Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán.>
Cảnh báo ân diễn ra, Kiều đã dùng một chữ mời rất trọng vọng. Trước cảnh gươm lớn giáo dài, chàng Thúc hoảng sợ đến mức mất cả thần sắc, mặt như chàm đổ, người run lên như đi không vững.
Hình tượng nhân vật Thúc Sinh
Sau khi mắc lừa Sở Khanh, Thúy Kiều bị Tú Bà ép làm gái lầu xanh, ở đây Kiều đã gặp Thúc Sinh - là con rể của quan Thượng thư, một người phong tình quen thói bốc rời. Lúc đầu, Thúc Sinh chỉ trăng gió nhưng về sau lại trở thành đá vàng với nàng. Thúc Sinh đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy làm vợ lẽ. Mặc dù sau này có chuyện Kiều bị đánh ghen, bị làm nhục nhưng Thúc Sinh trong điều kiện có thể, nói với Hoạn Thư đưa Kiều ra Quan Âm Các để giữ chùa, chép kinh, thoát khỏi kiếp tôi đòi. Có thể ta chê trách Thúc Sinh nhưng dù sao chàng cũng là ân nhân của Kiều, là người đã giúp Kiều hoàn lương. Kiều là một người phụ nữ phúc hậu nên nàng không bao giờ có thể quên ơn chàng. Thúc Sinh được mời tới trong cảnh oai nghiêm của nơi Kiều xử án:
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run.
Cảnh báo ân diễn ra, Kiều đã dùng một chữ mời rất trọng vọng. Trước cảnh gươm lớn giáo dài, chàng Thúc hoảng sợ đến mức mất cả thần sắc, mặt như chàm đổ, người run lên như đi không vững. Hình ảnh tội nghiệp này hoàn toàn phù hợp với tính cách có phần nhu nhược của chàng ta.
Trích: loigiaihay.com
- Phân tích hình tượng Hoạn Thư trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán.
- Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán
- Phân tích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán.
- Cho gươm mời đến Thúc lang,…Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay. Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du. Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán.
- Tính cách Hoạn Thư bộc lộ như thế nào qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán.
>> Xem thêm