Những chuyển biến về kinh tế


Tóm tắt mục 1. Những chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

1. Những chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

a) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

- Năm 1897, sau khi cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 - 1914).

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp: nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp.

+ Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.

+ Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470.000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

- Công nghiệp:

+ Chú trọng khai thác mỏ than và kim loại.

+ Ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.

- Giao thông vận tải:  xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.

Ga Hàng Cỏ (Hà Nội - 1900)

- Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.

* Về chính trị: Thi hành chính sách “chia để trị”: chia Việt Nam thành ba kì (Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì) với ba chế độ cai trị khác nhau.

* Về văn hóa: thực hiện chính sách văn hóa nô dịch, cổ súy cho các hủ tục, tệ nạn xã hội (cờ bạc, thuốc phiện, mại dâm…),...

* Giao thông vận tải:  xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.

- Năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là: 2059km.

- Đường bộ được mở rộng đến các hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và vùng biên giới trong yếu.

- Nhiều cây cầu được xây dựng: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn), ….

- Cảng biển, cảng sông đươc mở: càng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, ….

b) Những chuyển biến

- Tác động tiêu cực:

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ, không có sự phát triển.

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu và thị trường độc chiếm của Pháp.

- Tác động tích cực: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu được du nhập vào Việt Nam, nó mang lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến, đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực (ví dụ: Hà Nội, Sài Gòn,...).

ND chính

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và những chuyển biến tích cực, tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Sơ đồ tư duy Những chuyển biến về kinh tế

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 14 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí