2\times 9\times 44}{33\times 45\times 7}=\frac{?}{?}$
Đáp án
$\frac{2\times 9\times 44}{33\times 45\times 7}=\frac{8}{105}$
Phương pháp giải :

Phân tích tử số và mẫu số thành tích của các thừa số, sau đó chia nhẩm tích ở tử số và mẫu số cho các thừa số chung.

Lời giải chi tiết :

Tách \(44\) thành tích của \(11\)  và \(4\), tách \(33\) thành tích của \(11\)  và \(3\) , tách \(45\) thành tích của \(9\) và \(5\) , ta có:

\(\dfrac{{2 \times 9 \times 44}}{{33 \times 45 \times 7}} = \dfrac{{2 \times 9 \times 11 \times 4}}{{11 \times 3 \times 9 \times 5 \times 7}}\)

Ta thấy tích ở trên gạch ngang và tích ở dưới gạch ngang đều có chung các thừa số là \(9\) và \(11\).

Cùng chia nhẩm tích ở trên gạch ngang và tích ở dưới gạch ngang cho \(9\) và \(11\) ta được: 
            \(\dfrac{{2 \times 9 \times 44}}{{33 \times 45 \times 7}} = \dfrac{{2 \times 9 \times 11 \times 4}}{{11 \times 3 \times 9 \times 5 \times 7}} = \dfrac{{2 \times 4}}{{3 \times 5 \times 7}} = \dfrac{8}{{105}}\)

Mà \(\dfrac{8}{{105}}\) là phân số tối giản vì có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số tự nhiên nào khác \(1\).

Vậy \(\dfrac{{2 \times 9 \times 44}}{{33 \times 45 \times 7}} = \dfrac{8}{{105}}\)

Đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(8\,;\,\,105\).

Câu 11 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các phân số sau, phân số nào bằng với phân số \(\dfrac{4}{7}\)?

\(\dfrac{8}{{14}}\)

\(\dfrac{{16}}{{18}}\)

\(\dfrac{{20}}{{35}}\)

\(\dfrac{{36}}{{63}}\)

\(\dfrac{{100}}{{185}}\)

Đáp án

\(\dfrac{8}{{14}}\)

\(\dfrac{{20}}{{35}}\)

\(\dfrac{{36}}{{63}}\)

Phương pháp giải :

Rút gọn các phân số đã cho thành phân số tối giản. Phân số bằng phân số \(\dfrac{4}{7}\) thì rút gọn được về phân số tối giản \(\dfrac{4}{7}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có:

 \(\begin{array}{l}\dfrac{8}{{14}} = \dfrac{{8:2}}{{14:2}} = \dfrac{4}{7}\,\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{16}}{{18}} = \dfrac{{16:2}}{{18:2}} = \dfrac{8}{9}\,\,\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{20}}{{35}} = \dfrac{{20:5}}{{35:5}} = \dfrac{4}{7};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\\\dfrac{{36}}{{63}} = \dfrac{{36:9}}{{63:9}} = \dfrac{4}{7}\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{100}}{{185}} = \dfrac{{100:5}}{{185:5}} = \dfrac{{20}}{{37}} \cdot \,\,\,\,\,\end{array}\)

Vậy các phân số bằng phân số \(\dfrac{4}{7}\) là    \(\dfrac{8}{{14}};\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{20}}{{35}};\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{36}}{{63}} \cdot \).

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tìm số tự nhiên \(a\), biết: \(\dfrac{{20}}{a} = \dfrac{{45}}{{81}}\).

A. \(a = 24\)

B. \(a = 28\)    

C. \(a = 36\)

D. \(a = 48\)

Đáp án

C. \(a = 36\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\dfrac{{45}}{{81}} = \dfrac{{45:9}}{{81:9}} = \dfrac{5}{9}\)

Từ đó suy ra: \(\dfrac{{20}}{a} = \dfrac{5}{9}\)

Ta thấy:  \(20:5 = 4\).

Do đó, khi nhân cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{5}{9}\) với \(4\) ta được phân số mới bằng phân số \(\dfrac{5}{9}\):

             \(\dfrac{5}{9} = \dfrac{{5 \times 4}}{{9 \times 4}} = \dfrac{{20}}{{36}}\)

Do đó ta có:

             \(\begin{array}{l}\dfrac{{20}}{a} = \dfrac{{20}}{{36}}\\ \Rightarrow a = 36\end{array}\)

Vậy:  \(\dfrac{{20}}{{36}} = \dfrac{5}{9} = \dfrac{{45}}{{81}}\).

Đáp án đúng là \(a = 36\).