Giải câu hỏi khởi động trang 9 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều>
Xếp loại thi đua bốn tổ lao động của một đội sản xuất được thống kê ở Bảng 2 (đơn vị: người). Bằng cách phân tích và xử lý dữ liệu thống kê, hãy cho biết:
Đề bài
Xếp loại thi đua bốn tổ lao động của một đội sản xuất được thống kê ở Bảng 2 (đơn vị: người). Bằng cách phân tích và xử lý dữ liệu thống kê, hãy cho biết:
a) Đội sản xuất trên có bao nhiêu người?
b) Đội trưởng thông báo rằng tỉ số phần trăm của số lao động giỏi và số người ở cả đội là 65%.
Thông báo đó của đội trưởng có đúng không?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Quan sát bảng số liệu đã cho, muốn tính xem đội sản xuất trên có bao nhiêu người: ta lấy tổng số lao động của tổ 1 + tổng số lao động tổ 2 + tổng số lao động tổ 3 + tổng số lao động tổ 4.
Tổng số người của 1 tổ = số lao động giỏi + số lao động khá + số lao động đạt.
b) Muốn xem thông báo của đội trưởng có đúng hay không, ta tính tỉ số phần trăm của sô lao động giỏi và số người ở cả đội.
Tỉ số phần trăm số lao động giỏi và người ở cả đội = số lao động giỏi (của cả 4 tổ) chia số người ở cả đội nhân 100.
Nếu tỉ số phần trăm ra 65% thì thông báo của đội trưởng đúng, nếu tỉ số phần trăm ra khác 65% thì thông báo của đội trưởng sai.
Lời giải chi tiết
a) Theo bảng số liệu, ta có:
Tổng số lao động của tổ 1 là:
\(7 + 2 + 1 = 10\)(người)
Tổng số lao động của tổ 2 là:
\(6 + 2 + 2 = 10\)(người)
Tổng số lao động của tổ 3 là:
\(5 + 5 + 0 = 10\)(người)
Tổng số lao động của tổ 4 là:
\(6 + 1 + 3 = 10\)(người)
Vậy tổng số lao động của 4 tổ hay đội sản xuất trên có:
\(10 + 10 + 10 + 10 = 40\)(người)
b)
Số lao động giỏi của cả 4 tổ là:
\(7 + 6 + 5 + 6 = 24\)(người)
Tỉ số phần trắm của số lao động giỏi và số người ở cả đội là:
\(\dfrac{{24.100}}{{40}}\% = 60\)%
Ta thấy: 60% < 65%. Vậy thông báo của đội trưởng không đúng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều