Giải mục II trang 6 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều>
Xét câu “n chia hết cho 3” với n là số tự nhiên. a) Ta có thể khẳng định được tính đúng sai của câu trên hay không? b) Với n = 21 thì câu ”21 chia hết cho 3” có phải là mệnh đề toán học hay không? Nếu là mệnh đề toán học thì mệnh đề đó đúng hay sai? c) Với n = 10 thì câu ”10 chia hết cho 3” có phải là mệnh đề toán học hay không? Nếu là mệnh đề toán học thì mệnh đề đó đúng hay sai? Nêu ví dụ về mệnh đề chứa biến.
Hoạt động 3
Xét câu “n chia hết cho 3” với n là số tự nhiên.
a) Ta có thể khẳng định được tính đúng sai của câu trên hay không?
b) Với n = 21 thì câu ”21 chia hết cho 3” có phải là mệnh đề toán học hay không? Nếu là mệnh đề toán học thì mệnh đề đó đúng hay sai?
c) Với n = 10 thì câu ”10 chia hết cho 3” có phải là mệnh đề toán học hay không? Nếu là mệnh đề toán học thì mệnh đề đó đúng hay sai?
Lời giải chi tiết:
a) Ta chưa thể khẳng định được tính đúng sai của câu “n chia hết cho 3” do chưa có giá trị cụ thể của n.
b) Với n = 21 thì câu ”21 chia hết cho 3” là mệnh đề toán học. Mệnh đề này đúng.
c) Với n = 10 thì câu ”10 chia hết cho 3” là mệnh đề toán học. Mệnh đề này sai.
Luyện tập - Vận dụng 3
Nêu ví dụ về mệnh đề chứa biến.
Phương pháp giải:
Mệnh đề chứa biến là phát biểu chưa khẳng định được tính đúng sai của câu. Nhưng với mỗi giá trị cụ thể của biến, câu này cho ta một mệnh đề toán học mà ta có thể khẳng định được tính đúng sai của mệnh đề đó.
Lời giải chi tiết:
Chẳng hạn P(n): “2n lớn hơn 10”, là một mệnh đề chứa biến.
- Giải mục III trang 7 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục IV trang 7, 8 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục V trang 8 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục VI trang 9, 10, 11 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 11 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
>> Xem thêm