50 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về amin có lời giải (phần 1)

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là

  • A do phân tử amin bị phân cực mạnh.
  • B do amin tan nhiều trong H2O.
  • C do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
  • D do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân gây nên tính bazo của amin là do nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết (cặp electron tự do) => Có thể nhận pronton (H+) khi tham gia các phản ứng hóa học

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin ?

  • A RNH2 + H2O \(\rightleftharpoons \) RNH3+ + OH-
  • B C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
  • C Fe3+ + 3RNH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3RNH3+
  • D RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Amin thể hiện tính bazo khi nó nhận proton (H+).

Lời giải chi tiết:

Amin thể hiện tính bazo khi nó nhận proton (H+).

Trong các đáp án ta thấy phản ứng D không thỏa mãn.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là

  • A CnH2n+3N.
  • B CnH2n+2+kNk.
  • C CnH2n+2-2a+kNk.
  • D CnH2n+1N.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Amin mạch hở, có a liên kết π trong phân tử có công thức chung là CnH2n+2-2a+kNk.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Công thức chung của amin thơm (chứa 1 vòng benzen) đơn chức bậc nhất là

  • A CnH2n-7NH2 (n≥6).
  • B CnH2n+1NH2 (n≥6).
  • C C6H5NHCnH2n+1 (n≥6).
  • D CnH2n-3NH2 (n≥6).

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Amin thơm, chứa 1 vòng benzen, đơn chức, bậc nhất có công thức là CnH2n-7NH2 (n ≥ 6).

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amin là không đúng?

  • A Metylamin, đimetylamin, etylamin là chất khí, dễ tan trong nước.
  • B Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
  • C Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen.
  • D Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Tên gọi amin nào sau đây là không đúng?

  • A CH3-NH-CH3 đimetylamin.
  • B CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin.
  • C CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin.
  • D C6H5NH2 alanin.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào các đọc tên amin.

Lời giải chi tiết:

D sai vì C6H5NH2 là anilin.

Alanin là CH3CH(NH2)COOH.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A Amin có CTCT (CH3)2CHNH2 có tên thường là iso-propylamin.
  • B Amin có CTCT (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-metylpropan-2-amin.
  • C Amin có CTCT CH3[CH2]3N(CH3)2 có tên thay thế là N,N-đimetylbutan-1-amin.
  • D Amin có CTCT (CH3)2(C2H5)N có tên gọi là đimetyletylamin.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào các đọc tên amin.

Lời giải chi tiết:

D sai vì amin có CTCT (CH3)2(C2H5)N có tên gọi là etylđimetylamin.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hợp chất có CTCT: m-CH3-C6H4-NH2 có tên theo danh pháp thông thường là

  • A 1-amino-3-metyl benzen.
  • B m-toludin.
  • C m-metylanilin.
  • D Cả B, C đều đúng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào cách đọc tên thông thường của amin.

Lời giải chi tiết:

m-CH3-C6H4-NH2 có tên thông thường là m-toludin.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Metylamin dễ tan trong H2O do nguyên nhân nào sau đây?

  • A Do nguyên tử N còn cặp electron tự do dễ nhận H+ của H2O.
  • B Do metylamin có liên kết H liên phân tử.
  • C Do phân tử metylamin phân cực mạnh.
  • D Do phân tử metylamin tạo được liên kết H với H2O.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Metylamin CH3NH2 tạo được liên kết hidro với H2O và gốc hidrocacbon nhỏ nên tan tốt trong nước.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?

  • A C6H5NH2.
  • B C6H5CH2NH2.
  • C (C6H5)2NH.
  • D NH3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Do C6H5- là gốc hút e, làm giảm mật độ e của N nên làm tính bazo của amin yếu đi. Từ đó suy ra amin có tính bazo yếu nhất.

Lời giải chi tiết:

Do C6H5- là gốc hút e, làm giảm mật độ e của N nên làm tính bazo của amin yếu đi

=> (C6H5)2NH có tính bazo yếu nhất

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khi cho anilin vào ống nghiệm chứa nước, hiện tượng quan sát được là

  • A anilin tan trong nước tạo dung dịch trong suốt.
  • B anilin không tan tạo thành lớp dưới đáy ống nghiệm.
  • C anilin không tan nổi lên trên lớp nước.
  • D anilin ít tan trong nước tạo dung dịch bị đục, để lâu có sự tách lớp.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của anilin.

Lời giải chi tiết:

Anilin ít tan trong nước, anilin dễ bị oxi hóa làm đục dung dịch rồi lắng xuống đáy (tách lớp).

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chọn câu đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp quỳ tím?

  • A Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
  • B Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh.
  • C Etylamin trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.
  • D Dung dịch natriphenolat không làm quỳ tím đổi màu.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

- Vì bazo của etylamin khá mạnh (mạnh hơn cả NH3) nên có khả năng làm xanh quỳ tím.

