Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều>
A. Lý thuyết 1. Phương trình tham số của đường thẳng a) Vecto chỉ phương của đường thẳng
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
A. Lý thuyết
1. Phương trình tham số của đường thẳng
a) Vecto chỉ phương của đường thẳng
Vecto \(\overrightarrow u \) được gọi là vecto chỉ phương của đường thẳng \(\Delta \) nếu \(\overrightarrow u \ne \overrightarrow 0 \) và giá của vecto \(\overrightarrow u \) song song hoặc trùng với \(\Delta \). |
Nhận xét:
- Nếu \(\overrightarrow u \) là một vecto chỉ phương của \(\Delta \) thì \(k\overrightarrow u \) \((k \ne 0)\) cũng là một vecto chỉ phương của \(\Delta \).
- Một đường thẳng hoàn toàn được xác định khi biết một điểm và một vecto chỉ phương của đường thẳng đó.
b) Phương trình tham số của đường thẳng
Hệ \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + at\end{array} \right.\) (\({a^2} + {b^2} > 0\) và t là tham số) được gọi là phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta \) đi qua \({M_0}({x_0};{y_0})\) và nhận \(\overrightarrow u = (a;b)\) làm vecto chỉ phương. |
Với mỗi giá trị cụ thể của t, ta xác định được một điểm trên đường thẳng \(\Delta \). Ngược lại, với mỗi điểm trên đường thẳng \(\Delta \), ta xác định được một giá trị cụ thể của t.
2. Phương trình tổng quát của đường thẳng
a) Vecto pháp tuyến của đường thẳng
Vecto \(\overrightarrow n \) được gọi là vecto pháp tuyến của đường thẳng \(\Delta \) nếu \(\overrightarrow n \ne \overrightarrow 0 \) và giá của vecto \(\overrightarrow n \) vuông góc với \(\Delta \). |
Nhận xét:
- Nếu \(\overrightarrow n \) là một vecto pháp tuyến của \(\Delta \) thì \(k\overrightarrow n \) \((k \ne 0)\) cũng là một vecto pháp tuyến của \(\Delta \).
- Một đường thẳng hoàn toàn được xác định khi biết một điểm và một vecto pháp tuyến của đường thẳng đó.
b) Phương trình tổng quát của đường thẳng
Phương trình \(ax + by + c = 0\) (a và b không đồng thời bằng 0) được gọi là phương trình tổng quát của đường thẳng. |
Nhận xét:
- Đường thẳng \(\Delta \) đi qua \({M_0}({x_0};{y_0})\) và nhận \(\overrightarrow n = (a;b)\) làm vecto pháp tuyến có phương trình là \(a(x - {x_0}) + b(y - {y_0}) = 0 \Leftrightarrow ax + by + ( - a{x_0} - b{y_0}) = 0\).
- Mỗi phương trình \(ax + by + c = 0\) (a và b không đồng thời bằng 0) đều xác định một đường thẳng \(\Delta \) trong mặt phẳng tọa độ nhận một vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow n = (a;b)\).
c) Những dạng đặc biệt của phương trình tổng quát
- Đường thẳng \(\Delta \) có phương trình tổng quát \(ax + by + c = 0\) (a hoặc b khác 0) là đồ thị hàm số bậc nhất khi và chỉ khi \(a \ne 0\) và \(b \ne 0\).
- Phương trình trục hoành là y = 0, phương trình trục tung là x = 0.
3. Lập phương trình đường thẳng
Khi lập phương trình đường thẳng, ta thường gặp ba trường hợp như sau:
– Đi qua một điểm cho trước và biết vecto pháp tuyến.
– Đi qua một điểm cho trước và biết vecto chỉ phương.
– Đi qua hai điểm cho trước.
a) Lập phương trình đường thẳng đi qua một điểm và biết vecto pháp tuyến
Đường thẳng \(\Delta \) đi qua \({M_0}({x_0};{y_0})\) và nhận \(\overrightarrow n = (a;b)\) làm vecto pháp tuyến có phương trình là \(a(x - {x_0}) + b(y - {y_0}) = 0\). |
b) Lập phương trình đường thẳng đi qua một điểm và biết vecto chỉ phương
Phương trình đường thẳng \(\Delta \) đi qua \({M_0}({x_0};{y_0})\) và nhận \(\overrightarrow u = (a;b)\) \((\overrightarrow u \ne \overrightarrow 0 )\) làm vecto chỉ phương là \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\end{array} \right.\) (t là tham số). Nếu \(a \ne 0\) và \(b \ne 0\) thì ta còn có thể viết phương trình của đường thẳng \(\Delta \) ở dạng: \(\frac{{x - {x_0}}}{a} = \frac{{y - {y_0}}}{b}\). |
c) Lập phương trình đường thẳng đi qua hai điểm
Đường thẳng \(\Delta \) đi qua \(A({x_A};{y_A})\), \(B({x_B};{y_B})\) nên nhận vecto \(\overrightarrow {AB} = ({x_B} - {x_A};{y_B} - {y_A})\) làm vecto chỉ phương. Phương trình tham số của \(\Delta \) là: \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_A} + ({x_B} - {x_A})t\\y = {y_A} + ({y_B} - {y_A})t\end{array} \right.\) (t là tham số). Nếu \({x_B} - {x_A} \ne 0\) và \({y_B} - {y_A} \ne 0\) thì ta có thể viết phương trình đường thẳng \(\Delta \) dưới dạng: \(\frac{{x - {x_A}}}{{{x_B} - {x_A}}} = \frac{{y - {y_A}}}{{{y_B} - {y_A}}}\). |
4. Phương trình đoạn chắn
Đường thẳng \(\Delta \) cắt trục Ox, Oy lần lượt tại A(a;0) và B(0;b) có phương trình đoạn chắn là: \(\frac{x}{a} + \frac{y}{b} = 1\) \((ab \ne 0)\). |
B. Bài tập
Lập phương trình đường thẳng \(\Delta \) thỏa mãn:
a) Đi qua M(-2;-3) và có \(\overrightarrow n = (2;5)\) là vecto pháp tuyến.
b) Đi qua M(3;-5) và có \(\overrightarrow u = (2; - 4)\) là vecto chỉ phương.
c) Đi qua A(-3;4) và B(1;-1).
Giải:
a) Phương trình \(\Delta \) là \(2(x + 2) + 5(y + 3) = 0 \Leftrightarrow 2x + 5y + 19 = 0\).
b) Phương trình \(\Delta \) là \(\frac{{x - 3}}{2} = \frac{{y + 5}}{{ - 4}} \Leftrightarrow 4x + 2y - 2 = 0 \Leftrightarrow 2x + y - 1 = 0\).
c) Phương trình \(\Delta \) là \(\frac{{x + 3}}{{1 - ( - 3)}} = \frac{{y - 4}}{{ - 1 - 4}} \Leftrightarrow \frac{{x + 3}}{4} = \frac{{y - 4}}{{ - 5}} \Leftrightarrow 5x + 4y - 1 = 0\).
- Giải mục I trang 73, 74 SGK Toán 10 tập 2 - Cánh diều
- Giải mục II trang 75, 76 SGK Toán 10 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 79 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
- Giải bài 2 trang 79 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
- Giải bài 3 trang 80 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ba đường conic - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường tròn - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Ba đường conic - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường tròn - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto - SGK Toán 10 Cánh diều