Giải đề thi kì 2 môn hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Lê Qúy Đôn


Giải chi tiết đề thi kì 2 môn hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Lê Qúy Đôn với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp gồm ancol etylic và phenol phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,15 mol NaOH. Cũng m gam hỗn hợp trên phản ứng với Na dư thu được 0,2 mol khí. Gía trị của m là?

A. 31,8

B. 27,8

C. 25,6

D. 29,6

Câu 2: Tách nước hoàn toàn 12 gam một ancol thì được 8,4 gam anken. Công thức phân tử của ancol là?

A. C2H5OH

B. C3H7OH

C. C4H9OH

D. CH3OH

Câu 3: Điều kiện phản ứng

CH3-CH2-OH → CH2=CH2 + H2O

A. dung dịch H2SO4 đặc, 170 độ C

B. dung dịch H2SO4 loãng, 170 độ C

C. dung dịch H2SO4 đặc, 120 độ C

D. dung dịch H2SO4 đặc, 140 độ C

Câu 4: Để phân biệt glixerol và propan-2-ol ta dùng chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2

B. Dung dịch NaOH

C. Na

D. Dung dịch HCl

Câu 5: Phản ứng nào dưới đây không đúng?

A. 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

B. C2H5OH + NaOH → C2H5ONa + H2O

C. C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

D. 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

Câu 6: Cho ancol etylic lần lượt tác dụng với các chất sau: CuO, Na, KOH, CH3OH (các điều kiện coi như có đủ). Số chất tham gia phản ứng với ancol etylic là?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7: Phenol là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm hidroxyl (-OH)

A. liên kết với nguyên tử C no của gốc hidrocacbon

B. Liên kết với nguyên tử C của gốc hidrocacbon không no

C. Gắn với nhánh của hidrocacbon thơm

D. Liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen

Câu 8: Trong các chất sau: C3H7OH, CH3OH, C2H5OH, C3H8 chất có nhiệt độ sôi cao nhất là?

A. C3H7OH

B. CH3OH

C. C2H5OH

D. C3H8

Câu 9: Bậc của (CH3)2CH-(CH3)OH là?

A. bậc 4

B. bậc 1

C. bậc 2

D. bậc 3

Câu 10: Hợp chất hữu cơ X đơn chức, tác dụng được với Na không tác dụng được với dung dịch NaOH. X là chất nào sau đây?

A. Benzen

B. Phenol

C. Glixerol

D. Ancol etylic

Câu 11: Đun nóng hỗn hợp etanol và propan-1-ol với dung dịch H2SO4 đặc ở 140 độ C có thể thu được tối đa bao nhiêu ete

A.2

B. 4

C. 1

D.3

Câu 12: Cho 6,4 gam ancol metylic tác dụng với khí Na dư. Thể tích H2 thu được ở đktc là?

A. 8,96 lít

B. 2,24 lít

C. 6,72 lít

D. 1,12 lít

Câu 13: Phenol và ancol etylic có tính chất giống nhau là?

A. Đều phản ứng với Na

B. Đều phản ứng với dung dịch NaOH

C. Đều phản ứng với dung dịch Br2

D. Đều phản ứng với dung dịch HCl

Câu 14: Tên thay thế của ancol CH3-CH(OH)-CH2-CH3 là:

A. pentan-2-ol

B. pentan-3-ol

C. butan-3-ol

D. butan-2-ol

Câu 15: Toluen phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Br2 khan (có mặt bột Fe), CO2

B. Br2 khan (có mặt bột Fe, to), H2 (xúc tác Ni, t0)

C. dung dịch KMnO4, nước brom

D. H2 (xúc tác Ni, to), dung dịch NaOH

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X đơn chức thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ancol X là?

A. C2H6O2

B. C2H6O

C. C3H8O

D. C3H8O2

Câu 17: X có công thức phân tử là C3H8O. Cho X tác dung với CuO đun nóng thu được andehit. Công thức cấu tạo của X là?

A. CH3-O-CH2CH3

B. CH3CH2CH2OH

C. CH3CH2CH2CH2OH

D. CH3CH(OH)CH3

Câu 18: Phenol không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. NaOH

B. Br2

C. NaCl

D. Na

Câu 19: Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH có thể dùng thuốc thử nào sau đây

A. K

B. Na

C. dung dịch HCl

D. dung dịch brom

Câu 20: Để phân biệt benzen, toluen chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là

A. dung dịch NaOH

B. dung dịch KMnO4

C. dung dịch HCl

D. dung dịch brom

Câu 21: Ankyl benzen X có 8 nguyên tử H trong phân tử. Số mol CO2 thu được khi đốt cháy 1 mol X là?

A. 9

B. 6

C. 7

D. 3

Câu 22: Chất nào sau đây là ancol etylic

A. C2H5OH

B. C3H7OH

C. CH3OH

D. CH3CHO

Câu 23: Dãy gồm các chất tác dụng với phenol là?

A. CuO, Na, dung dịch HCl

B. NaHCO3, K, dung dịch Br2

C. CO2, NaOH, dung dịch Br2

D. NaOH, dung dịch Br2, Na.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 7,95 gam hợp chất hữu cơ Y là đồng đẳng của benzen thu được 13,44 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của Y là?

A. C7H8

B. C9H12

C. C8H10

D. C10H14

Câu 25: Có bao nhiêu đồng phân ancol ứng với CTPT C4H10O?

A. 6

B. 4

C. 7

D. 5

Câu 26: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là?

A. CnH2n+6; n ≥ 6

B. CnH2n-4; n ≥ 6

C. CnH2n-6; n ≥ 6

D. CnH2n+6; n ≥ 3

Câu 27: Chất nào trong các chất dưới đây không phải là phenol?

Câu 28: Cho 33,28 gam benzen tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe). Nếu hiệu suất của phản ứng là 75% thì khối lượng clobenzen thu được là

A. 18 gam

B. 64 gam

C. 48 gam

D. 36 gam

Câu 29: Khối lượng của phenol cần phản ứng với brom dư để thu được 26,48 gam chất kết tủa 2,4,6- tribromphenol là?

A. 7,52 gam

B. 22,56 gam

C. 7,92 gam

D. 8,46 gam

Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu đỏ .

B. Phenol rất độc, gây bỏng nặng với da

C. Phenol là chất rắn không màu, có mùi đặc trưng

D. Để lâu phenol ngoài không khí nó bị OXH một phần và có màu hồng.

Câu 31: Công thức phân tử chung của ancol no, đơn chức mạch hở là?

A. R-CH2-OH

B. CnH2n+2O (n ≥ 2)

C. CnH2n+1OH (n ≥ 1)

D. CnH2n-1OH (n ≥ 1)

Câu 32: Chất nào sau đây bị OXH bởi CuO tạo sản phẩm là xeton?

A. C6H4(OH)CH3

B. (CH3)3OH

C. CH3-CHOH-CH3

D. CH3-CH2-CH2OH

II. TỰ LUẬN

 

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

Câu 2: Cho 6,9 gam một ancol đơn chức, mạch hở tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 1,68 lít khí (đo ở đktc). Xác định CTPT của ancol?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN

1.C

2.B

3.A

4.A

5.B

6.B

7.D

8.A

9.C

10.D

11.D

12.B

13.A

14.D

15.C

16.C

17.B

18.C

19.D

20.B

21.C

22.A

23.D

24.C

25.B

26.C

27.A

28.D

29.A

30.A

31.C

32.C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp giải:

Gọi số mol ancol etylic, phenol lần lượt là x, y (mol)

Lập hệ phương trình => x, y => m

Hướng dẫn giải

Gọi số mol ancol etylic, phenol lần lượt là x, y (mol)

2 chất trên đều tác dụng với Na sinh ra khí H2

C2H5OH + Na → C2H5ONa +1/2 H2

C6H5OH + Na → C6H5ONa + ½ H2

n (hỗn hợp) = 2nH2 = 2 * 0,2 = 0,4 (mol)

=> x + y = 0,3 (I)

