Giải mục 1 trang 15,16 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức>
Một xe ô tô di chuyển từ thành phố A đến thành phố B trên quãng đường 180 km. Gọi t (h) là thời gian để ô tô đi từ A đến B với vận tốc v (km/h). Thay mỗi dấu “?” trong bảng sau bằng số thích hợp.
1. Đại lượng tỉ lệ nghịch
HĐ 1
Một xe ô tô di chuyển từ thành phố A đến thành phố B trên quãng đường 180 km. Gọi t (h) là thời gian để ô tô đi từ A đến B với vận tốc v (km/h).
Thay mỗi dấu “?” trong bảng sau bằng số thích hợp.
v (km/h) |
40 |
50 |
60 |
80 |
t (h) |
? |
? |
? |
? |
Phương pháp giải:
Thời gian = quãng đường : vận tốc
Lời giải chi tiết:
Khi v = 40 thì \(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{180}}{{40}} = 4,5(h)\)
Khi v = 50 thì \(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{180}}{{50}} = 3,6(h)\)
Khi v = 60 thì \(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{180}}{{60}} = 3(h)\)
Khi v = 80 thì \(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{180}}{{80}} = 2,25(h)\)
v (km/h) |
40 |
50 |
60 |
80 |
t (h) |
4,5 |
3,6 |
3 |
2,25 |
HĐ 2
Một xe ô tô di chuyển với vận tốc không đổi 60 km/h. Gọi s (km) là quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian t (h).
Viết công thức tính thời gian t theo vận tốc tương ứng v.
Phương pháp giải:
Thời gian = quãng đường : vận tốc
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(t = \dfrac{s}{v}\)
Trong đó: s: quãng đường đi được
v: vận tốc di chuyển
t: thời gian di chuyển
Câu hỏi
Trong HĐ 2, thời gian t có tỉ lệ nghịch với vận tốc v không? Vận tốc v có tỉ lệ nghịch với thời gian t không?
Phương pháp giải:
Nếu \(y = \dfrac{a}{x}\)(a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(t = \dfrac{s}{v}\). Vì s không đổi nên thời gian t có tỉ lệ nghịch với vận tốc v
\(v = \dfrac{s}{t}\). Vì s không đổi nên vận tốc v có tỉ lệ nghịch với thời gian t
Chú ý:
Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x cũng tỉ lệ nghịch với y theo hệ số a
Luyện tập 1
Chiều dài và chiều rộng của các hình chữ nhật có cùng diện tích bằng 12 cm2 có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không? Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Nếu \(y = \dfrac{a}{x}\)(a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a
Lời giải chi tiết:
Vì Chiều dài . chiều rộng = diện tích =12 ( không đổi) nên ta có:
Hệ số tỉ lệ là: 12
Vận dụng 1
Một cửa hàng bán gạo cần đóng 300 kg gạo thành các túi gạo có khối lượng như nhau. Thay mỗi dấu “?” trong bảng sau bằng số thích hợp.
Lượng gạo trong mỗi túi (kg) |
5 |
10 |
? |
? |
Số túi tương ứng |
? |
? |
15 |
12 |
Phương pháp giải:
Lượng gạo trong mỗi túi và số túi tương ứng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch: Tích hai giá trị tương ứng luôn không đổi = hệ số tỉ lệ
Lời giải chi tiết:
Vì lượng gạo cần đóng gói là không đổi ( bằng 300 kg) nên lượng gạo trong mỗi túi và số túi tương ứng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ là 300
Ta được bảng sau:
Lượng gạo trong mỗi túi (kg) |
5 |
10 |
20 |
25 |
Số túi tương ứng |
60 |
30 |
15 |
12 |
- Giải mục 2 trang 17, 18 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải bài 6.22 trang 18 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải bài 6.23 trang 18 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải bài 6.24 trang 18 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải bài 6.25 trang 18 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Giải câu hỏi trang 108, 109 SGK Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
- Lý thuyết quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Giải câu hỏi trang 108, 109 SGK Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2