Giải mục I trang 5, 6 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều>
a) Phát biểu của bạn H’Maryam có phải là một câu khẳng định về tính chất chia hết trong toán học hay không? Nêu hai ví dụ về mệnh đề toán học. Nêu ví dụ về một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
HĐ1
Hoạt động 1 trang 5 SGK Toán 10 – Cánh Diều
a) Phát biểu của bạn H’Maryam có phải là một câu khẳng định về tính chất chia hết trong toán học hay không?
b) Phát biểu của bạn phương có phải là một câu khẳng định về một sự kiện trong toán học hay không?
Lời giải chi tiết:
a) Phát biểu của bạn H’Maryam là một câu khẳng định về tính chất chia hết trong toán học.
b) Phát biểu của bạn phương không phải là một câu khẳng định về một sự kiện trong toán học.
LT-VD 1
Luyện tập – Vận dụng 1 trang 5 SGK Toán 10 – Cánh Diều
Nêu hai ví dụ về mệnh đề toán học.
Phương pháp giải:
Mệnh đề toán học là một phát biểu, một khẳng định (có thể đúng hoặc sai) về một sự kiện trong toán học.
Lời giải chi tiết:
Chẳng hạn:
1. “Tổng ba góc trong tam giác bằng ” (Phát biểu đúng)
2. “Mọi số tự nhiên đều chia hết cho 10” (Phát biểu sai)
HĐ2
Hoạt động 1 trang 6 SGK Toán 10 – Cánh Diều
Trong hai mệnh đề toán học sau đây, mênh đề nào là một khẳng định đúng? Mệnh đề nào là một khẳng định sai?
P: “Tổng hai góc đối của một tứ giác nội tiếp bằng \({180^o}\)”
Q: “\(\sqrt 2 \) là số hữu tỉ”
Phương pháp giải:
Kiểm tra tính đúng sai của từng mệnh đề
Lời giải chi tiết:
Mệnh đề P: “Tổng hai góc đối của một tứ giác nội tiếp bằng \({180^o}\)” đúng.
Mệnh đề Q: “\(\sqrt 2 \) là số hữu tỉ” sai vì \(\sqrt 2 \) là số vô tỉ, không phải một số hữu tỉ.
LT-VD 2
Luyện tập – Vận dụng 2 trang 6 SGK Toán 10 – Cánh Diều
Nêu ví dụ về một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.
Phương pháp giải:
Mệnh đề là một phát biểu, một khẳng định (có thể đúng hoặc sai) về một sự kiện trong toán học.
+) Nêu một phát biểu đúng và một phát biểu sai trong toán học.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
“2 là số tự nhiên” – Mệnh đề đúng
“Trong một tam giác, đường cao luôn bằng đường trung tuyến kẻ từ cùng một đỉnh” – Mệnh đề sai.
- Giải mục II trang 6 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục III trang 7 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục IV trang 7, 8 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục V trang 8 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục VI trang 9, 10, 11 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ba đường conic - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường tròn - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Ba đường conic - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường tròn - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto - SGK Toán 10 Cánh diều