Đề tham khảo thi THPT môn Hóa - Đề số 6 (hay, chi tiết)

Kim loại cứng nhất, thường được pha vào thép để tăng độ cứng và khả năng chống gỉ cho thép là

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Kim loại cứng nhất, thường được pha vào thép để tăng độ cứng và khả năng chống gỉ cho thép là

  • A.

    Mn.

  • B.

    Ni.

  • C.

    Cr.

  • D.

    Fe.

Câu 2 :

Kim loại nào dưới đây là kim loại kiềm (thuộc nhóm IA)?

  • A.

    Ba.

  • B.

    Al.

  • C.

    K.

  • D.

    Ca.

Câu 3 :

Poly Ethylene (PE) được dùng làm màng mỏng, túi nion, vải nhựa, áo đi mưa…. Công thức của polymer PE là

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Câu 4 :

Thành phần nào sau đây không có trong mạng tinh thể kim loại?

  • A.

    Cation kim loại.

  • B.

    Nguyên tử kim loại.

  • C.

    Electron tự do.

  • D.

    Anion gốc acid.

Câu 5 :

Nguyên tố magiesium Mg có số hiệu nguyên tử là 12. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Mg có số e lớp ngoài cùng là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Câu 6 :

Hóa chất nào sau đây khi được thêm vào nước làm tăng độ cứng của nước?

  • A.

    K2SO4.

  • B.

    \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}{\rm{P}}{{\rm{O}}_4}\).

  • C.

    \({\rm{CaC}}{{\rm{l}}_2}\).

  • D.

    HCl.

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

a. Khi đun poly(vinyl acetate) trong dung dịch NaOH thu được poly(vinyl alcohol) và sodium acetate. Khi đó xảy ra phản ứng phân cắt mạch polymer.

b. Khi đun nóng polyisoprene với bột lưu huỳnh (Sulfur) thu được cao su lưu hóa có độ bền cơ học tốt hơn. Khi đó đã xảy ra phản ứng tăng mạch polymer.

c. Polybuta-1,3-diene có thể phản ứng với hydrogen trong điều kiện thích hợp. Khi đó xảy ra phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

d. Phản ứng depolymer hoá (phản ứng phân huỷ polymer để tạo ra monomer ban đầu) là phản ứng phân cắt mạch polymer.

Các phát biểu đúng là

  • A.

    (a), (b), (c).    

  • B.

    (a), (b), (d).

  • C.

    (b), (c), (d).

  • D.

    (a), (c), (d).

Câu 8 :

Khi nhỏ vài giọt sulfuric acid đặc vào một xấp giấy ăn khô, giấy ăn sẽ hoá đen ở chỗ tiếp xúc, bốc cháy và tạo nhiều khói; khói này có thể làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm. Phát biểu sau đây là sai?

  • A.

    Giấy ăn hoá đen (than hoá) là do cellulose trong giấy bị hút hết \({{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\) thành carbon.

  • B.

    Phản ứng xảy ra là phản ứng tỏa nhiệt.

  • C.

    Trong khói sinh ra, có chứa sulfur trioxide là một acidic oxide.

  • D.

    Việc rò rỉ sulfuric acid trong quá trình lưu trữ không đúng cách có thể gây hoả hoạn.

Câu 9 :

Phổ khối lượng  là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ  là 60. Chất X không thể là

  • A.

    acetic acid.

  • B.

    methyl formate.

  • C.

    acetone.

  • D.

    Propan-2-ol.

Câu 10 :

Tên gọi của ester CH3COOC2H5

  • A.

    Ethyl formate.

  • B.

    Ethyl acetate.                        

  • C.

    Methyl acetate.

  • D.

    Methyl formate.

Câu 11 :

Amine nào dưới đây là amine bậc I?

  • A.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{N}}{{\rm{H}}_2}\).

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{NH}} - {\rm{C}}{{\rm{H}}_3}\).

  • C.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{N(C}}{{\rm{H}}_3}{)_2}\).

  • D.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{NH - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\).

Câu 12 :

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?

  • A.

    Glucose.

  • B.

    Saccharose.

  • C.

    Glycerol.

  • D.

    Cellulose.

Câu 13 :

Cho các alkane có công thức phân tử sau: C2H6, C3H8, C4H10, C5H12. Số đồng phân alkane mà ứng khi tác dụng với chlorine chỉ tạo ra 1 dẫn xuất monochloro duy nhất là:

  • A.

    3

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    4

Câu 14 :

Khi thuỷ phân 1 mol chất béo trong môi trường acid, thu được glycerol và tối đa bao nhiêu mol acid béo?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    4

Câu 15 :

Cho các hợp chất có công thức cấu tạo dưới đây:

Những hợp chất nào trong số các chất trên thuộc loại α-amino acid?

  • A.

    Chất (2), chất (3) và chất (4).

  • B.

    Chất (1) và chất (2).  

  • C.

    Chất (1) và chất (3).

  • D.

    Chất (1), chất (2) và chất (3).

Câu 16 :

Thuỷ phân hoàn toàn một tripeptide X (xúc tác enzyme) thu được hỗn hợp Y gồm các α-amino acid: Glu (HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH), Gly (H2NCH2COOH), và Lys (H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2) COOH). Biết rằng Glu tồn tại ở dạng ion lưỡng cực − OOC−CH( NH+3)−( CH2)2 –COOH (ở pH = 2,1), Gly tồn tại ở dạng ion lưỡng cực NH+3− CH2−COO − (ở pH = 6) và Lys tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH3+) COO- (ở pH = 7) Đặt hỗn hợp Y trong điện trường ở pH = 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Chỉ có Lys trong hỗn hợp Y bị dịch chuyển về phía cực âm.

  • B.

    Chỉ có Glu trong hỗn hợp Y bị dịch chuyển về phía cực dương.

  • C.

    Các α-amino acid trong hỗn hợp Y đều không bị dịch chuyển về phía các điện cực.

  • D.

    Công thức cấu tạo của X có thể là Gly-Glu-Lys.

Câu 17 :

Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau:

Câu 17.1 :

Trong dung dịch, ion nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

  • A.

    Mg2+.

  • B.

    K+.

  • C.

    Fe2+.

  • D.

    Ag+.

Câu 17.2 :

Sức điện động chuẩn của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử nào trong số các cặp trên bằng 0,46 V?

  • A.

    Zn2+/Zn và Fe2+/Fe.

  • B.

    Zn2+/Zn và Cu2+/Cu.

  • C.

    Zn2+/Zn và Ag+/Ag.

  • D.

    Cu2+/Cu và Ag+/Ag.

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

. Một pin Galvani có cấu tạo như sau:

Trong đó, màng bán thấm chỉ cho nước và các anion đi qua. Biết rằng thể tích của các dung dịch đều là 0,50 L và nồng độ chất tan trong dung dịch là 1,00 M. Cho biết: \(E_{Z{n^{2 + }}{\rm{/Zn}}}^o =  - 0,763{\rm{ V}}\), \(E_{C{u^{2 + }}{\rm{/Cu}}}^o =  + 0,340{\rm{ V}}\).

a. Khối lượng điện cực zinc (Zn) giảm đúng bằng khối lượng điện cực copper (Cu) tăng.

Đúng
Sai

b. Nồng độ ion SO42–(aq) trong dung dịch ZnSO4 tăng và trong dung dịch CuSO4 giảm dần.

Đúng
Sai

c. Phản ứng chung xảy ra trong pin điện là: Zn(s) + Cu2+(aq) → Zn2+(aq) + Cu(s).

Đúng
Sai

d. Sức điện động chuẩn của pin là 1,103 V.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Tiến hành phản ứng tráng gương của carbohydrate X theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 mL dung dịch AgNO31% vào ống nghiệm.

Bước 2: Thêm từ từ dung dịch NH3 5% đến dư vào ống nghiệm, lắc đều đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm 1 mL dung dịch carbohydrate X vào ống nghiệm. Lắc đều và đun cách thủy trong vài phút.

a) Thí nghiệm trên chứng tỏ carbohydrate X có chứa nhiều nhóm hydroxy liền kề.

Đúng
Sai

b) Sau bước 3, quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

Đúng
Sai

c) Có thể thay thế carbohydrate X bằng acetaldehyde.

Đúng
Sai

d) Carbohydrate X có thể là Maltose.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Methyl salicylate (chất X) là sản phẩm tự nhiên của rất nhiều loại cây, thường được kết hợp với các loại tinh dầu khác dùng làm thuốc bôi ngoài da, thuốc xoa bóp, cao dán giảm đau, chống viêm. X có công thức cấu tạo như sau:

a. Công thức phân tử của X là C7H6O3.

Đúng
Sai

b. X là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời chức ester và chức alcohol.

Đúng
Sai

c. a mol X phản ứng tối đa với 2a mol NaOH.

Đúng
Sai

d. Để sản xuất 6,84 triệu tuýp thuốc xoa bóp giảm đau cần tối thiểu m tấn salicylic acid. Biết mỗi tuýp thuốc chứa 3,24 gam Methyl salicylate và hiệu suất tính theo salicylic acid là 75%. giá trị của m là 14,904 tấn.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Trong thành phần của một loại phèn sắt có muối Fe2(SO4)3 và một loại phèn nhôm có muối Al2(SO4)3. Kí hiệu chung của hai muối sulfate trên là M2(SO4)3. Khi hoàn tan phèn sắt hoặc phèn nhôm vào nước có một số quá trình quan trọng sau:

M2(SO4)3 (aq) → 2M3+ (aq) + 3SO42- (aq) (1)

M3+ (aq) + 6H2O (l) → [M(OH2)6]3+ (aq) (2)

a. Sự thủy phân của M2(SO4)3 được giải thích nhờ kết hợp các quá trình (1), (2), (3).

Đúng
Sai

b. Trong nước, M3+ là một base theo Brnsted – Lowry do tham gia biến đổi ở quá trình (2), (3).

Đúng
Sai

c. Phức chất không tan, sinh ra ở quá trình (3), ứng với m = 2, là tác nhân để kết dính các hạt lơ lửng trong nước bị đục.

Đúng
Sai

d. Sau khi dùng phèn để làm trong nước thì pH của nước sẽ giảm so với ban đầu.

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Để tiến hành mạ một tấm huy chương (ruột bằng sắt với lớp mạ bằng đồng) hình trụ, đáy tròn với bán kính 2,5 cm, chiều cao hình trụ 0,3 cm, với lớp mạ bằng đồng dày 0,1 cm. Người ta có thể tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 0,5M dư với cường độ dòng điện không đổi 2A, khi kết thức điện phân ( quá trình mạ hoàn thành) thì hết thời gian là t giờ. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,95 g/cm3, và hiệu suất điện phân là 100%, giả thiết lớp mạ huy chương dày đều như nhau, toàn bộ lượng Cu tạo ra đều bám hết vào tấm huy chương và π =3,14. Tính t?

Đáp án:

Câu 2 :

Đun nóng một loại mỡ động vật với dung dịch KOH, sản phẩm thu được có chứa muối potassium oleate. Phân tử khối của potassium oleate là bao nhiêu?

Đáp án:

Câu 3 :

Cho các chất: glycerol, lipid, fructose, saccharose, maltose, Amylose, Amylopectin, cellulose. Có bao nhiêu chất khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ tạo glucose?

Đáp án:

Câu 4 :

Có bao nhiêu amine ứng với công thức phân tử C3H9N?

Đáp án:

Câu 5 :

Một gói làm nóng thức ăn (FRH: Flameless Ration Heater) có trong lẩu tự sôi, chứa khoảng 8 gam hỗn hợp (Mg 90%, Fe 4%, NaCl 6% về khối lượng), khi tiếp xúc với nước, xảy ra phản ứng: Mg(s) + H2O(l) → Mg(OH)2(s) + H2(g), phản ứng này toả nhiều nhiệt và làm nóng phần nước lẩu bên trên. Biết rằng enthalpy tạo thành chuẩn () của Mg(OH)2(s) và H2O(l) lần lượt là –928,4 kJ mol-1 và –285,8 kJ mol-1. Gói FRH trên có thể làm nóng bao nhiêu mL nước từ 30 °C lên 100 °C (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị hay đến số tự nhiên gần nhất)? Biết nhiệt dung của nước khoảng 4,2 J g-1 °C-1, giả sử phần nước bên trên chỉ nhận được tối đa 50% lượng nhiệt toả ra, phần nhiệt còn lại làm nóng các vật dụng khác và thất thoát vào môi trường.