- Phenol có tính axit yếu và anilin có tính bazo yếu nên không làm đổi màu quỳ tím.

- Dung dịch C6H5ONa có tính bazo nên làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các chất có cấu tạo như sau:

(1) CH3-CH2-NH2;                   (2) CH3-NH-CH3;

(3) CH3-CO-NH2;                    (4) NH2-CO-NH2;

(5) NH2-CH2-COOH;               (6) C6H5-NH2;

(7) C6H5NH3Cl;                       (8) C6H5-NH-CH3;

(9) CH2=CH-NH2.

Các chất thuộc loại amin là

  • A (1); (2); (6); (7); (8).
  • B (1); (3); (4); (5); (6); (9).
  • C (3); (4); (5).
  • D (1); (2); (6); (8); (9).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Khi thay thế lần lượt các nguyên tử H trong phân tử NH3, ta thu được amin.

Lời giải chi tiết:

Những amin là: (1) CH3-CH2-NH2; (2) CH3-NH-CH3; (6) C6H5-NH2; (8) C6H5-NH-CH3; (9) CH2=CH-NH2.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Điều nào sau đây sai?

  • A Các amin đều có tính bazơ.
  • B Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
  • C Anilin có tính bazơ rất yếu.
  • D Amin có tính bazơ do N có cặp electron chưa tham gia liên kết.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Tính amin của tất cả các amin no đều mạnh hơn NH3

+ Các gốc đẩy electron: gốc ankyl ( -CH3; -CH2CH3…); -OH làm tăng tính bazo của amin

+ Các gốc hút electron: - NO2; -C6H5… làm giảm tính bazo của amin

Lời giải chi tiết:

Tính bazo mạnh hay yếu của amin được quyết định bởi mức độ hút electron của gốc hiđrocacbon.

+ Nếu gốc hidrocacbon đẩy e làm cho tính bazo của amin mạnh hơn NH3.

+ Nếu gốc hidrocacbon hút e làm cho tính bazo của amin yếu hơn NH3.

Vậy phát biểu B là phát biểu sai.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A Amin có CTCT (CH3)2CHNH2 có tên thường là iso-propylamin.
  • B Amin có CTCT (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-metylpropan-2-amin.
  • C Amin có CTCT CH3[CH2]3N(CH3)2 có tên thay thế là N,N-đimetylbutan-1-amin.
  • D Amin có  CTCT (CH3)2(C2H5)N có tên gọi là etylđimetylamin.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân biệt các loại tên của amin: tên thường; tên gốc chức; tên thay thế.

Lời giải chi tiết:

Amin (CH3)2CHNH2  có tên gốc chức là iso-propylamin.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hợp chất có CTCT: m-CH3-C6H4-NH2 có tên theo danh pháp thông thường là

  • A 1-amino-3-metyl benzen.
  • B m-toludin.
  • C m-metylanilin.
  • D Cả B, C đều đúng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân biệt các loại tên amin: tên thông thường, tên thay thế, tên gốc - chức.

Lời giải chi tiết:

m-CH3-C6H4-NH2 có tên thông thường là m-toludin.

Chú ý: 1-amino-3-metyl benzen là tên thay thế; m-metylanilin là tên gốc chức.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây?

  • A Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2.
  • B Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2.
  • C Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr.
  • D Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ HBr là axit mạnh => phản ứng với tất cả những chất có tính bazo

+ FeCl2 là một axit yếu => chỉ phản ứng với bazo mạnh

Lời giải chi tiết:

+ HBr là axit mạnh => CH3NH2 và C6H5NH2 đều phản ứng 

+ FeCl2 là một axit yếu => Chỉ phản ứng với bazo mạnh, nên chỉ CH3NH2 phản ứng:

2CH3NH2 + 2H2O + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2 CH3NH3Cl

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Điều chế anilin bằng cách khử nitrobenzen thì dùng chất nào sau đây

  • A Cacbon.      
  • B Fe + dung dịch HCl.    
  • C khí H2.       
  • D NH3.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Tên gọi amin nào sau đây là không đúng?

  • A \({C_6}{H_5}N{H_2}\) là alanin
  • B \(C{H_3} - C{H_2} - C{H_2}N{H_2}\) n - propylamin                     
  • C \(C{H_3}CH(C{H_3}) - N{H_2}\)  isopropyla\min
  • D \(C{H_3} - NH - C{H_3}\)dimetylamin

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

 \({C_6}{H_5}N{H_2}\) có tên là anilin

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Amin có cấu tạo CH3CH2CHNH2CH3 là amin:

  • A bậc 3
  • B bậc 2  
  • C bậc 1                      
  • D bậc 4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Bậc của amin bằng số nhóm thế gắn trực tiếp vào nguyên tử Nito

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Cho các chất sau: etylamin; anilin; dimetylamin; trimetylamin. Số chất amin bậc 2 là

  • A 4
  • B 2
  • C 1
  • D 3

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các chất thỏa mãn: dimetylamin (CH3NHCH3)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Amin có cấu tạo CH3CH2NHCH3 có tên là:

  • A etanmetanamin
  • B propanamin
  • C etylmetylamin         
  • D propylamin

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho các chất : CH4 ; C2H2 ; C2H4 ; C2H5OH ; CH2=CHCOOH ; C6H5NH2(anilin) ; C6H5OH(phenol) ; C6H6(benzen) ; CH3CHO. Số chất phản ứng được với nước brom là :

 

  • A 8
  • B 7
  • C 6
  • D 5

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các chất thỏa mãn : C2H2 ; C2H4 ; CH2=CHCOOH ; C6H5NH2 ; C6H5OH ; CH3CHO

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho các chất C6H5OH (X) ; C6H5NH2 (Y) ; CH3NH2 (Z) và C6H5CH2OH (T). Chất không làm đổi màu quì tím là :

                                          

  • A  X,Y 
  • B X,Y,Z 
  • C X,Y,T                     
  • D  Tất cả các chất

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là :

        

  • A amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.      
  • B  metyl amin, amoniac, natri axetat.
  • C  anilin, metyl amin, amoniac.                                              
  • D anilin,amoniac,natri,hiđroxit.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì phải có tính bazo ví dụ như các amin, hidroxit của  kim loại kiềm, kiềm thổ ( Ca, Ba ), và các aminno axit có số nhóm –NH2 > - COOH.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2(anilin), C6H5OH (phenol), C6H6(benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom ở điều kiện thường là:

  • A 6
  • B 8
  • C 7
  • D 5

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các chất thỏa mãn : C2H2 ; C2H4 ; CH2=CH-COOH ; C6H5NH2 ; C6H5OH ; CH3CHO

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho các chất: phenol, stiren, benzen, toluen, anilin, glixerol. Số chất tác dụng được với dung dịch nước Brom ở điều kiện thường là?

  • A 6
  • B  

    4

  • C 5
  • D 3

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phenol ; stiren  ; anilin

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin;  (2) đimetyl amin;  (3) amoniac;   (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là

  • A 4
  • B 2
  • C 1
  • D 3

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các dung dịch thỏa mãn : (1), (2), (3)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là:

  • A CnH2n+3N.     
  • B CxHyN.   
  • C CnH2n+1NH2.  
  • D CnH2n+1N.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch axit HCl đậm đặc đặt phía trên miệng lọ đựng dung dịch metylamin đặc, có khói trắng xuất hiện chính là

  • A NH4Cl
  • B CH3NH2
  • C CH3NH3Cl
  • D C2H5NH3Cl

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Chất nào sau đây không phải amin bậc một?

  • A C2H5NHCH3.   
  • B CH3NH2.   
  • C C6H5NH2.      
  • D C2H5NH2.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Chất nào sau đây là amin thơm

  • A  C6H5NH2     
  • B C6H5CH2NH2              
  • C CH3NH2     
  • D C2H5NHCH3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp: dựa vào định nghĩa amin thơm.

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

Amin thơm : có gốc hidrocacbon thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 là gốc thơm

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của gốc hidrocacbon người ta chia amin thành:

  • A Amin thơm, amin no   
  • B Amin thơm, amin béo, amin dị vòng  
  • C Amin bậc 1, amin bậc 2, amin bậc 3       
  • D Amin béo, amin dị vòng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp: Dựa vào sự phân loại amin theo đặc điểm cấu tạo của gốc hidrocacbon

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Câu nào sau đây không đúng khi nói về độ tan của amin?

  • A Metyl-,đimetyl-, trimetyl-,và etylamin dễ tan trong nước.     
  • B Độ tan trong nước của các amin giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối    
  • C Độ tan trong nước của các amin tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối      
  • D Anilin ít tan trong nước nhưng tan trong etanol, benzen.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp: Dựa vào tính chất vật lý của amin

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

 

Tính chất vật lý của amin:

 + Metyl-,đimetyl-, trimetyl-và etylamin là  những chất khí, mùi khai khó chịu, độc,dễ tan trong nướC.            

+ Các amin đồng đẳng cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối      

+ Anilin là chất lỏng, sôi ở 184oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước nhưng tan trong etanol, benzen.

=>A,B,D đều đúng, C không đúng

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

\({C_6}{H_5}N{(C{H_3})_2}\) là amin bậc mấy?

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:Bậc amin = số nguyên tử H trong NH3 bị thay thế.

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

 

Trong công thức trên, có 3 nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi 3 gốc hidrocacbon ( 1 gốc (-C6H5), 2 gốc (-CH3))  => Amin bậc 3 

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Tên gọi thông thường của C6H5NH2 là?

  • A  Phenylamin
  • B Benzenamin    
  • C Anilin 
  • D Metylphenylamin

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

C6H5NH2

+ Tên gốc-chức: Tên gốc hidrocacbon + amin: phenylamin

+ Tên thay thế: Tên mạch hidrocacbon dài nhất+ vị trí nhóm amin+ amin : Benzenamin

+ Tên thông thường : anilin

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Sản phẩm khi cho anilin tác dụng với HCl là?

  • A Phenylamoni clorua
  • B Phenyl clorua      
  • C Anilin clorua     
  • D Anilinamoni clorua

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải

C6H5NH2  + HCl → C6H5NH3Cl

                               phenylamoni clorua

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin là vì:

  • A Khối lượng mol của metylamin nhỏ hơn
  • B Nhóm metyl làm tăng mật độ e ở nguyên tử N
  • C Nhóm phenyl làm giảm mật độ e ở nguyên tử N
  • D B,C đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp: nhóm ankyl đẩy e => làm tăng mật độ e ở nguyên tử N => tính bazơ tăng

Nhóm thơm hút e  => mật độ e trên nguyên tử N giảm   => tính bazơ giảm

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải

+ Metylamin: nhóm metyl đẩy e => làm tăng mật độ e ở nguyên tử N => tính bazơ tăng

+ Anilin: Nhóm C6Hhút e  => mật độ e trên nguyên tử N giảm   => tính bazơ giảm

=>  Cả B,C đều đúng  

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Chất nào sau đây không có khả năng làm xanh giấy quỳ?

  • A Metylamin
  • B Anilin  
  • C Amoniac 
  • D NaOH

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải

+ NaOH, NH3 , CH3NH2 có tính bazơ mạnh hơn  => làm xanh giấy quỳ

+ Anilin ít tan trong nước, tính bazơ rất yếu  => không làm đổi màu quỳ

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

  • A (CH3)3COH và (CH3)2NH.      
  • B (CH3)2NH và CH3OH.                               
  • C CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.
  • D  (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.               

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1) ; etylđimetylamin (2) ; isopropylamin (3).

  • A (1), (2), (3).             
  • B (2), (3),(1).               
  • C (3), (1), (2).             
  • D (3), (2), (1).

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Tên gọi các amin nào dưới đây không đúng với công thức cấu tạo?

  • A CH3-NH-CH3 : đimetylamin.                      
  • B H2NCH(CH3)COOH: anilin.                      
  • C  CH3-CH2-CH2NH2 : propylamin.
  • D CH3CH(CH3)-NH2: isopropylamin.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A,C, D đúng

B sai chất B được đọc là alanin

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Anilin có công thức là

  • A C6H5OH                                
  • B

    CH3OH                           

  • C CH3COOH              
  • D C6H5NH2

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

 C6H5OH: phenol 

• CH3OH: ancol metylic.

• CH3COOH: axit axetic  

• C6H5NH2: anilin (amin thơm).

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Amin có cấu tạo CH3CH2CH(NH2)CH3 là amin:

  • A bậc III.       
  • B bậc I.   
  • C  bậc IV.           
  • D bậc II.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Metylamin không phản ứng với

  • A dung dịch H2SO4.     
  • B  O2, nung nóng.
  • C H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
  • D dung dịch HCl.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc thơm.
  • B Amin từ 2 nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
  • C Amin được tạo thành bằng cách tháy thế H của amoni bằng gốc hiđrocacbon.
  • D Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sai : Bậc của amin là số gốc hidrocacbon liên kết trực tiếp với N ( hay số H của N bị thay thế ) chứ không phải là bậc của C liên kết với nhóm amin

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Cho dãy các chất: stiren, phenol, toluen, anilin, metyl amin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch brom là 

  • A 4
  • B 5
  • C 2
  • D 3

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Stiren, phenol, anilin

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Cho Etylamin phản ứng với CH3I (tỉ lệ mol 1 :1) thu được chất nào sau đây?

  • A Metyletylamin 
  • B Đietylamin      
  • C Đimetylamin      
  • D Etylmetylamin 

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

C2H5NH2 + CH3I -> C2H5NHCH3 + HI

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
  • B Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
  • C  Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
  • D  Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A. Sai vì anilin là amin nhưng không làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

B. Sai vì chỉ có các amin đầu Metyl-; đimetyl-; trimetyl- và etylamin mới tan trong nước ở điều kiện thường

C. Sai vì anilin rất độc

D. Đúng vì C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Dung dịch amin nào sau đây không đổi màu quỳ tím sang xanh?

  • A Anilin.    
  • B Metylamin.   
  • C Đimetylamin.   
  • D Benzylamin.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.