Giải bài 2 trang 38 SBT Sinh học 7>
Giải bài 2 trang 38 SBT Sinh học 7: Cấu tạo, cách di chuyển của trai sông thích nghi với lối sống vùi mình ở đáy bùn.
Đề bài
Cấu tạo, cách di chuyển của trai sông thích nghi với lối sống vùi mình ở đáy bùn.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
- Về cấu tạo:
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy:
- Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.
- Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.
- Cơ chân kém phát triển.
- Về di chuyển: Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Loigiaihay.com
- Giải bài 3 trang 39 SBT Sinh học 7
- Giải bài 4 trang 39 SBT Sinh học 7
- Giải bài 5 trang 40 SBT Sinh học 7
- Giải bài 6 trang 40 SBT Sinh học 7
- Giải bài 7 trang 42 SBT Sinh học 7
>> Xem thêm