Khi cho 2 chất trên vào NaOH thì chỉ có phenol phản ứng

C6H5OH + NaOH→ C6H5ONa + H2O

n C6H5OH = n NaOH = 0,15 (mol)

=> y = 0,15 (mol)

Từ (I) => x = 0,25 (mol)

=> m = 0,25 * 46 + 0,15 * 94 = 25,6 (gam)

Đáp án C

Câu 2

Phương pháp giải

Tách nước hoàn toàn 1 ancol => 1 anken

=> Đây là ancol no, đơn chức mạch hở

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => m H2O

=> n H2O => n ancol => M ancol => Ancol cần tìm

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

m ancol = m anken + m nước

=> m H2O = 12 – 8,4 = 3,6 (gam)

n H2O = 3, 6 : 18 = 0,2 (mol)

Ta có phương trình:

CnH2n+2O \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}d,{{170}^{0}}C}\)CnH2n + H2O

=> n Ancol = n H2O = 0,2 (mol)

=> M ancol = 12 : 0,2 = 60 (gam/mol)

=> Ancol cần tìm là C3H7OH

Đáp án B

Câu 3:

Phương pháp giải

Xem lại tính chất hóa học của ancol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải

Phản ứng này diễn ra trong điều kiện: H2SO4 đặc, 170 độ C

Đáp án A

Câu 4:

Phương pháp giải:

Xem lại tính chất poliancol có trong phần tính chất hóa học của ancol.

Hướng dẫn giải:

Để phân biệt 2 chất này, ta dùng Cu(OH)2

- Glixerol có 3 nhóm –OH liền kề => dễ dàng hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam

- Propan-2-ol là ancol đơn chức nên không có phản ứng này

Đáp án A

Câu 5:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học của ancol và phenol

Hướng dẫn giải

C2H5OH không tác dụng được với NaOH vậy nên phản ứng này không diễn ra

Đáp án B

Câu 6

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của ancol

Hướng dẫn giải

Các chất tác dụng được với Ancol etylic là: CuO, Na, CH3OH

Ta có phương trình:

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2

C2H5OH + CH3OH→ C2H5OCH3 + H2O

Đáp án B

Câu 7

Phương pháp giải:

Xem lại phần định nghĩa phenol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải

Phenol là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm hidroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen

Đáp án D

Câu 8:

Phương pháp giải:

Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn hidrocacbon do chúng có chứa liên kết Hidro liên phân tử

Khối lượng mol càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao

Hướng dẫn giải

Trong dãy chất trên, C3H7OH là chất có nhiệt độ sôi cao nhất

Đáp án A

Câu 9:

Phương pháp giải:

Bậc của ancol là bậc của nguyên tử C mà có nhóm –OH đính trực tiếp vào

Hướng dẫn giải

Trong chất trên, nhóm –OH đính trực tiếp vào C bậc 2=> đây là ancol bậc 2

Đáp án C

Câu 10:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất của ancol và phenol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải:

Chất không tác dung được với NaOH nhưng tác dụng với Na là ancol

Đáp án D

Câu 11:

Phương pháp giải:

Áp dung công thức tính nhanh.

Nếu có n ancol tham gia phản ứng tạo ete thì số ete tối đa có thể thu được là: n * (n+1) : 2

Hướng dẫn giải:

Khi ta đun hỗn hợp 2 ancol trên, thì số ete tối đa thu được là: 2 * 3 : 2 = 3 (ete)

Đáp án D

Câu 12:

Phương pháp giải:

Tính n ancol => n H2 => V H2

Hướng dẫn giải

n CH3OH = 6,4 : 32 = 0,2 (mol)

n H2 = ½ n CH3OH = 0,1 (mol)

V H2 = 0,1 * 22,4 = 2,24 (lít)

Đáp án B

Câu 13:

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của ancol và phenol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải:

Phenol và ancol đều có khả năng tác dụng được với Na

Đáp án A

Câu 14:

Phương pháp giải:

Cách đọc tên theo phương pháp thay thế của ancol:

Số chỉ vị trí mạch nhánh- tên mạch nhánh + tên mạch chính- số chỉ vị trí nhóm –OH- ol

Hướng dẫn giải:

CH3-CH(OH)-CH2-CH3 có tên thay thế là butan-2-ol

Đáp án D

Câu 15:

Phương pháp giải:

Xem lại tính chất hóa học của toluen có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải

Toluen tác dụng với Br2 (khan) xt bột Fe (phản ứng thế vòng benzen)

Toluen tác dụng với H2 xúc tác Ni, to là phản ứng cộng ở trong vongg benzen

Đáp án C

Câu 16:

Phương pháp giải:

Tính số mol CO2 và H2O

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố => nC và nH có trong A

A là ancol đơn chức, => Dựa vào đáp án để chọn ra phương án đúng

Hướng dẫn giải

n CO2 = 6,6 : 44 = 0,15 (mol)

n H2O = 3,6 : 18  0,2 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố

=> n C = n CO2 = 0,15 (mol)

n H = 2 n H2O = 0,4 (mol)

=> Trong A có n C : n H = 0,15 : 0,4 = 3 : 8

Mặt khác đây là ancol đơn chức

=> Chất A phù hợp với đề bài là C3H8O

Đáp án C

Câu 17:

Phương pháp giải:

Ancol bậc 1 khi tác dụng với CuO sẽ cho ra sản phẩm là andehit

Ancol bậc 2 khi tác dụng với CuO sẽ cho ra sản phẩm là xeton

Ancol bậc 3 khó bị OXH

Hướng dẫn giải:

Trong các chất đề bài cho, CH3CH2CH2OH là ancol bậc 1, nên khi tác dụng với CuO sẽ cho ra sản phẩm là andehit

Đáp án B

Câu 18

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của phenol

Hướng dẫn giải

Phenol có khả năng tác dụng với dung dịch bazo, kim loại kiềm và nước brom.

Phenol không tác dụng được với NaCl

Đáp án C

Câu 19:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học của ancol và phenol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải

Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH ta cho 2 chất trên vào dung dịch Brom.

Chất nào tác dụng với dung dịch Brom thu được kết tủa trắng, đồng thời làm nhạt màu nước Brom => C6H5OH

Chất không có hiện tượng gì là C2H5OH

Đáp án D

Câu 20:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất của benzen và ankyl bezen

Hướng dẫn giải

Cho toluen và benzen vào dung dịch KMnO4 đun nóng, chất nào tác dụng với KMnO4 thấy nhạt màu, xuất hiện kết tủa =. Chất đó là Toluen.

Chất không có hiện tượng phản ứng => Benzen

C6H5CH3 + 2KMnO4 + H2O \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) C6H5COOK + KOH + 2MnO2

Đáp án B

Câu 21:

Phương pháp giải:

Xét CTPT tổng quát của ankyl benzen => Số nguyên tử C có trong X

=> Số mol CO2 thu được khi đốt cháy 1 mol X

Hướng dẫn giải:

CTPT tổng quát của ankyl benzen là: CnH2n-6 (n ≥ 6)

Theo đề bài có số nguyên tử H là 8

=> 2 * n -6 = 8 => n =7

Vậy chất mà đề bài đang xét đến là C7H8

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C

=> 1 mol C7H8 khi đốt sẽ tạo ra 7 mol CO2

Đáp án C

Câu 22:

Phương pháp giải:

Xem lại phần đồng phân danh pháp ancol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải:

Ancol etylic có công thức phân tử là C2H5OH

Đáp án A

Câu 23:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học của phenol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải:

Đáp án A: Phenol không tác dụng được với NaCl

Đáp án B: Phenol không tác dụng được với NaHCO3

Đáp án C: Phenol không tác dụng được với CO2

Đáp án D

Câu 24:

Phương pháp giải:

Tính được số mol CO2

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố

=> n C có trong Y => m C có trong Y => m H

Mặt khác Y thuộc dãy đồng đẳng ankyl benzen

=> CTPT của Y

Hướng dẫn giải:

n CO2 = 13,44 : 22,4 = 0,6 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C

=> n C = n CO2 = 0,6 (mol)

m H có trong 7,95 gam Y là: 7,95 – 0,6 * 12 = 0,75 (gam)

n H = 0,75 : 1 = 0,75 (mol)

Ta có n C : n H = 0,6 : 0,75 = 4:5

Y có CTPT là : (C4H5)n

Y thuộc dãy đồng đẳng ankyl benzen => 5n = 4n * 2 -6 => n = 2

=> CTPT của Y là C8H10

Đáp án C

Câu 25:

Phương pháp giải:

Xem lại cách viết đồng phân của ancol

Hướng dẫn giải:

Ancol C4H10O có dạng CnH2n+2O => đây là ancol no, đơn chức mạch hở

Các đồng phân ancol ứng với CTPT C4H10O là:

CH3-CH2-CH2-CH2OH

CH3CH(OH)-CH2-CH3

CH3-C(CH3)2-OH

CH3-CH(CH3)-CH2OH

Đáp án B

Câu 26:

Phương pháp giải:

Xem lại phần đồng phân danh pháp của benzen

Hướng dẫn giải

Dãy đồng đẳng của benzen (ankyl benzen) có CTPT là CnH2n-6 (n ≥ 6)

Đáp án C

Câu 27:

Phương pháp giải:

Xem lại phần định nghĩa phenol

Hướng dẫn giải

Đáp án A có nhóm –OH không đính trực tiếp vào C thuộc vòng benzen => không phải là phenol

Đáp án A

Câu 28:

Phương pháp giải:

Tính n C6H6 => n C6H6 phản ứng => n Clobenzen sinh ra => m clobenzen

Hướng dẫn giải

n C6H6 = 33,28 : 78 = 32/75 (mol)

Mặt khác hiệu suất của phản ứng là 75%

=> n C6H6 phản ứng = 32/75 * 75% = 0,32 (mol)

=> n C6H5Cl = n C6H6 = 0,32 (mol)

=> m C6H5Cl = 0,32 * 112,5 = 36 (gam)

Đáp án D

Câu 29:

Phương pháp giải:

Tính số mol của 2,4,6-tribromphenol => n C6H5OH => m C6H5OH

Hướng dẫn giải:

n C6H2Br3OH = m : M = 26,48 : 331= 0,08 (mol)

n C6H5OH = n C6H2Br3OH = 0,08 (mol)

=> m C6H5OH = 0,08 * 94 = 7,52 gam

Đáp án A

Câu 30:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất vật lý của phenol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải:

Dung dịch phenol có môi trường axit yếu, tuy nhiên không có khả năng làm đổi màu quỳ tím

Đáp án A

Câu 31:

Phương pháp giải:

Xem lại phần công thức tổng quát của ancol có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải:

Ancol no, đơn chức mạch hở có CTPT là CnH2n+1OH (n ≥ 1)

Đáp án C

Câu 32:

Phương pháp giải:

Ancol bậc 2 khi tác dụng với CuO sẽ bị OXH thành xeton

Hướng dẫn giải:

CH3-CHOH-CH3 là ancol bậc 2 nên khi tác dụng với CuO sẽ sinh ra xeton

Đáp án C

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học của phenol và ancol

Hướng dẫn giải:

b. CH3-CHOH-CH3 \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}d,{{170}^{0}}C}\)CH2=CH-CH3 + H2O

Câu 2:

Phương pháp giải:

Tính n H2 => n Ancol => M ancol

Mặt khác đây là ancol no, đơn chức mạch hở

=> CTPT của ancol

Hướng dẫn giải

Ancol no, đơn chức mạch hở => Ancol có CTPT tổng quát là CnH2n+1OH

n H2 = 1,68 : 22,4 = 0,075 (mol)

Ta có phương trình:

CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + ½ H2 (1)

Từ (1) ta thấy n CnH2n+1OH = 2 nH2 = 0,15 (mol)

Khối lượng mol của ancol CnH2n+1OH là:

6,9 : 0,15 = 46 (gam/mol)

=> 14n + 18 = 46 => n = 2

=> CTPT của ancol là C2H5OH

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí