Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội

Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Cho biết: .\(E_{A{l^{3 + }}/Al}^o =  - 1,676\;{\rm{V}};E_{F{e^2}/Fe}^o =  - 0,440\;{\rm{V}};E_{{\rm{C}}{{\rm{u}}^{2 + }}/{\rm{Cu}}}^o =  + 0,340\;{\rm{V}}\)..Sự sắp xếp nào đúng với tính oxi hóa của các cation Al3+, Fe2+ và Cu2+?

  • A.

    Cu2+ > Fe2+ > Al3+.     

  • B.

    Fe2+ > Cu2+ > Al3+.

  • C.

    Cu2+ > Al3+ > Fe2+.     

  • D.

    Al3+ > Fe2+ > Cu2+.

Câu 2 :

Năng lượng hóa học của một số phản ứng được ghi ở các sơ đồ dưới đây:

Số phản ứng tỏa nhiệt là

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    3

Câu 3 :

Khi cho khí chlorine vào dung dịch KI dư thì thu được dung dịch X. Nhỏ vài giọt hồ tinh bột vào dung dịch X thì dung dịch chuyển màu gì?

  • A.

    Vàng lục.       

  • B.

    Xanh tím.       

  • C.

    Tím đen

  • D.

    Đỏ nâu.

Câu 4 :

Cho sơ đồ phản ứng sau: 

Trong đó: X là sản phẩm chính của phản ứng (1). Chất Y là

  • A.

    CH3CH2CH2CH2OH.

  • B.

    (CH3)3C-OH và (CH3)2CH-CH2OH.

  • C.

    CH3-CH2CH(OH)-CH3 và CH3CH2CH2CH2OH.

  • D.

    CH3-CH2-CH(OH)-CH3.

Câu 5 :

Cho các polymer sau:

Polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp methyl acrylate là

  • A.

    (I).      

  • B.

    (II).     

  • C.

    (III).

  • D.

    (IV).

Câu 6 :

Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp ?

  • A.

    CH3[CH2]16-COONa.

  • B.

    CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na.

  • C.

    CH3[CH2]14-COOK.  

  • D.

    (CH3[CH2]16-COO)2Ca.

Câu 7 :

Dạng mạch vòng của glucose có cấu tạo như hình dưới đây. Nhóm -OH hemiacetal ở vị trí của carbon nào?

  • A.

    số 4.

  • B.

    số 6.

  • C.

    số 1.

  • D.

    số 2.

Câu 8 :

Chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp được bằng phản ứng oxi hóa ethylene?

  • A.

    CH3-CHO.

  • B.

    polyethylene.

  • C.

    CH3-CH3.

  • D.

    CH3-CH2-OH.

Câu 9 :

Trên thực tế, khí thải chứa SO2 được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2, sản phẩm cuối cùng thu được là CaSO4.2H2O (thạch cao). Hãy cho biết ngoài khí SO2 còn có khí nào sau đây tham gia phản ứng?

  • A.

    H2.

  • B.

    H2S.

  • C.

    HCl.   

  • D.

    O2.

Câu 10 :

Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa học của nguyên tử nào?

  • A.

    Oxygen (8O).

  • B.

    Nitrogen (7N).

  • C.

    Aluminium (13Al).

  • D.

    Phosphorus (15P).

Câu 11 :

Một acid béo có công thức cấu tạo là

Acid béo này thuộc loại omega nào sau đây?

  • A.

    Omega-6.

  • B.

    Omega-3.       

  • C.

    Omega-9.       

  • D.

     Omega-5.

Câu 12 :

Acetic acid trong giấm ăn có thể được sử dụng để loại bỏ CaCO3 bám vào vật dụng. Sử dụng 200 mL dung dịch giấm ăn (D = 1,05 g/mL) chứa CH3COOH 5% có thể làm sạch tối đa bao nhiêu CaCO3 bám vào vật dụng?

  • A.

    8,75 gam.

  • B.

    9,25 gam.

  • C.

    12,00 gam.

  • D.

    6,75 gam.

Câu 13 :

Cho biết sức điện động chuẩn của các pin sau:

Pin điện hóa

X - Y

M - Y

M - Z

Sức điện động chuẩn (V)

0,20

0,60

0,30

Sự sắp xếp nào đúng với tính khử của các kim loại X, Y, Z, M?

  • A.

    M < Z < Y < X.

  • B.

    Y < X < Z < M.

  • C.

    X < Y < M < Z.

  • D.

    X < Y < Z < M.

Câu 14 :

Cho 9,48 gam phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước thu được 500 mL dung dịch. Nồng độ ion K+ có trong phèn chua là

  • A.

    0,02.   

  • B.

    0,01.   

  • C.

    0,04.   

  • D.

    0,05.

Câu 15 :

Một amino acid có công thức cấu tạo CH3-CH(NH2)-COOH có tên thay thế là

  • A.

    α-amino propionic.

  • B.

    2-amino propanoic.

  • C.

    2-amino propionic.    

  • D.

    alanine.

Câu 16 :

Glutamic acid có các dạng tồn tại và giá trị pH mà dạng tồn tại đó là chủ yếu (≈ 100%) sau:

Giá trị pH của dung dịch bằng bao nhiêu thì glutamic acid không bị điện di?

  • A.

    11,5.   

  • B.

    3,22.   

  • C.

    1,50.   

  • D.

    6,96.

Câu 17 :

Ở 3000oC, phản ứng: 

Tác động nào sau đây làm cân bằng trên chuyển dịch về phía thuận?

  • A.

    tăng nhiệt độ hệ phản ứng.

  • B.

    tăng nhiệt độ hệ phản ứng.

  • C.

    giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

  • D.

    giảm nhiệt độ của hệ phản ứng.

Câu 18 :

Một phương pháp xử lí nước thải chứa các cation kim loại nặng bằng cách điện phân dung dịch nước thải (pH ≤ 5, mật độ dòng điện khoảng 10mA/cm2) để tạo ra các chất kết tủa tại khu vực điện cực. Hãy cho biết quá trình kết tủa này xảy ra ở khu vực điện cực nào trong điện phân?

  • A.

    tại cathode.

  • B.

    tại bề mặt dung dịch.

  • C.

    cả anode và cathode.

  • D.

    tại anode.

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Salbutamol là một hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao. Bên cạnh tác dụng chính dùng trong y học, salbutamol còn sử dụng làm doping trong thi đấu thể thao. Trong thi đấu thể thao vận động viên sử dụng salbutamol với liều lượng vượt quá 20 µg/kg trong vòng 24h được coi là sử dụng doping (Tổ chức phòng chống Doping thế giới, WADA). Salbutamol có công thức cấu tạo như hình dưới.

 

Salbutamol có những tính chất hóa học đặc trưng như sau: 2 nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no (nhóm chức -OH alcohol) và 1 nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene (nhóm chức -OH phenol). Sự khác biệt của hai loại nhóm chức này đó là nhóm -OH phenol có lực acid mạnh hơn nhóm -OH alcohol, chúng đều phản ứng với Na kim loại và sản phẩm là sodium alcoholate và sodium phenolate, nhưng phenol còn có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH còn alcohol không có phản ứng này. Một tính chất khác biệt nữa đó là nhóm -OH alcohol có khả năng bị thay thế với nguyên tử bromine (Br) khi cho tác dụng với acid HBr mà nhóm -OH phenol không có tính chất này. Ngoài ra, cấu tạo của salbutamol còn có một nhóm amine bậc 2 (R-NH-R' trong đó R và R' là các gốc hydrocarbon) mang tính chất hóa học của một base, có khả năng tạo muối R(R')NH2+Br- khi cho tác dụng với acid HBr.

a) Salbutamol tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Đúng
Sai

b) Một vận động viên thể thao có cân nặng 80 kg thì trong vòng 24h chỉ được sử dụng liều tối đa là 1600 µg salbutamol.

Đúng
Sai

c) Khi cho salbutamol tác dụng với HBr dư thu được hợp chất có công thức phân tử là C13H22NO3Br

Đúng
Sai

d)  Salbutamol tác dụng với Na theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Cho bảng nhiệt độ sôi (oC) đo ở áp suất 1 atm như sau:

Công thức chất

C2H5OH

CH3COOH

H2O

CH3COOC2H5

H2SO4

Nhiệt độ sôi

78,3

118

100

77

337

Ethyl acetate được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm acetic acid, ethanol và dung dịch H2SO4 98%, đựng trong bình cầu có nhánh. Nhiệt độ bếp điện được thiết lập ở 80oC. Mô hình điều chế và tách ethyl acetate được thực hiện như sau:

 

a) Để tăng hiệu suất chiết ethyl acetate từ bình hứng, thêm muối ăn (NaCl) hoặc thêm dung dịch muối ăn bão hòa vào.

Đúng
Sai

b) Phản ứng điều chế ethyl aetate từ các nguyên liệu trên được gọi là phản ứng ester hóa.

Đúng
Sai

c) Vai trò H2SO4 là xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng trong phản ứng ester hóa.

Đúng
Sai

d) Trong quá trình phản ứng, phần hơi tách ra từ bình cầu có nhánh sang bình hứng là ethyl acetate và nước.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Peptide X có công thức cấu tạo như sau:

a) Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Đúng
Sai

b) Thủy phân X có thể thu được tối đa 5 dipeptide.

Đúng
Sai

c) Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được tối đa 4 muối.

Đúng
Sai

d) X là hexapeptide.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Có hai miếng sắt (hình hộp chữ nhật) kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối sắt đặc (A), một miếng sắt có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng sắt vào hai cốc đựng dung dịch HCl cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khí hidro thoát ra theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khí theo thời gian, được hai đường đồ thị sau:

 

Người ta thấy từ phút thứ 4 trở đi, ở cốc hòa tan miếng sắt (A), số mol khí H2 hầu như không thay đổi và bằng khoảng 3,125.10-3 mol.  Giả thiết 

- Các nguyên tử sắt chiếm khoảng 74% thể tích miếng sắt, còn lại là khe rỗng giữa các nguyên tử sắt.

- Khối lượng riêng của sắt bằng 7,874 g/cm3.

- Diện tích của miếng sắt (A) bằng 0,4 cm2.

- Coi nguyên tử sắt là hình cầu bán kính R với thể tích Vcầu = (4/3)πR3 với π = 3,14 và NA = 6,02.1023 

a)  Bề dày của miếng sắt (A) bằng 0,055 (cm)

Đúng
Sai

b) Đường cong số (1) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt (A).

Đúng
Sai

c) Đường cong số (2) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt (B)

Đúng
Sai

d) Bán kính nguyên tử sắt 1,28A0.

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Đáp án:

Câu 2 :

Nhôm (Aluminium) được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 tinh khiết. Quặng nhôm thường chứa thạch anh, silicate (chứa Si) và một số tạp chất khác cần được loại bỏ. Một loại quặng bauxite gồm Al2O3.3H2O và 10,0 % kaolin Al2Si2O7.2H2O được dùng để sản xuất nhôm theo quy trình Bayer. Tính tỉ lệ hao hụt của nhôm trong quá trình tinh chế, biết silic thường được loại bỏ ở dạng bùn aluminosilicat (Na6Al6Si5O22.5H2O). (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)

Đáp án:

Câu 3 :

Hydrogen hóa chất béo lỏng để chuyển thành chất béo rắn là quá trình phá vỡ các liên kết C=C để chuyển thành các liên kết C-C.  

Chất béo E có chứa X và các triglyceride no. Hydrogen hóa hoàn toàn 10 kg E thu được tối đa 10,05 kg chất béo no. Thành phần % theo khối lượng của X có trong E là bao nhiêu %? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Đáp án:

Câu 4 :

Cho sơ đồ sau: 

Trong đó: X, Y, Z, T, W là các hợp chất hữu cơ khác nhau; T chỉ chứa một loại nhóm chức. Xác định phân tử khối của T?   

Đáp án:

Câu 5 :

Dùng phương pháp mạ zinc để bảo vệ các tấm thép có tổng diện tích bề mặt là 2m2. Khi đó, các tấm thép cần mạ là cathode; dung dịch mạ chứa phức chất [Zn(OH)4]2- và các tấm zinc nguyên chất là anode. Tiến hành mạ với mật độ dòng điện là 200 A/m2 và lớp mạ có độ dày 6,5 μm. Tính thời gian (theo giờ) hoàn thành lớp mạ đó? (Làm tròn đến hàng phần trăm). Cho biết khối lượng riêng DZn = 7,14 g/cm3 và 1 mol điện lượng = 1F (F: hằng số faraday) = 96485 C.

Đáp án:

Câu 6 :

Để xác định hàm lượng oxygen (O2) tan trong nước, người ta lấy 100,0 mL nước rồi cho ngay manganese sulphate (MnSO4, dư) và sodium hydroxide (NaOH) vào nước. Sau khi lắc kĩ (không cho tiếp xúc với không khí), manganese(II) hydroxide (Mn(OH)2) bị O2 oxi hóa thành manganese oxohydroxide (MnO(OH)2). Thêm acid (dư) và cho tiếp potassium iodide (KI, dư) vào hỗn hợp, thì ion idodine (I-) bị MnO(OH)2 oxi hóa thành ioddine (I2). Lượng I2 sinh ra phản ứng vừa đủ với 10,5 mL dung dịch Na2S2O3 0,01M (sodium thiosulphate). Biết các phản ứng xảy ra như sau:               

                                                              Mn2+  +   OH-  →   Mn(OH)2                          (1)

                                                             Mn(OH)2  +  O2  →  MnO(OH)2                      (2)

                                               MnO(OH)2  +  I-  +  H+  →  Mn2+  +   I2  + H2O           (3)

                                                             I2   +    Na2S2O3  →  Na2S4O6  +   NaI             (4)

Hàm lượng O2 tan trong nước (tính theo mg O2/1L) là a. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Đáp án:

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Cho biết: .\(E_{A{l^{3 + }}/Al}^o =  - 1,676\;{\rm{V}};E_{F{e^2}/Fe}^o =  - 0,440\;{\rm{V}};E_{{\rm{C}}{{\rm{u}}^{2 + }}/{\rm{Cu}}}^o =  + 0,340\;{\rm{V}}\)..Sự sắp xếp nào đúng với tính oxi hóa của các cation Al3+, Fe2+ và Cu2+?

  • A.

    Cu2+ > Fe2+ > Al3+.     

  • B.

    Fe2+ > Cu2+ > Al3+.

  • C.

    Cu2+ > Al3+ > Fe2+.     

  • D.

    Al3+ > Fe2+ > Cu2+.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của giá trị thế điện cực chuẩn của kim loại.

Lời giải chi tiết :

\(E_{A{l^{3 + }}/Al}^o < E_{F{e^2}/Fe}^o < E_{{\rm{C}}{{\rm{u}}^{2 + }}/{\rm{Cu}}}^o\). Vậy tính oxi hóa tăng dần từ Al3+ đến Cu2+

Đáp án A

Câu 2 :

Năng lượng hóa học của một số phản ứng được ghi ở các sơ đồ dưới đây:

Số phản ứng tỏa nhiệt là

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ đồ năng lượng hoạt hóa. Phản ứng tỏa nhiệt có năng lượng sản phẩm thấp hơn năng lượng ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ 1,2,4 có năng lượng hóa học sản phẩm thấp hơn năng hóa học chất tham gia nên thuộc phản ứng tỏa nhiệt.

Đáp án D

Câu 3 :

Khi cho khí chlorine vào dung dịch KI dư thì thu được dung dịch X. Nhỏ vài giọt hồ tinh bột vào dung dịch X thì dung dịch chuyển màu gì?

  • A.

    Vàng lục.       

  • B.

    Xanh tím.       

  • C.

    Tím đen

  • D.

    Đỏ nâu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.

Lời giải chi tiết :

Khi cho khí Cl2 vào dung dịch KI dư thu được dung dịch X gồm KCl và KI dư. Nhỏ vài giọt tinh bột vào dung dịch X thì dung dịch chuyển màu xanh tím.

Đáp án B

Câu 4 :

Cho sơ đồ phản ứng sau: 

Trong đó: X là sản phẩm chính của phản ứng (1). Chất Y là

  • A.

    CH3CH2CH2CH2OH.

  • B.

    (CH3)3C-OH và (CH3)2CH-CH2OH.

  • C.

    CH3-CH2CH(OH)-CH3 và CH3CH2CH2CH2OH.

  • D.

    CH3-CH2-CH(OH)-CH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.

Lời giải chi tiết :

Vậy Y là CH3-CH2-CH(OH)-CH3.

Đáp án D

Câu 5 :

Cho các polymer sau:

Polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp methyl acrylate là

  • A.

    (I).      

  • B.

    (II).     

  • C.

    (III).

  • D.

    (IV).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của polymer.

Lời giải chi tiết :

Trong 4 chất trên chất I là monomer methyl acrylate.

Đáp án A

Câu 6 :

Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp ?

  • A.

    CH3[CH2]16-COONa.

  • B.

    CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na.

  • C.

    CH3[CH2]14-COOK.  

  • D.

    (CH3[CH2]16-COO)2Ca.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm chất giặt rửa tổng hợp.

Lời giải chi tiết :

CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na. là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp.

Đáp án B

Câu 7 :

Dạng mạch vòng của glucose có cấu tạo như hình dưới đây. Nhóm -OH hemiacetal ở vị trí của carbon nào?

  • A.

    số 4.

  • B.

    số 6.

  • C.

    số 1.

  • D.

    số 2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhóm – OH heniacetal có tính khử, có khả năng mở vòng.

Lời giải chi tiết :

có nhóm – OH hemiacetal ở vị trí carbon số 1.

Đáp án C

Câu 8 :

Chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp được bằng phản ứng oxi hóa ethylene?

  • A.

    CH3-CHO.

  • B.

    polyethylene.

  • C.

    CH3-CH3.

  • D.

    CH3-CH2-OH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của ethylene.

Lời giải chi tiết :

Oxi hóa CH≡CH thu được CH3-CHO.

Đáp án A

Câu 9 :

Trên thực tế, khí thải chứa SO2 được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2, sản phẩm cuối cùng thu được là CaSO4.2H2O (thạch cao). Hãy cho biết ngoài khí SO2 còn có khí nào sau đây tham gia phản ứng?

  • A.

    H2.

  • B.

    H2S.

  • C.

    HCl.   

  • D.

    O2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất nhóm IIA.

Lời giải chi tiết :

SO2 + ½ O2 + Ca(OH)2 → CaSO4.2H2O

Đáp án D

Câu 10 :

Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa học của nguyên tử nào?

  • A.

    Oxygen (8O).

  • B.

    Nitrogen (7N).

  • C.

    Aluminium (13Al).

  • D.

    Phosphorus (15P).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách hình thành liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết :

Chất Z có 15e nên Z là phosphorus.

Đáp án D

Câu 11 :

Một acid béo có công thức cấu tạo là

Acid béo này thuộc loại omega nào sau đây?

  • A.

    Omega-6.

  • B.

    Omega-3.       

  • C.

    Omega-9.       

  • D.

     Omega-5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của acid béo.

Lời giải chi tiết :

Acid béo trên thuộc loại omega – 3

Đáp án B

Câu 12 :

Acetic acid trong giấm ăn có thể được sử dụng để loại bỏ CaCO3 bám vào vật dụng. Sử dụng 200 mL dung dịch giấm ăn (D = 1,05 g/mL) chứa CH3COOH 5% có thể làm sạch tối đa bao nhiêu CaCO3 bám vào vật dụng?

  • A.

    8,75 gam.

  • B.

    9,25 gam.

  • C.

    12,00 gam.

  • D.

    6,75 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số mol của giấm ăn, viết phương trình phản ứng tính số mol CaCO3.

Lời giải chi tiết :

m dd CH3COOH = D.V = 1,05.200 = 210g

m CH3COOH = 210.5% = 10,5g

n CH3COOH = 10,5 : 60 = 0,175 mol

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

      0,175 →         0,0875

m CaCO3 = 0,0875.100 = 8,75g

Đáp án A

Câu 13 :

Cho biết sức điện động chuẩn của các pin sau:

Pin điện hóa

X - Y

M - Y

M - Z

Sức điện động chuẩn (V)

0,20

0,60

0,30

Sự sắp xếp nào đúng với tính khử của các kim loại X, Y, Z, M?

  • A.

    M < Z < Y < X.

  • B.

    Y < X < Z < M.

  • C.

    X < Y < M < Z.

  • D.

    X < Y < Z < M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sức điện động chuẩn của pin, từ đó nhận xét tính khử và oxi hóa của các kim loại.

Lời giải chi tiết :

Pin X – Y: X có tính khử mạnh hơn Y

Pin M – Y: M có tính khử mạnh hơn Y

Pin M – Z: M có tính khử mạnh hơn Z.

\(\begin{array}{l}E_{M - Y}^o = E_Y^o - E_M^o = 0,6\\E_{X - Y}^o = E_Y^o - E_X^o = 0,2\\ \to E_X^o - E_M^o = 0,8 > 0\end{array}\)

Vậy X có tính khử yếu hơn M

Sắp xếp theo tính khử tăng dần: Y < X < Z < M.

Đáp án B

Câu 14 :

Cho 9,48 gam phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước thu được 500 mL dung dịch. Nồng độ ion K+ có trong phèn chua là

  • A.

    0,02.   

  • B.

    0,01.   

  • C.

    0,04.   

  • D.

    0,05.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính số mol của phèn chua. Từ đó tính được nồng độ ion K+

Lời giải chi tiết :

n phèn chua = 9,48 : 948 = 0,01 mol

n K+ = 0,01.2 = 0,02 mol

CM K+ = 0,02 : 0,5 = 0,04 mol

Đáp án C

Câu 15 :

Một amino acid có công thức cấu tạo CH3-CH(NH2)-COOH có tên thay thế là

  • A.

    α-amino propionic.

  • B.

    2-amino propanoic.

  • C.

    2-amino propionic.    

  • D.

    alanine.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của amino acid.

Lời giải chi tiết :

CH3-CH(NH2)-COOH có tên thay thế là: 2 – amino propanoic

Đáp án B

Câu 16 :

Glutamic acid có các dạng tồn tại và giá trị pH mà dạng tồn tại đó là chủ yếu (≈ 100%) sau:

Giá trị pH của dung dịch bằng bao nhiêu thì glutamic acid không bị điện di?

  • A.

    11,5.   

  • B.

    3,22.   

  • C.

    1,50.   

  • D.

    6,96.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các dạng ion lưỡng cực của glutamic acid.

Lời giải chi tiết :

Tại pH = 3,22 glutamic acid tồn tại ion lưỡng cực nên không bị điện di.

Đáp án B

Câu 17 :

Ở 3000oC, phản ứng: 

Tác động nào sau đây làm cân bằng trên chuyển dịch về phía thuận?

  • A.

    tăng nhiệt độ hệ phản ứng.

  • B.

    tăng nhiệt độ hệ phản ứng.

  • C.

    giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

  • D.

    giảm nhiệt độ của hệ phản ứng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chaterlier.

Lời giải chi tiết :

Vì phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt nên khi tăng nhiệt độ của hệ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Đáp án A

Câu 18 :

Một phương pháp xử lí nước thải chứa các cation kim loại nặng bằng cách điện phân dung dịch nước thải (pH ≤ 5, mật độ dòng điện khoảng 10mA/cm2) để tạo ra các chất kết tủa tại khu vực điện cực. Hãy cho biết quá trình kết tủa này xảy ra ở khu vực điện cực nào trong điện phân?

  • A.

    tại cathode.

  • B.

    tại bề mặt dung dịch.

  • C.

    cả anode và cathode.

  • D.

    tại anode.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xảy ra tại bình điện phân.

Lời giải chi tiết :

Khi điện phân dung dịch, các cation kim loại di chuyển đến điện cực cathode, tại đó xảy ra quá trình khử ion kim loại thành kim loại.

Đáp án A

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Salbutamol là một hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao. Bên cạnh tác dụng chính dùng trong y học, salbutamol còn sử dụng làm doping trong thi đấu thể thao. Trong thi đấu thể thao vận động viên sử dụng salbutamol với liều lượng vượt quá 20 µg/kg trong vòng 24h được coi là sử dụng doping (Tổ chức phòng chống Doping thế giới, WADA). Salbutamol có công thức cấu tạo như hình dưới.

 

Salbutamol có những tính chất hóa học đặc trưng như sau: 2 nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no (nhóm chức -OH alcohol) và 1 nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene (nhóm chức -OH phenol). Sự khác biệt của hai loại nhóm chức này đó là nhóm -OH phenol có lực acid mạnh hơn nhóm -OH alcohol, chúng đều phản ứng với Na kim loại và sản phẩm là sodium alcoholate và sodium phenolate, nhưng phenol còn có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH còn alcohol không có phản ứng này. Một tính chất khác biệt nữa đó là nhóm -OH alcohol có khả năng bị thay thế với nguyên tử bromine (Br) khi cho tác dụng với acid HBr mà nhóm -OH phenol không có tính chất này. Ngoài ra, cấu tạo của salbutamol còn có một nhóm amine bậc 2 (R-NH-R' trong đó R và R' là các gốc hydrocarbon) mang tính chất hóa học của một base, có khả năng tạo muối R(R')NH2+Br- khi cho tác dụng với acid HBr.

a) Salbutamol tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Đúng
Sai

b) Một vận động viên thể thao có cân nặng 80 kg thì trong vòng 24h chỉ được sử dụng liều tối đa là 1600 µg salbutamol.

Đúng
Sai

c) Khi cho salbutamol tác dụng với HBr dư thu được hợp chất có công thức phân tử là C13H22NO3Br

Đúng
Sai

d)  Salbutamol tác dụng với Na theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Salbutamol tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Đúng
Sai

b) Một vận động viên thể thao có cân nặng 80 kg thì trong vòng 24h chỉ được sử dụng liều tối đa là 1600 µg salbutamol.

Đúng
Sai

c) Khi cho salbutamol tác dụng với HBr dư thu được hợp chất có công thức phân tử là C13H22NO3Br

Đúng
Sai

d)  Salbutamol tác dụng với Na theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của salbutamol.

Lời giải chi tiết :

a. sai vì salbutamol tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 1 tại vị trí – OH phenol.

b. đúng

c. sai vì nhóm – OH alcohol có phản ứng thay thể với nguyên tử bromine khi tác dụng với acid HBr vậy công thức phân tử là C13H20NOBr3.

d. đúng

Câu 2 :

Cho bảng nhiệt độ sôi (oC) đo ở áp suất 1 atm như sau:

Công thức chất

C2H5OH

CH3COOH

H2O

CH3COOC2H5

H2SO4

Nhiệt độ sôi

78,3

118

100

77

337

Ethyl acetate được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm acetic acid, ethanol và dung dịch H2SO4 98%, đựng trong bình cầu có nhánh. Nhiệt độ bếp điện được thiết lập ở 80oC. Mô hình điều chế và tách ethyl acetate được thực hiện như sau:

 

a) Để tăng hiệu suất chiết ethyl acetate từ bình hứng, thêm muối ăn (NaCl) hoặc thêm dung dịch muối ăn bão hòa vào.

Đúng
Sai

b) Phản ứng điều chế ethyl aetate từ các nguyên liệu trên được gọi là phản ứng ester hóa.

Đúng
Sai

c) Vai trò H2SO4 là xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng trong phản ứng ester hóa.

Đúng
Sai

d) Trong quá trình phản ứng, phần hơi tách ra từ bình cầu có nhánh sang bình hứng là ethyl acetate và nước.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Để tăng hiệu suất chiết ethyl acetate từ bình hứng, thêm muối ăn (NaCl) hoặc thêm dung dịch muối ăn bão hòa vào.

Đúng
Sai

b) Phản ứng điều chế ethyl aetate từ các nguyên liệu trên được gọi là phản ứng ester hóa.

Đúng
Sai

c) Vai trò H2SO4 là xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng trong phản ứng ester hóa.

Đúng
Sai

d) Trong quá trình phản ứng, phần hơi tách ra từ bình cầu có nhánh sang bình hứng là ethyl acetate và nước.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình điều chế ester.

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. đúng

c. đúng

d. sai, phần hơi có ethyl acetate và ethanol

Câu 3 :

Peptide X có công thức cấu tạo như sau:

a) Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Đúng
Sai

b) Thủy phân X có thể thu được tối đa 5 dipeptide.

Đúng
Sai

c) Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được tối đa 4 muối.

Đúng
Sai

d) X là hexapeptide.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Đúng
Sai

b) Thủy phân X có thể thu được tối đa 5 dipeptide.

Đúng
Sai

c) Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được tối đa 4 muối.

Đúng
Sai

d) X là hexapeptide.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo và tính chất peptide.

Lời giải chi tiết :

a. sai, petide X làm quỳ tím không chuyển màu.

b. sai, thủy phân X thu được 3 dipeptide.

c. đúng

d. đúng

Câu 4 :

Có hai miếng sắt (hình hộp chữ nhật) kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối sắt đặc (A), một miếng sắt có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng sắt vào hai cốc đựng dung dịch HCl cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khí hidro thoát ra theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khí theo thời gian, được hai đường đồ thị sau:

 

Người ta thấy từ phút thứ 4 trở đi, ở cốc hòa tan miếng sắt (A), số mol khí H2 hầu như không thay đổi và bằng khoảng 3,125.10-3 mol.  Giả thiết 

- Các nguyên tử sắt chiếm khoảng 74% thể tích miếng sắt, còn lại là khe rỗng giữa các nguyên tử sắt.

- Khối lượng riêng của sắt bằng 7,874 g/cm3.

- Diện tích của miếng sắt (A) bằng 0,4 cm2.

- Coi nguyên tử sắt là hình cầu bán kính R với thể tích Vcầu = (4/3)πR3 với π = 3,14 và NA = 6,02.1023 

a)  Bề dày của miếng sắt (A) bằng 0,055 (cm)

Đúng
Sai

b) Đường cong số (1) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt (A).

Đúng
Sai

c) Đường cong số (2) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt (B)

Đúng
Sai

d) Bán kính nguyên tử sắt 1,28A0.

Đúng
Sai
Đáp án

a)  Bề dày của miếng sắt (A) bằng 0,055 (cm)

Đúng
Sai

b) Đường cong số (1) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt (A).

Đúng
Sai

c) Đường cong số (2) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt (B)

Đúng
Sai

d) Bán kính nguyên tử sắt 1,28A0.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào các dữ liệu được cung cấp.

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. đúng

c. đúng

d. đúng

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Tính số mol cellulose trong 1 tấn mùn cưa và dựa vào phản ứng tạo ethanol để tính V C2H5OH.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng cellulose trong 1 tấn mùn cưa là: 1.50% = 0,5 tấn

(C6H10O5)n →  2C2H5OH + 2CO2

       162                    92

       0,5 tấn →        

m C2H5OH = \(\frac{{0,5.92}}{{162}}.60\% \tan \)

V C2H5OH = \(\frac{{0,5.92}}{{162}}.60\% \).103 : 0,8

V xăng E5 thu được là: \(\frac{{0,5.92}}{{162}}.60\% \).103 : 0,8  :  5% = 4259L

Đáp số 4259

Câu 2 :

Nhôm (Aluminium) được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 tinh khiết. Quặng nhôm thường chứa thạch anh, silicate (chứa Si) và một số tạp chất khác cần được loại bỏ. Một loại quặng bauxite gồm Al2O3.3H2O và 10,0 % kaolin Al2Si2O7.2H2O được dùng để sản xuất nhôm theo quy trình Bayer. Tính tỉ lệ hao hụt của nhôm trong quá trình tinh chế, biết silic thường được loại bỏ ở dạng bùn aluminosilicat (Na6Al6Si5O22.5H2O). (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào lượng nhôm chuyển hóa qua dạng bùn.

Lời giải chi tiết :

Giả sử có 100g quặng.

Khối lượng Al2O3.3H2O là 90g và 10 gam Al2Si2O7.2H2O

Khối lượng Al tối đa thu được = \(\frac{{2.27.90}}{{156}} + \frac{{2.27.10}}{{258}} = 33,247gam\)

n Al bị loại bỏ = 1,2.n Si = \(\frac{{1,2.2.10}}{{258}} = 0,093mol\)

tỉ lệ Al bị hao hụt là = \(\frac{{0,093.27}}{{33,247}} = 7,55\% \)

Đáp án 7,55

Câu 3 :

Hydrogen hóa chất béo lỏng để chuyển thành chất béo rắn là quá trình phá vỡ các liên kết C=C để chuyển thành các liên kết C-C.  

Chất béo E có chứa X và các triglyceride no. Hydrogen hóa hoàn toàn 10 kg E thu được tối đa 10,05 kg chất béo no. Thành phần % theo khối lượng của X có trong E là bao nhiêu %? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng hydrogen đã dùng để chuyển hóa chất béo không no thành béo no.

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng: m E + m H2 = m béo no

→ m H2 = 10,05 – 10 = 0,05kg

n H2 = 0,05 : 2 = 0,025 k.mol

→ n X = 0,025 : 4 = 0,00625 k.mol

%X = \(\frac{{0,00625.855}}{{10}}.100 = 53,4\% \)

Câu 4 :

Cho sơ đồ sau: 

Trong đó: X, Y, Z, T, W là các hợp chất hữu cơ khác nhau; T chỉ chứa một loại nhóm chức. Xác định phân tử khối của T?   

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức phân tử của X để suy luận hợp chất X.

Lời giải chi tiết :

X thủy phân trong nước tạo Y và Z nên X là ester

Z lên men giấm tạo Y nên Z là C2H5OH và Y là CH3COOH.

X là CH3COOC2H5.

CH3COOH + C3H5(OH)3 ⥦ (CH3COO)3C3H5 + H2O

Phân tử khối của T là: 218amu

Đáp án 218

Câu 5 :

Dùng phương pháp mạ zinc để bảo vệ các tấm thép có tổng diện tích bề mặt là 2m2. Khi đó, các tấm thép cần mạ là cathode; dung dịch mạ chứa phức chất [Zn(OH)4]2- và các tấm zinc nguyên chất là anode. Tiến hành mạ với mật độ dòng điện là 200 A/m2 và lớp mạ có độ dày 6,5 μm. Tính thời gian (theo giờ) hoàn thành lớp mạ đó? (Làm tròn đến hàng phần trăm). Cho biết khối lượng riêng DZn = 7,14 g/cm3 và 1 mol điện lượng = 1F (F: hằng số faraday) = 96485 C.

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Tính số mol của Zn cần mạ, dựa vào công thức I.t = n.F

Lời giải chi tiết :

Thể tích kẽm cần mạ là: 2.6,5.10-6 = 13.10-6 m3

Khối lượng kẽm cần dùng là: 13.10-6.106.7,14 = 92,82g

n Zn = 92,82 : 65 = 1,428 mol

t = \(\frac{{n.F}}{I} = \frac{{1,428..96500}}{{200}}:3600 = 0,19(h)\)

Đáp án 0,19

Câu 6 :

Để xác định hàm lượng oxygen (O2) tan trong nước, người ta lấy 100,0 mL nước rồi cho ngay manganese sulphate (MnSO4, dư) và sodium hydroxide (NaOH) vào nước. Sau khi lắc kĩ (không cho tiếp xúc với không khí), manganese(II) hydroxide (Mn(OH)2) bị O2 oxi hóa thành manganese oxohydroxide (MnO(OH)2). Thêm acid (dư) và cho tiếp potassium iodide (KI, dư) vào hỗn hợp, thì ion idodine (I-) bị MnO(OH)2 oxi hóa thành ioddine (I2). Lượng I2 sinh ra phản ứng vừa đủ với 10,5 mL dung dịch Na2S2O3 0,01M (sodium thiosulphate). Biết các phản ứng xảy ra như sau:               

                                                              Mn2+  +   OH-  →   Mn(OH)2                          (1)

                                                             Mn(OH)2  +  O2  →  MnO(OH)2                      (2)

                                               MnO(OH)2  +  I-  +  H+  →  Mn2+  +   I2  + H2O           (3)

                                                             I2   +    Na2S2O3  →  Na2S4O6  +   NaI             (4)

Hàm lượng O2 tan trong nước (tính theo mg O2/1L) là a. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào các phản ứng xảy  ra.

Lời giải chi tiết :

n Na2S2O3 = 10,5.10-3.0,01 = 1,05.10-4 mol

Mn2+  +   OH-  →   Mn(OH)2                             (1)

2Mn(OH)2  +  O2  →               2MnO(OH)2

                0,2625.10-4           ←   0,525.10-4         (2)

MnO(OH)2  +  2I-  +  2H+  →  Mn2+  +   I2  + 2H2O  (3)

    0,525.10-4                                     ←0,525.1

n Na2S2O3 = 10,5.10-3.0,01 = 1,05.10-4 mol

Mn2+  +   OH-  →   Mn(OH)2                             (1)

2Mn(OH)2  +  O2  →               2MnO(OH)2

                0,2625.10-4           ←   0,525.10-4         (2)

MnO(OH)2  +  2I-  +  2H+  →  Mn2+  +   I2  + 2H2O  (3)

    0,525.10-4                                     ←0,525.10-4         

I2   +                        2Na2S2O3  →  Na2S4O6  +   2Na

0,525.10-4          ← 1,05.10-4

m O2 = 0,2625.10-4 . 32 .103 = 0,84 mg

Hàm lượng O2 tan trong nước là: 0,84 : 0,1 = 8,4 mg/L

Đáp án 8,4

0-4         

I2   +                        2Na2S2O3  →  Na2S4O6  +   2Na

0,525.10-4          ← 1,05.10-4

m O2 = 0,2625.10-4 . 32 .103 = 0,84 mg

Hàm lượng O2 tan trong nước là: 0,84 : 0,1 = 8,4 mg/L

Đáp án 8,4