Giải mục I trang 64, 65 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều>
Giả sử một xe ô tô chuyển động đều trên quãng đường AB dài 240 km. Vận tốc v (km/h) và thời gian t (h) của xe ô tô khi đi từ A đến B được liên hệ theo công thức
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Hoạt động 1
Giả sử một xe ô tô chuyển động đều trên quãng đường AB dài 240 km. Vận tốc v (km/h) và thời gian t (h) của xe ô tô khi đi từ A đến B được liên hệ theo công thức v = \(\frac{{240}}{t}\). Tìm số thích hợp cho trong bảng sau:
Phương pháp giải:
Thay giá trị của t vào công thức v = \(\frac{{240}}{t}\)để tính giá trị v tương ứng
Lời giải chi tiết:
Với t = 3 thì v = \(\frac{{240}}{3} = 80\)
Với t = 4 thì v = \(\frac{{240}}{4} = 60\)
Với t = 5 thì v = \(\frac{{240}}{5} = 48\)
Với t = 6 thì v = \(\frac{{240}}{6} = 40\)
t (h) |
3 |
4 |
5 |
6 |
v (km/h) |
80 |
60 |
48 |
40 |
Luyện tập vận dụng 1
Một công nhân theo kế hoạch cần phải làm 1 000 sản phẩm.
a) Gọi x (h) là thời gian người công nhân đó làm và y là số sản phẩm làm được trong 1 giờ. Viết công thức tính y theo x.
b) Hỏi x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch hay không? Nếu có hãy xác định hệ số tỉ lệ.
c) Tính giá trị của y khi x = 10; x = 20; x = 25.
Phương pháp giải:
b) Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay x.y = a (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a
c) Thay giá trị x vào công thức liên hệ, tìm y
Lời giải chi tiết:
a) y = \(\frac{{1000}}{x}\)
b) x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì x và y liên hệ với nhau theo công thức y = \(\frac{{1000}}{x}\)
Hệ số tỉ lệ là: 1000
c) Khi x = 10 thì y = \(\frac{{1000}}{{10}} = 100\)
Khi x = 20 thì y = \(\frac{{1000}}{{20}} = 50\)
Khi x = 25 thì y = \(\frac{{1000}}{{25}} = 40\)
- Giải mục II trang 65, 66 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục III trang 66, 67 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 68 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 2 trang 68 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 3 trang 68 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều