Bài 26-27.9 trang 77 SBT Vật Lí 6


Giải bài 26-27.9 trang 76 sách bài tập vật lí 6. Giơ hai ngón tay thành hình chữ V (H.26-27.2). Nhúng một ngón tay vào nước, để một ngón khô.

Đề bài

Giơ hai ngón tay thành hình chữ V (H.26-27.2). Nhúng một ngón tay vào nước, để một ngón khô. Khi thổi vào hai ngón tay ta sẽ có cảm giác hai ngón tay không mát như nhau.

1. Ngón tay nào mát hơn?

2. Từ đó có thể rút ra nhận xét gì về tác động của sự bay hơi đối với môi trường xung quanh? Hãy tìm thêm ví dụ về tác động này?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lí thuyết về đặc điểm sự bay hơi.

Lời giải chi tiết

1. Ngón tay nhúng vào nước mát hơn.

2. Khi bay hơi nước làm lạnh môi trường xung quanh.

Ví dụ: Hệ thống bay hơi làm mát, có thể làm mát đáng kể một tòa nhà đơn giản bằng cách thổi không khí khô qua một bộ lọc với nước.

Loigiaihay.com

Bình chọn:
4.5 trên 19 phiếu
  • Bài 26-27.10 trang 77 SBT Vật Lí 6

    Giải bài 26-27.10 trang 77 sách bài tập vật lí 6. Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây

  • Bài 26-27.11 trang 78 SBT Vật Lí 6

    Giải bài 26-27.11 trang 78 sách bài tập vật lí 6. Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

  • Bài 26-27.12 trang 78 SBT Vật Lí 6

    Giải bài 26-27.12 trang 78 sách bài tập vật lí 6. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?

  • Bài 26-27.13 trang 78 SBT Vật Lí 6

    Giải bài 26-27.13 trang 78 sách bài tập vật lí 6. Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng

  • Bài 26-27.14 trang 78 SBT Vật Lí 6

    Giải bài 26-27.14 trang 78 sách bài tập vật lí 6. Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí