Đề tham khảo thi THPT môn Hóa - Đề số 7 (hay, chi tiết)

Phần I. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

  • A.

    W.

  • B.

    Cr.

  • C.

    Hg.

  • D.

    Pb.

Câu 2 :

Sodium hydrogen carbonate là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa acid. Công thức của Sodium hydrogen carbonate là

  • A.

    NaOH.

  • B.

    NaHS.

  • C.

    NaHCO3.

  • D.

    Na2CO3

Câu 3 :

Polymer  là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để

chế tạo thuỷ tinh hữu cơ. Tên gọi của  là

  • A.

    Poly(methyl methacrylate).

  • B.

    Poly(phenol-formaldehyde).

  • C.

    Polyethylene.

  • D.

    Poly(vinyl chloride).

Câu 4 :

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

  • A.

    Fe, Cu, Ag.

  • B.

    K, Zn, Cu.

  • C.

    Al, Fe, Cr.

  • D.

    Na, Ag, Cu.

Câu 5 :

Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của ion Al3+

  • A.

    ls22s22p63s23p1.

  • B.

    ls22s22p6.

  • C.

    ls22s22p5.

  • D.

    ls22s22p63s1

Câu 6 :

Chất nào sau đây không dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?

  • A.

    Na2CO3

  • B.

    Ca(OH)2

  • C.

    Na3PO4

  • D.

    NaNO3

Câu 7 :

Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa.

- Điểm chớp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy:

+ Chất lỏng có điểm chớp cháy <37,8oC gọi là chất lỏng dễ cháy.

+ Chất lỏng có điểm chớp cháy >37,8oC gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

Cho bảng số liệu sau:

Nhiên liệu

Điểm chớp cháy (℃)

Nhiên liệu

Điểm chớp cháy (℃)

Propane

–105

Ethylene glycol

111

Pentane

–49

Diethyl ether

–45

n–Hexane

–22

Acetaldehyde

–39

Ethanol

13

Stearic acid

196

Methanol

11

Trimethylamine

–7

Số chất lỏng dễ cháy trong bảng trên là

  • A.

    6

  • B.

    7

  • C.

    8

  • D.

    9

Câu 8 :

Phân bón nào sau đây khi bón cho cây trồng có thể làm tăng độ chua của đất?

  • A.

    Potassium chloride.

  • B.

    Potassium carbonate

  • C.

    Potassium nitrate.

  • D.

    Ammonium nitrate

Câu 9 :

Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 74. Chất X có thể là

  • A.

    Acetic acid.                   

  • B.

    Methyl acetate.              

  • C.

    Acetone.                        

  • D.

    Trimethylamine.

Câu 10 :

Ester X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng thu được sản phẩm gồm methyl alcohol và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

  • A.

    C2H5OH.

  • B.

    HCOOH.

  • C.

    CH3COOH.

  • D.

    C2H5COOH.

Câu 11 :

Amine nào sau đây ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường?

  • A.

    Methylamine

  • B.

    Ethylamine.

  • C.

    Dimethylamine.

  • D.

    Aniline.

Câu 12 :

Carbohydrate nào sau đây thuộc loại polysaccharide?

  • A.

    Saccharose.

  • B.

    Cellulose.

  • C.

    Fructose.

  • D.

    Glucose.

Câu 13 :

Ethylene là một trong những hóa chất quan trọng, có nhiều ứng dụng trọng đời sống: kích thích quả mau chín, điều chế nhựa làm sản phẩm gia dụng,… Phản ứng hóa học của ethylene với dung dịch Br2 như sau:

Cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau:

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A.

    Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng.

  • B.

    Giai đoạn 1, liên kết đôi phản ứng với tác nhân \(\mathop {Br}\limits^{ - \delta } \) tạo thành phần tử mang điện dương.

  • C.

    Giai đoạn 2, phần tử mang điện dương kết hợp với anion tạo thành sản phẩm.

  • D.

    Hiện tượng của phản ứng là dung dịch bromine bị mất màu.

Câu 14 :

Palmitic acid là một acid béo bão hoà phổ biến trong động vật và thực vật. Công thức của palmitic acid là

  • A.

    C17H33COOH.

  • B.

    НСООН.

  • C.

    C15H31COOH.

  • D.

    CH3COOH

Câu 15 :

Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau:

Cặp oxi hóa - khử

Al3+/Al

Zn2+/Zn

Fe2+/Fe

Cu2+/Cu

Ag+/Ag

E0(V)

-1,676

-0,763

-0,440

0,340

0,799

Câu 15.1 :

Dựa trên bảng thế điện cực chuẩn cho ở trên thì phản ứng nào cho dưới đây là sai?

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Câu 15.2 :

Sức điện động chuẩn của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là 2,475 V. Hai cặp oxi hoá-khử hình thành pin lần lượt là

  • A.

    Al3+/Al và Ag+/Ag.    

  • B.

    Zn2+/Zn và Al3+/Al.    

  • C.

    Fe2+/Fe và Cu2+/Cu.   

  • D.

    Al3+/Al và Cu2+/Cu.

Câu 16 :

Quan sát Hình 6.1 dưới đây:

Trong điều kiện thí nghiệm ở pH = 6,0, cho các phát biểu sau:

     (a) Lysine dịch chuyển về phía cực âm nên lysine tồn tại chủ yếu ở dạng cation.

     (b) Glycine hầu như không dịch chuyển nên glycine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

     (c) Glutamic acid dịch chuyển về phía cực âm nên glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion.

     (d) Thí nghiệm trên chứng mình tính điện li của các phân tử amino acid.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    4

Câu 17 :

Nhúng thanh Cu tinh khiết có khối lượng là m1 (gam) vào dung dịch iron(III) chloride, sau một thời gian, lấy thanh Cu ra cân lại thấy khối lượng là m2 (gam). Cho các phát biểu sau:

     a) Thí nghiệm trên có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Đúng
Sai

b) Giá trị của m2 lớn hơn m1.

Đúng
Sai

c) Trên bề mặt thanh Cu có một lớp kim loại Fe bám vào.

Đúng
Sai

d) Phương trình phản ứng xảy ra là: Cu (s) + 2Fe3+(aq) → 2Fe2+(aq)) +Cu²+(aq).

Đúng
Sai
Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624 : 2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc phủ trên bề mặt tấm kính (quy ra tổng lượng bạc trên một đơn vị m2 kính) phải đạt tối thiểu 0,7 g.m-2. Một công ty cần sản xuất 30000 m2  gương có độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 g.m-2. Để tạo ra bạc, người ta tiến hành theo sơ đồ phản ứng như sau:

Biết hiệu suất cả quá trình là 80%.

a) Lượng bạc được tráng lên 30 000m2 gương với độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 g.m-2 là 21,6 kg.  

Đúng
Sai

b) Trong dung dịch A có hai loại monosaccharide.

Đúng
Sai

c) Trong quá trình thủy phân saccharose có thể thay xúc tác acid bằng xúc tác base.

Đúng
Sai

d) Để sản xuất lượng gương với độ phủ bạc như trên, công ty đó cần sử dụng lượng saccharose  là 21,375 kg.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Hợp chất E được điều chế từ alcohol X và carboxylic acid Y (biết Y là hợp chất tạp chức chứa vòng benzene). E có trong thành phần của một số thuốc giảm đau, xoa bóp, cao dán, ... dùng để điều trị đau lưng, căng cơ, bong gân,..

Thành phần về khối lượng các nguyên tố trong E như sau:  và . Phân tích E bằng phố IR của E cho kết quả sau:

+ peak đặc trưng của liên kết  (số sóng 1750-1735 ),

+ liên kết  (số sóng )

+ peak đặc trưng của liên kết  (số sóng ).

Từ phổ MS , xác định được E có phân tử khối là 152 amu .

Cho các phát biểu sau:

a) X là methyl alcohol.                      

Đúng
Sai

b) Tổng số nguyên tử trong phân tử E là 20 .

Đúng
Sai

c) Y có nhóm -OH và -COOH .         

Đúng
Sai

d) Nếu lấy 1 mol Y tác dụng NaOH thì số mol NaOH cần để phản ứng vừa đủ là 2 mol  .

Đúng
Sai
Câu 3 :

Metalloporphyrin có cấu trúc tương tự heme và được sử dụng việc kiểm soát chứng tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh ( chứng này gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh). Metalloporphyrin có công thức như sau: 

a) Ion trung tâm của phức Metalloporphyrin là Fe

Đúng
Sai

b) Số phối trí của phức là 4.

Đúng
Sai

c) Metalloporphyrin là muối kép không phải là phức chất.

Đúng
Sai

d) Liên kết trong phức Metalloporphyrin được tạo thành do nguyên tử N cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử Fe.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Người ta dùng 150 tấn quặng bauxite để điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, giả sử toàn bộ lượng nhôm điều chế được dùng để sản xuất thanh nhôm làm cửa thì sản xuất được x thanh. Biết rằng khối lượng nhôm trong một thanh nhôm là 5 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 85%. Giá trị của x bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Đun nóng một loại dầu thực vật với dung dịch NaOH, sản phẩm thu được chứa muối sodium palmitate. Tính phân tử khối của sodium palmitate ?

Đáp án:

Câu 2 :

Cho các tính chất sau: (1) chất rắn kết tinh, màu trắng, (2) dễ tan trong nước, (3) có vị ngọt, (4) phản ứng với thuốc thử Tollens, (5) phản ứng với methanol có HCl xúc tác. Tính chất nào đúng với glucose? Liệt kê đáp án theo dãy số thứ tự tăng dần (ví dụ: 1234, 235,…).

Đấp án:

Câu 3 :

Cho các amine: CH3NH2 CH3NHCH3, C2H5NH2, CH3NHC2H5. Có bao nhiêu chất là amine bậc một trong các chất trên?

Đáp án:

Câu 4 :

Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam methane CH4(g) (làm tròn đến hàng phần trăm) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 1 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. Phương trình nhiệt của phản ứng nung vôi và đốt cháy methane như sau:

(1) \(CaC{O_3}(s) \to CaO(s) + C{O_2}(s)\)

(2) \(C{H_4}(g) + 2{O_2}(g) \to C{O_2}(g) + 2{H_2}O(g)\)

Biết nhiệt tạo thành (\({\Delta _f}H_{298}^o\)) của các chất ở điều kiện chuẩn được cho trong bảng sau:

Chất

CH4(g)

CO2(g)

H2O(g)

CaCO3(s)

CaO(s)

\({\Delta _f}H_{298}^o\) (kJ/mol)

–74,6

–393,5

–241,8

–1207

–635

Đáp án:

Câu 5 :

Iron (II)sulfate thường được bảo quản ở dạng muối Mohr màu xanh nhạt có công thức FeSO4.(NH4)2SO4.nH2O

Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cân 1,96g muối Mohr rồi hòa tan vào nước, sau đó định mức trong bình 50mL. Chuẩn độ 5mL dung dịch vừa pha cần dùng 5mL dung dịch KMnO4 0,02M trong môi trường H2SO4 loãng. Xác định công thức phân tử muối Mohr. 

Thí nghiệm 2: Làm lạnh 100g dung dịch muối Mohr bão hòa ở 30oC đến nhiệt độ ổn định ở 0oC thu được m gam muối Mohr kết tinh. Cho độ tan của muối Mohr trong nước ở các nhiệt độ như sau:

Nhiệt độ

0

10

20

30

Độ tan

17,2

31

36,4

45

Giá trị của m là bao nhiêu?

Đáp án:

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

  • A.

    W.

  • B.

    Cr.

  • C.

    Hg.

  • D.

    Pb.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Kim loại Hg ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng được sử ụng trong nhiệt kế, áp kế.

Đáp án C

Câu 2 :

Sodium hydrogen carbonate là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa acid. Công thức của Sodium hydrogen carbonate là

  • A.

    NaOH.

  • B.

    NaHS.

  • C.

    NaHCO3.

  • D.

    Na2CO3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hợp chất của nhóm IA.

Lời giải chi tiết :

Sodium hydrogencarbonate có công thức là NaHCO3.

Đáp án C

Câu 3 :

Polymer  là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để

chế tạo thuỷ tinh hữu cơ. Tên gọi của  là

  • A.

    Poly(methyl methacrylate).

  • B.

    Poly(phenol-formaldehyde).

  • C.

    Polyethylene.

  • D.

    Poly(vinyl chloride).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của polymer X.

Lời giải chi tiết :

Vì polymer X có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được chế tạo thành thủy tinh hữu cơ nên

X là poly(methyl methacrylate)

Đáp án A

Câu 4 :

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

  • A.

    Fe, Cu, Ag.

  • B.

    K, Zn, Cu.

  • C.

    Al, Fe, Cr.

  • D.

    Na, Ag, Cu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các kim loại trung bình yếu được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối.

Lời giải chi tiết :

Fe, Cu, Ag là những kim loại trung bình yếu nên được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.

Đáp án A

Câu 5 :

Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của ion Al3+

  • A.

    ls22s22p63s23p1.

  • B.

    ls22s22p6.

  • C.

    ls22s22p5.

  • D.

    ls22s22p63s1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vẽ cấu hình electron của nguyên tử Al, để tạo ra ion Al3+ đã nhường 3e.

Lời giải chi tiết :

Cấu hình của ion Al3+ là ls22s22p6.

Đáp án B

Câu 6 :

Chất nào sau đây không dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?

  • A.

    Na2CO3

  • B.

    Ca(OH)2

  • C.

    Na3PO4

  • D.

    NaNO3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nguyên tắc làm mềm nước cứng: loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+.

Lời giải chi tiết :

NaNO3 không dùng để làm mềm nước cứng tạm thời vì không tạo kết tủa của Ca2+ và Mg2+

Đáp án D

Câu 7 :

Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa.

- Điểm chớp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy:

+ Chất lỏng có điểm chớp cháy <37,8oC gọi là chất lỏng dễ cháy.

+ Chất lỏng có điểm chớp cháy >37,8oC gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

Cho bảng số liệu sau:

Nhiên liệu

Điểm chớp cháy (℃)

Nhiên liệu

Điểm chớp cháy (℃)

Propane

–105

Ethylene glycol

111

Pentane

–49

Diethyl ether

–45

n–Hexane

–22

Acetaldehyde

–39

Ethanol

13

Stearic acid

196

Methanol

11

Trimethylamine

–7

Số chất lỏng dễ cháy trong bảng trên là

  • A.

    6

  • B.

    7

  • C.

    8

  • D.

    9

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng số liệu về điểm chớp cháy của các chất.

Lời giải chi tiết :

Propane, Pentane, n – hexane, diethyl ether, acetaldehyde, trimethylamine đều có nhiệt độ < 37,8oC nên là chất lỏng dễ cháy.

Đáp án A

Câu 8 :

Phân bón nào sau đây khi bón cho cây trồng có thể làm tăng độ chua của đất?

  • A.

    Potassium chloride.

  • B.

    Potassium carbonate

  • C.

    Potassium nitrate.

  • D.

    Ammonium nitrate

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đất bị chua do dư thừa acid.

Lời giải chi tiết :

NH4NO3 có pH < 7 nên có thể làm tăng độ chua của đất.

Đáp án D

Câu 9 :

Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 74. Chất X có thể là

  • A.

    Acetic acid.                   

  • B.

    Methyl acetate.              

  • C.

    Acetone.                        

  • D.

    Trimethylamine.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phân tử khối của X

Lời giải chi tiết :

X không thể là acetic acid (M = 60) vì MX = 74.

Đáp án A

Câu 10 :

Ester X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng thu được sản phẩm gồm methyl alcohol và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

  • A.

    C2H5OH.

  • B.

    HCOOH.

  • C.

    CH3COOH.

  • D.

    C2H5COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sản phẩm của X khi thủy phân trong môi trường acid

Lời giải chi tiết :

Vì khi thủy phân X thu được methyl alcohol nên X có CTTQ là : RCOOCH3

Vì X có công thức phân tử là C4H8O2 nên CTCT X là : C2H5COOCH3.

Khi thủy phân X thu được acid C2H5COOH.

Đáp án D

Câu 11 :

Amine nào sau đây ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường?

  • A.

    Methylamine

  • B.

    Ethylamine.

  • C.

    Dimethylamine.

  • D.

    Aniline.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của amine.

Lời giải chi tiết :

Aniline tồn tại ở thể lỏng điều kiện thường.

Đáp án D

Câu 12 :

Carbohydrate nào sau đây thuộc loại polysaccharide?

  • A.

    Saccharose.

  • B.

    Cellulose.

  • C.

    Fructose.

  • D.

    Glucose.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại polysaccharide.

Lời giải chi tiết :

Cellulose thuộc polysaccharide.

Đáp án B

Câu 13 :

Ethylene là một trong những hóa chất quan trọng, có nhiều ứng dụng trọng đời sống: kích thích quả mau chín, điều chế nhựa làm sản phẩm gia dụng,… Phản ứng hóa học của ethylene với dung dịch Br2 như sau:

Cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau:

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A.

    Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng.

  • B.

    Giai đoạn 1, liên kết đôi phản ứng với tác nhân \(\mathop {Br}\limits^{ - \delta } \) tạo thành phần tử mang điện dương.

  • C.

    Giai đoạn 2, phần tử mang điện dương kết hợp với anion tạo thành sản phẩm.

  • D.

    Hiện tượng của phản ứng là dung dịch bromine bị mất màu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cơ chế của phản ứng.

Lời giải chi tiết :

A. Đúng

B. Sai vì Giai đoạn 1, liên kết đôi phản ứng với tác nhân \(\mathop {Br}\limits^{ - \delta } \) tạo thành phần tử mang điện tích dương.

C. Đúng

D. Đúng

Câu 14 :

Palmitic acid là một acid béo bão hoà phổ biến trong động vật và thực vật. Công thức của palmitic acid là

  • A.

    C17H33COOH.

  • B.

    НСООН.

  • C.

    C15H31COOH.

  • D.

    CH3COOH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của acid béo.

Lời giải chi tiết :

Palmitic acid có công thức là C15H31COOH.

Đáp án C

Câu 15 :

Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau:

Cặp oxi hóa - khử

Al3+/Al

Zn2+/Zn

Fe2+/Fe

Cu2+/Cu

Ag+/Ag

E0(V)

-1,676

-0,763

-0,440

0,340

0,799

Câu 15.1 :

Dựa trên bảng thế điện cực chuẩn cho ở trên thì phản ứng nào cho dưới đây là sai?

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của thế điện cực.

Lời giải chi tiết :

C sai vì Cu có tính khử yếu hơn Fe nên không khử được Fe2+.

Đáp án C

Câu 15.2 :

Sức điện động chuẩn của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là 2,475 V. Hai cặp oxi hoá-khử hình thành pin lần lượt là

  • A.

    Al3+/Al và Ag+/Ag.    

  • B.

    Zn2+/Zn và Al3+/Al.    

  • C.

    Fe2+/Fe và Cu2+/Cu.   

  • D.

    Al3+/Al và Cu2+/Cu.

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào giá trị thể điện cực chuẩn của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Hai cặp oxi hóa – khử hình thành pin lần lượt là Al3+/Al và Ag+/Ag. Vì \(E_{Al - Ag}^o = E_{A{g^ + }/Ag}^o - E_{A{l^{3 + }}/Al}^o = 0,799 - ( - 1,676) = 2,475V\)

Đáp án A

Câu 16 :

Quan sát Hình 6.1 dưới đây:

Trong điều kiện thí nghiệm ở pH = 6,0, cho các phát biểu sau:

     (a) Lysine dịch chuyển về phía cực âm nên lysine tồn tại chủ yếu ở dạng cation.

     (b) Glycine hầu như không dịch chuyển nên glycine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

     (c) Glutamic acid dịch chuyển về phía cực âm nên glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion.

     (d) Thí nghiệm trên chứng mình tính điện li của các phân tử amino acid.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất điện di của dung dịch amino acid.

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng

(c) đúng

Đáp án B

Câu 17 :

Nhúng thanh Cu tinh khiết có khối lượng là m1 (gam) vào dung dịch iron(III) chloride, sau một thời gian, lấy thanh Cu ra cân lại thấy khối lượng là m2 (gam). Cho các phát biểu sau:

     a) Thí nghiệm trên có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Đúng
Sai

b) Giá trị của m2 lớn hơn m1.

Đúng
Sai

c) Trên bề mặt thanh Cu có một lớp kim loại Fe bám vào.

Đúng
Sai

d) Phương trình phản ứng xảy ra là: Cu (s) + 2Fe3+(aq) → 2Fe2+(aq)) +Cu²+(aq).

Đúng
Sai
Đáp án

     a) Thí nghiệm trên có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Đúng
Sai

b) Giá trị của m2 lớn hơn m1.

Đúng
Sai

c) Trên bề mặt thanh Cu có một lớp kim loại Fe bám vào.

Đúng
Sai

d) Phương trình phản ứng xảy ra là: Cu (s) + 2Fe3+(aq) → 2Fe2+(aq)) +Cu²+(aq).

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

a) sai, thí nghiệm trên xảy ra ăn mòn hóa học.

b) sai, giá trị của m2 nhỏ hơn m1 do phản ứng không tạo ra kim loại.

c) sai, không có lớp kim loại Fe bám vào.

d) đúng

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624 : 2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc phủ trên bề mặt tấm kính (quy ra tổng lượng bạc trên một đơn vị m2 kính) phải đạt tối thiểu 0,7 g.m-2. Một công ty cần sản xuất 30000 m2  gương có độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 g.m-2. Để tạo ra bạc, người ta tiến hành theo sơ đồ phản ứng như sau:

Biết hiệu suất cả quá trình là 80%.

a) Lượng bạc được tráng lên 30 000m2 gương với độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 g.m-2 là 21,6 kg.  

Đúng
Sai

b) Trong dung dịch A có hai loại monosaccharide.

Đúng
Sai

c) Trong quá trình thủy phân saccharose có thể thay xúc tác acid bằng xúc tác base.

Đúng
Sai

d) Để sản xuất lượng gương với độ phủ bạc như trên, công ty đó cần sử dụng lượng saccharose  là 21,375 kg.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Lượng bạc được tráng lên 30 000m2 gương với độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 g.m-2 là 21,6 kg.  

Đúng
Sai

b) Trong dung dịch A có hai loại monosaccharide.

Đúng
Sai

c) Trong quá trình thủy phân saccharose có thể thay xúc tác acid bằng xúc tác base.

Đúng
Sai

d) Để sản xuất lượng gương với độ phủ bạc như trên, công ty đó cần sử dụng lượng saccharose  là 21,375 kg.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của sacchaorose.

Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) đúng

c) sai, phản ứng thủy phân saccharose chỉ xảy ra trong môi trường acid.

d) đúng

Câu 2 :

Hợp chất E được điều chế từ alcohol X và carboxylic acid Y (biết Y là hợp chất tạp chức chứa vòng benzene). E có trong thành phần của một số thuốc giảm đau, xoa bóp, cao dán, ... dùng để điều trị đau lưng, căng cơ, bong gân,..

Thành phần về khối lượng các nguyên tố trong E như sau:  và . Phân tích E bằng phố IR của E cho kết quả sau:

+ peak đặc trưng của liên kết  (số sóng 1750-1735 ),

+ liên kết  (số sóng )

+ peak đặc trưng của liên kết  (số sóng ).

Từ phổ MS , xác định được E có phân tử khối là 152 amu .

Cho các phát biểu sau:

a) X là methyl alcohol.                      

Đúng
Sai

b) Tổng số nguyên tử trong phân tử E là 20 .

Đúng
Sai

c) Y có nhóm -OH và -COOH .         

Đúng
Sai

d) Nếu lấy 1 mol Y tác dụng NaOH thì số mol NaOH cần để phản ứng vừa đủ là 2 mol  .

Đúng
Sai
Đáp án

a) X là methyl alcohol.                      

Đúng
Sai

b) Tổng số nguyên tử trong phân tử E là 20 .

Đúng
Sai

c) Y có nhóm -OH và -COOH .         

Đúng
Sai

d) Nếu lấy 1 mol Y tác dụng NaOH thì số mol NaOH cần để phản ứng vừa đủ là 2 mol  .

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào số sóng đặc trưng của từng liên kết.

Lời giải chi tiết :

C : H : O = \(\frac{{63,16}}{{12}}:\frac{{5,26}}{1}:\frac{{31,58}}{{16}} = 5,26:5,26:1,97 = 8:8:3\)

CTPT E: C8H8O3 vì trong E có chứa vòng benzene và có chứa ester nên E có thể là HOC6H4COOCH3.

a) đúng

b) sai, tổng số nguyên tử trong E là 19.

c) đúng

d) đúng

Câu 3 :

Metalloporphyrin có cấu trúc tương tự heme và được sử dụng việc kiểm soát chứng tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh ( chứng này gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh). Metalloporphyrin có công thức như sau: 

a) Ion trung tâm của phức Metalloporphyrin là Fe

Đúng
Sai

b) Số phối trí của phức là 4.

Đúng
Sai

c) Metalloporphyrin là muối kép không phải là phức chất.

Đúng
Sai

d) Liên kết trong phức Metalloporphyrin được tạo thành do nguyên tử N cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử Fe.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Ion trung tâm của phức Metalloporphyrin là Fe

Đúng
Sai

b) Số phối trí của phức là 4.

Đúng
Sai

c) Metalloporphyrin là muối kép không phải là phức chất.

Đúng
Sai

d) Liên kết trong phức Metalloporphyrin được tạo thành do nguyên tử N cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử Fe.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của phức chất.

Lời giải chi tiết :

a) sai, ion trung tâm trong phức là Fe2+.

b) đúng

c) sai, metalloporphyrin là phức chất.

d) đúng

Câu 4 :

Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Người ta dùng 150 tấn quặng bauxite để điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, giả sử toàn bộ lượng nhôm điều chế được dùng để sản xuất thanh nhôm làm cửa thì sản xuất được x thanh. Biết rằng khối lượng nhôm trong một thanh nhôm là 5 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 85%. Giá trị của x bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Tính khối lượng Al2O3 trong quặng. Tính số mol của Al2O3.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng Al2O3 có trong quặng bauxite là: 40%.150 = 60 tấn => n Al2O3 = 60 : 102 = 10/17 tấn mol.

 2Al2O3 → 4Al + 3O2

    \(\frac{{10}}{{17}}\)→     \(\frac{{10}}{{17}}.4:2.85\%  = 1mol\)

m Al = 1.27 = 27 tấn = 27000 kg

Số thanh nhôm sản xuất được là: 27000 : 5 =  5400 thanh

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Đun nóng một loại dầu thực vật với dung dịch NaOH, sản phẩm thu được chứa muối sodium palmitate. Tính phân tử khối của sodium palmitate ?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của acid béo.

Lời giải chi tiết :

Sodium palimate có CTPT : C15H31COONa có M = 278 amu.

Câu 2 :

Cho các tính chất sau: (1) chất rắn kết tinh, màu trắng, (2) dễ tan trong nước, (3) có vị ngọt, (4) phản ứng với thuốc thử Tollens, (5) phản ứng với methanol có HCl xúc tác. Tính chất nào đúng với glucose? Liệt kê đáp án theo dãy số thứ tự tăng dần (ví dụ: 1234, 235,…).

Đấp án:

Đáp án

Đấp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose.

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học của glucose là: (2), (3), (4), (5)

Đáp án 2345.

Câu 3 :

Cho các amine: CH3NH2 CH3NHCH3, C2H5NH2, CH3NHC2H5. Có bao nhiêu chất là amine bậc một trong các chất trên?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Các amine bậc I có dạng RNH2.

Lời giải chi tiết :

CH3NH2, C2H5NH2 là amine bậc I

Đáp án 2

Câu 4 :

Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam methane CH4(g) (làm tròn đến hàng phần trăm) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 1 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. Phương trình nhiệt của phản ứng nung vôi và đốt cháy methane như sau:

(1) \(CaC{O_3}(s) \to CaO(s) + C{O_2}(s)\)

(2) \(C{H_4}(g) + 2{O_2}(g) \to C{O_2}(g) + 2{H_2}O(g)\)

Biết nhiệt tạo thành (\({\Delta _f}H_{298}^o\)) của các chất ở điều kiện chuẩn được cho trong bảng sau:

Chất

CH4(g)

CO2(g)

H2O(g)

CaCO3(s)

CaO(s)

\({\Delta _f}H_{298}^o\) (kJ/mol)

–74,6

–393,5

–241,8

–1207

–635

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Tính enthalpy của phản ứng (1) và (2).

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^o(1) = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2}) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3}) =  - 635 + ( - 393,5) - ( - 1207) = 178,5kJ\)

\({\Delta _r}H_{298}^o(2) = {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2}) + 2.{\Delta _f}H_{298}^o({H_2}O) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_4}) = ( - 393,5) + 2.( - 241,8) - ( - 74,6) =  - 802,5kJ\)

Cần số gam CH4 đốt cháy để cung cấp đủ nhiệt lượng cho phản ứng (1) là: mCH4 = \(\frac{{178,5}}{{802,5}}.16 = 3,56g\)

Câu 5 :

Iron (II)sulfate thường được bảo quản ở dạng muối Mohr màu xanh nhạt có công thức FeSO4.(NH4)2SO4.nH2O

Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cân 1,96g muối Mohr rồi hòa tan vào nước, sau đó định mức trong bình 50mL. Chuẩn độ 5mL dung dịch vừa pha cần dùng 5mL dung dịch KMnO4 0,02M trong môi trường H2SO4 loãng. Xác định công thức phân tử muối Mohr. 

Thí nghiệm 2: Làm lạnh 100g dung dịch muối Mohr bão hòa ở 30oC đến nhiệt độ ổn định ở 0oC thu được m gam muối Mohr kết tinh. Cho độ tan của muối Mohr trong nước ở các nhiệt độ như sau:

Nhiệt độ

0

10

20

30

Độ tan

17,2

31

36,4

45

Giá trị của m là bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải chi tiết :

nKMnO4 = 10-4 (mol) => nFeSO4 = 5.10-4 (mol)

Ta có (1,96)/(5.10-4.10)=392 => n = 6

Vậy công thức muối là FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O

  • Tại 30oC: 100g nước hòa tan 45g muối Mohr
  • 100g dung dịch có khối lượng muối Mohr là =  45.100/(100+45) = 31 (gam)
  • Tại OoC giả sử có x gam muối Mohr kết tinh thì khối lượng phần dung dịch bão hòa còn lại là 100-x  gam
  • Khối lượng muối Mohr kết tinh ở ở 0oC = 17,2.(100-x)/100 (gam)

Bảo toàn khối lượng ta có 17,2.(100-x)/100 = 31 => x =16,6 gam