Luyện từ và câu - Tuần 20 trang 7>
1. Chọn từ ngữ chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng) điền vào chỗ trống :
Câu 1
Chọn từ ngữ chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng) điền vào chỗ trống :
Mùa xuân |
Mùa hạ |
Mùa thu |
Mùa đông |
............................ ............................ ............................ |
............................ ............................ ............................ |
............................ ............................ ............................ |
............................ ............................ ............................ |
Lời giải chi tiết:
Mùa xuân |
Mùa hạ |
Mùa thu |
Mùa đông |
ấm áp |
nóng bức oi nồng |
se se lạnh |
giá lạnh mưa phùn gió bấc |
Câu 2
Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...) :
a) Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?
M : Bao giờ lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?
- ..........................................................
b) Khi nào trường bạn nghỉ hè ?
- ..........................................................
c) Bạn làm bài tập này khi nào ?
- ..........................................................
d) Bạn gặp cô giáo khi nào ?
- ..........................................................
Lời giải chi tiết:
a)
- Lúc nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?
- Tháng mấy lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?
- Mấy giờ lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?
b)
- Lúc nào trường bạn nghỉ hè ?
- Bao giờ trường bạn nghỉ hè ?
- Tháng mấy trường bạn nghỉ hè ?
c)
- Bạn làm bài tập này lúc nào ?
- Bạn làm bài tập này bao giờ ?
- Bạn làm bài tập này lúc mấy giờ ?
d)
- Bạn gặp cô giáo lúc nào ?
- Bạn gặp cô giáo bao giờ ?
- Bạn gặp cô giáo lúc mấy giờ ?
Câu 3
Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than điền vào □ :
a) Ông Mạnh nổi giận, quát:
- Thật độc ác □
b) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:
- Mở cửa ra □
- Không □ Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào □
Phương pháp giải:
Gợi ý: Phân biệt dấu chấm và dấu chấm than:
+ Dấu chấm: kết thúc câu kể.
+ Dấu chấm than : bộc lộ cảm xúc, dùng để gọi-đáp, yêu cầu, đề nghị.
Lời giải chi tiết:
a) Ông Mạnh nổi giận, quát:
Thật độc ác !
b) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:
Mở cửa ra !
Không ! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục