Lý thuyết luyện tập tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng>
1.Cacbon
1.Cacbon
- Cacbon chủ yếu thể hiện tính khử: \(\overset{0}{C}\)+ 2CuO \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) 2Cu + \(\overset{+4}{CO_{2}}\)
- Cacbon thể hiện tính oxi hóa: 3 \(\overset{0}{C}\)+ 4Al \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) \(\overset{-4}{Al_{4}C_{3}}\)
2.Oxit ( CO, CO2)
a) CO:
- Là oxit trung tính (không tạo muối)
- Có tính khử mạnh: 4\(\overset{+2}{CO}\) + Fe3O4 \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) 3Fe + 4\(\overset{+4}{CO_{2}}\)
b) CO2 :
- Là oxit axit
- Có tính oxi hóa: \(\overset{+4}{CO_{2}}\) + 2Mg \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) \(\overset{0}{C}\)+ 2MgO
3. H2CO3
- H2CO3 không bền, phân hủy thành CO2 và H2O
- H2CO3 là axit yếu, trong dung dịch phân li hai nấc
4. Muối cacbonat
- Muối cacbonat của kim loại kiềm dễ tan trong nước và bền với nhiệt. Các muối cacbonat khác ít tan và dễ bị nhiệt phân:
CaCO3 \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) CaO + CO2
- Muối hidrocacbonat dễ tan và ít bị nhiệt phân:
Ca(HCO3)2 \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) CaCO3 + CO2 + H2O
5. Silic
- Silic thể hiện tính khử : Si + 2F2 \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) SiF4
- Silic thể hiện tính oxi hóa: Si + 2Mg → Mg2Si
6. SiO2
- Tan được trong kiềm nóng chảy: SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
- Tác dụng với dung dịch axit HF: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2 H2O
7. Axit silixic
- H2SiO3 là axit ở dạng rắn, ít tan trong nước.
- H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic
8. Muối silicat
- Muối silicat của kim loại kiềm dễ tan trong nước.
- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3, K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng, dùng để sản xuất xi măng chịu axit, chất kết dính trong xây dựng….
- Bài 1 trang 86 SGK Hóa học 11
- Bài 2 trang 86 SGK Hóa học 11
- Bài 3 trang 86 SGK Hóa học 11
- Bài 4 trang 86 SGK Hóa học 11
- Bài 5 trang 86 SGK Hóa học 11
>> Xem thêm