Đáp án:

Câu 6 :

Cyanide (CN-) là một loại chất độc hại được tìm thấy trong nước thải của các công ty khai thác quặng kim loại. Cyanide có khả năng tạo phức mạnh với kim loại, các công ty khai thác mỏ đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc sử dụng cyanide để chiết xuất Au từ quặng của nó. 

Hàm lượng ion cyanide có thể xác định bằng phương pháp chuẩn độ Liebig: dùng dung dịch AgNO3 0,1 M làm chất chuẩn. 

Thực hiện xác định độ tinh khiết của 0,4723 gam mẫu KCN với dung dịch AgNO3 0,1 M. Chuẩn độ 3 lần thì cho kết quả như sau:

Lần chuẩn độ

1

2

3

Thể tích chất chuẩn đã dùng

34,9

35

34,9

Xác định độ tinh khiết của mẫu KCN trên. (làm tròn đáp án đến hàng phần mười)

Đáp án:

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Kim loại cứng nhất, thường được pha vào thép để tăng độ cứng và khả năng chống gỉ cho thép là

  • A.

    Mn.

  • B.

    Ni.

  • C.

    Cr.

  • D.

    Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Cr là kim loại cứng nhất, thường được pha vào thép để tăng độ cứng và khả năng chống gỉ cho thép.

Đáp án C

Câu 2 :

Kim loại nào dưới đây là kim loại kiềm (thuộc nhóm IA)?

  • A.

    Ba.

  • B.

    Al.

  • C.

    K.

  • D.

    Ca.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn.

Lời giải chi tiết :

K là kim loại kiềm thuộc nhóm IA.

Đáp án C

Câu 3 :

Poly Ethylene (PE) được dùng làm màng mỏng, túi nion, vải nhựa, áo đi mưa…. Công thức của polymer PE là

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của polymer.

Lời giải chi tiết :

Polyethylene được trùng hợp từ monomer ethylene

Đáp án A

Câu 4 :

Thành phần nào sau đây không có trong mạng tinh thể kim loại?

  • A.

    Cation kim loại.

  • B.

    Nguyên tử kim loại.

  • C.

    Electron tự do.

  • D.

    Anion gốc acid.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Trong kim loại không chứa anion gốc acid.

Đáp án D

Câu 5 :

Nguyên tố magiesium Mg có số hiệu nguyên tử là 12. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Mg có số e lớp ngoài cùng là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cách viết cấu hình electron của Mg.

Lời giải chi tiết :

Mg có cấu hình electron là: 1s2 2s22p6 3s2

Vậy nguyên tử Mg có 2 electron lớp ngoài cùng.

Câu 6 :

Hóa chất nào sau đây khi được thêm vào nước làm tăng độ cứng của nước?

  • A.

    K2SO4.

  • B.

    \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}{\rm{P}}{{\rm{O}}_4}\).

  • C.

    \({\rm{CaC}}{{\rm{l}}_2}\).

  • D.

    HCl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp làm mềm nước cứng.

Lời giải chi tiết :

CaCl2 khi cho thêm vào nước làm tăng nồng độ Ca2+ từ đó làm tăng độ cứng của nước.

Đáp án C

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

a. Khi đun poly(vinyl acetate) trong dung dịch NaOH thu được poly(vinyl alcohol) và sodium acetate. Khi đó xảy ra phản ứng phân cắt mạch polymer.

b. Khi đun nóng polyisoprene với bột lưu huỳnh (Sulfur) thu được cao su lưu hóa có độ bền cơ học tốt hơn. Khi đó đã xảy ra phản ứng tăng mạch polymer.

c. Polybuta-1,3-diene có thể phản ứng với hydrogen trong điều kiện thích hợp. Khi đó xảy ra phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

d. Phản ứng depolymer hoá (phản ứng phân huỷ polymer để tạo ra monomer ban đầu) là phản ứng phân cắt mạch polymer.

Các phát biểu đúng là

  • A.

    (a), (b), (c).    

  • B.

    (a), (b), (d).

  • C.

    (b), (c), (d).

  • D.

    (a), (c), (d).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của polymer.

Lời giải chi tiết :

a. sai, phản ứng trên thuộc phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

b. đúng

c. đúng

d. đúng

đáp án C

Câu 8 :

Khi nhỏ vài giọt sulfuric acid đặc vào một xấp giấy ăn khô, giấy ăn sẽ hoá đen ở chỗ tiếp xúc, bốc cháy và tạo nhiều khói; khói này có thể làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm. Phát biểu sau đây là sai?

  • A.

    Giấy ăn hoá đen (than hoá) là do cellulose trong giấy bị hút hết \({{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\) thành carbon.

  • B.

    Phản ứng xảy ra là phản ứng tỏa nhiệt.

  • C.

    Trong khói sinh ra, có chứa sulfur trioxide là một acidic oxide.

  • D.

    Việc rò rỉ sulfuric acid trong quá trình lưu trữ không đúng cách có thể gây hoả hoạn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của sulfuric acid đặc.

Lời giải chi tiết :

C sai, trong khói sinh ra có chứa sulfur dioxide là một acidic oxide.

Đáp án C

Câu 9 :

Phổ khối lượng  là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ  là 60. Chất X không thể là

  • A.

    acetic acid.

  • B.

    methyl formate.

  • C.

    acetone.

  • D.

    Propan-2-ol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phân tử khối của X.

Lời giải chi tiết :

MX = 60 nên X không thể là CH3COCH3 (M = 58)

Đáp án C

Câu 10 :

Tên gọi của ester CH3COOC2H5

  • A.

    Ethyl formate.

  • B.

    Ethyl acetate.                        

  • C.

    Methyl acetate.

  • D.

    Methyl formate.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cách đọc tên của ester.

Lời giải chi tiết :

CH3COOC2H5: ethyl acetate

Đáp án B

Câu 11 :

Amine nào dưới đây là amine bậc I?

  • A.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{N}}{{\rm{H}}_2}\).

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{NH}} - {\rm{C}}{{\rm{H}}_3}\).

  • C.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{N(C}}{{\rm{H}}_3}{)_2}\).

  • D.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{NH - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Amine bậc I có công thức tổng quát là RNH2.

Lời giải chi tiết :

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{N}}{{\rm{H}}_2}\)thuộc amine bậc 1.

Đáp án A

Câu 12 :

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?

  • A.

    Glucose.

  • B.

    Saccharose.

  • C.

    Glycerol.

  • D.

    Cellulose.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Glucose thuộc monosaccharide.

Đáp án A

Câu 13 :

Cho các alkane có công thức phân tử sau: C2H6, C3H8, C4H10, C5H12. Số đồng phân alkane mà ứng khi tác dụng với chlorine chỉ tạo ra 1 dẫn xuất monochloro duy nhất là:

  • A.

    3

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Alkane tác dụng với khí chlorine chỉ tạo 1 dẫn xuất monochloro khi có độ bất đối xứng cao.

Lời giải chi tiết :

CH3 – CH3 (1); (CH3)4C

Đáp án C

Câu 14 :

Khi thuỷ phân 1 mol chất béo trong môi trường acid, thu được glycerol và tối đa bao nhiêu mol acid béo?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tổng quát của chất béo (RCOO)3C3H5.

Lời giải chi tiết :

Khi thủy phân 1 mol chất béo trong môi trường acid, thu được 1 mol glycerol và 3 mol acid béo.

Đáp án B

Câu 15 :

Cho các hợp chất có công thức cấu tạo dưới đây:

Những hợp chất nào trong số các chất trên thuộc loại α-amino acid?

  • A.

    Chất (2), chất (3) và chất (4).

  • B.

    Chất (1) và chất (2).  

  • C.

    Chất (1) và chất (3).

  • D.

    Chất (1), chất (2) và chất (3).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của α-amino acid

Lời giải chi tiết :

Chất (1), (2), (3) thuộc α-amino acid

Câu 16 :

Thuỷ phân hoàn toàn một tripeptide X (xúc tác enzyme) thu được hỗn hợp Y gồm các α-amino acid: Glu (HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH), Gly (H2NCH2COOH), và Lys (H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2) COOH). Biết rằng Glu tồn tại ở dạng ion lưỡng cực − OOC−CH( NH+3)−( CH2)2 –COOH (ở pH = 2,1), Gly tồn tại ở dạng ion lưỡng cực NH+3− CH2−COO − (ở pH = 6) và Lys tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH3+) COO- (ở pH = 7) Đặt hỗn hợp Y trong điện trường ở pH = 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Chỉ có Lys trong hỗn hợp Y bị dịch chuyển về phía cực âm.

  • B.

    Chỉ có Glu trong hỗn hợp Y bị dịch chuyển về phía cực dương.

  • C.

    Các α-amino acid trong hỗn hợp Y đều không bị dịch chuyển về phía các điện cực.

  • D.

    Công thức cấu tạo của X có thể là Gly-Glu-Lys.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất điện di của amino acid.

Lời giải chi tiết :

C sai, Glu và Gly có bị dịch chuyển khi đặt vào điện trường ở pH = 6.

Đáp án C

Câu 17 :

Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau:

Câu 17.1 :

Trong dung dịch, ion nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

  • A.

    Mg2+.

  • B.

    K+.

  • C.

    Fe2+.

  • D.

    Ag+.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của thế điện cực của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Ion K+ có tính oxi hóa yếu nhất.

Đáp án B

Câu 17.2 :

Sức điện động chuẩn của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử nào trong số các cặp trên bằng 0,46 V?

  • A.

    Zn2+/Zn và Fe2+/Fe.

  • B.

    Zn2+/Zn và Cu2+/Cu.

  • C.

    Zn2+/Zn và Ag+/Ag.

  • D.

    Cu2+/Cu và Ag+/Ag.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính sức điện động của pun.

Lời giải chi tiết :

Cặp Cu2+/Cu và Ag+/Ag có sức điện động là 0,8 – 0,34 = 0,46V

Đáp án D

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

. Một pin Galvani có cấu tạo như sau:

Trong đó, màng bán thấm chỉ cho nước và các anion đi qua. Biết rằng thể tích của các dung dịch đều là 0,50 L và nồng độ chất tan trong dung dịch là 1,00 M. Cho biết: \(E_{Z{n^{2 + }}{\rm{/Zn}}}^o =  - 0,763{\rm{ V}}\), \(E_{C{u^{2 + }}{\rm{/Cu}}}^o =  + 0,340{\rm{ V}}\).

a. Khối lượng điện cực zinc (Zn) giảm đúng bằng khối lượng điện cực copper (Cu) tăng.

Đúng
Sai

b. Nồng độ ion SO42–(aq) trong dung dịch ZnSO4 tăng và trong dung dịch CuSO4 giảm dần.

Đúng
Sai

c. Phản ứng chung xảy ra trong pin điện là: Zn(s) + Cu2+(aq) → Zn2+(aq) + Cu(s).

Đúng
Sai

d. Sức điện động chuẩn của pin là 1,103 V.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Khối lượng điện cực zinc (Zn) giảm đúng bằng khối lượng điện cực copper (Cu) tăng.

Đúng
Sai

b. Nồng độ ion SO42–(aq) trong dung dịch ZnSO4 tăng và trong dung dịch CuSO4 giảm dần.

Đúng
Sai

c. Phản ứng chung xảy ra trong pin điện là: Zn(s) + Cu2+(aq) → Zn2+(aq) + Cu(s).

Đúng
Sai

d. Sức điện động chuẩn của pin là 1,103 V.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin điện hóa

Lời giải chi tiết :

a. sai, khối lượng điện cực Zn giảm bằng khối lượng giảm cộng khối lượng điện cực Cu.

b. sai, nồng độ ion SO42–(aq) không thay đổi.

c. đúng

d. đúng

Câu 2 :

Tiến hành phản ứng tráng gương của carbohydrate X theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 mL dung dịch AgNO31% vào ống nghiệm.

Bước 2: Thêm từ từ dung dịch NH3 5% đến dư vào ống nghiệm, lắc đều đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm 1 mL dung dịch carbohydrate X vào ống nghiệm. Lắc đều và đun cách thủy trong vài phút.

a) Thí nghiệm trên chứng tỏ carbohydrate X có chứa nhiều nhóm hydroxy liền kề.

Đúng
Sai

b) Sau bước 3, quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

Đúng
Sai

c) Có thể thay thế carbohydrate X bằng acetaldehyde.

Đúng
Sai

d) Carbohydrate X có thể là Maltose.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Thí nghiệm trên chứng tỏ carbohydrate X có chứa nhiều nhóm hydroxy liền kề.

Đúng
Sai

b) Sau bước 3, quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

Đúng
Sai

c) Có thể thay thế carbohydrate X bằng acetaldehyde.

Đúng
Sai

d) Carbohydrate X có thể là Maltose.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

a) sai, thí nghiệm trên chứng tỏ carbohydrate X có nhóm đường khử.

b) đúng

c) đúng

d) đúng

Câu 3 :

Methyl salicylate (chất X) là sản phẩm tự nhiên của rất nhiều loại cây, thường được kết hợp với các loại tinh dầu khác dùng làm thuốc bôi ngoài da, thuốc xoa bóp, cao dán giảm đau, chống viêm. X có công thức cấu tạo như sau:

a. Công thức phân tử của X là C7H6O3.

Đúng
Sai

b. X là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời chức ester và chức alcohol.

Đúng
Sai

c. a mol X phản ứng tối đa với 2a mol NaOH.

Đúng
Sai

d. Để sản xuất 6,84 triệu tuýp thuốc xoa bóp giảm đau cần tối thiểu m tấn salicylic acid. Biết mỗi tuýp thuốc chứa 3,24 gam Methyl salicylate và hiệu suất tính theo salicylic acid là 75%. giá trị của m là 14,904 tấn.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Công thức phân tử của X là C7H6O3.

Đúng
Sai

b. X là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời chức ester và chức alcohol.

Đúng
Sai

c. a mol X phản ứng tối đa với 2a mol NaOH.

Đúng
Sai

d. Để sản xuất 6,84 triệu tuýp thuốc xoa bóp giảm đau cần tối thiểu m tấn salicylic acid. Biết mỗi tuýp thuốc chứa 3,24 gam Methyl salicylate và hiệu suất tính theo salicylic acid là 75%. giá trị của m là 14,904 tấn.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của ester.

Lời giải chi tiết :

a. sai, công thức phân tử của X là: C8H8O3.

b. sai, X là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời chứa ester và chức phenol.

c. đúng

d. sai vì

n C8H8O3 = 3,24 : 152 = 0,021 mol

n salicylic acid = 0,021 : 75% = 0,028 mol

khối lượng salicylic acid trong 1 tuýp thuốc là: 0,028.138 = 3,864g

Khối lượng salicylic acid trong 6,84 triệu tuýp thuốc là: 3,864.6,84.106 = 26429760g = 26,43 tấn

Câu 4 :

Trong thành phần của một loại phèn sắt có muối Fe2(SO4)3 và một loại phèn nhôm có muối Al2(SO4)3. Kí hiệu chung của hai muối sulfate trên là M2(SO4)3. Khi hoàn tan phèn sắt hoặc phèn nhôm vào nước có một số quá trình quan trọng sau:

M2(SO4)3 (aq) → 2M3+ (aq) + 3SO42- (aq) (1)

M3+ (aq) + 6H2O (l) → [M(OH2)6]3+ (aq) (2)

a. Sự thủy phân của M2(SO4)3 được giải thích nhờ kết hợp các quá trình (1), (2), (3).

Đúng
Sai

b. Trong nước, M3+ là một base theo Brnsted – Lowry do tham gia biến đổi ở quá trình (2), (3).

Đúng
Sai

c. Phức chất không tan, sinh ra ở quá trình (3), ứng với m = 2, là tác nhân để kết dính các hạt lơ lửng trong nước bị đục.

Đúng
Sai

d. Sau khi dùng phèn để làm trong nước thì pH của nước sