Giải câu hỏi khởi động trang 64 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều>
Khi tham gia thi công dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, một đội công nhân gồm 18 người dự định hoàn thành công việc được giao trong 12 ngày. Nhưng khi bắt đầu công việc, đội công nhân được bổ sung thêm thành 27 người. Giả sử năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau. Khi số công nhân tăng lên thì thời gian hoàn thành công việc sẽ tăng lên hay giảm đi? 27 công nhân hoàn thành công việc đó trong bao lâu?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Khi tham gia thi công dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, một đội công nhân gồm 18 người dự định hoàn thành công việc được giao trong 12 ngày. Nhưng khi bắt đầu công việc, đội công nhân được bổ sung thêm thành 27 người. Giả sử năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau.
Khi số công nhân tăng lên thì thời gian hoàn thành công việc sẽ tăng lên hay giảm đi?
27 công nhân hoàn thành công việc đó trong bao lâu?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cách 1: + Tính khối lượng công việc 1 người làm được trong 1 ngày
+ Tính khối lượng công việc 27 người làm được trong 1 ngày
+ Thời gian 27 người làm xong = 1 : khối lượng 27 người làm được trong 1 ngày
Cách 2: Thời gian hoàn thành và số công nhân là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Lời giải chi tiết
Khi số công nhân tăng lên thì thời gian hoàn thành giảm đi.
Cách 1: Trong 1 ngày, 18 công nhân làm được: \(\frac{1}{{12}}\) (công việc)
Trong 1 ngày, 1 công nhân làm được: \(\frac{1}{{12}}:18 = \frac{1}{{216}}\) (công việc)
Trong 1 ngày, 27 công nhân làm được: \(\frac{1}{{216}}.27 = \frac{1}{8}\) (công việc)
27 công nhân hoàn thành công việc đó trong: 1 : \(\frac{1}{8}\) = 8 (ngày)
Cách 2:
Gọi thời gian để 27 công nhân hoàn thành công việc là x (ngày) (x > 0)
Vì thời gian hoàn thành và số công nhân là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:
12. 18 = x . 17 nên \(x = \frac{{12.18}}{{27}} = 8\)
Vậy 27 công nhân hoàn thành công việc trong 8 ngày.
- Giải mục I trang 64, 65 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục II trang 65, 66 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải mục III trang 66, 67 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 68 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 2 trang 68 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều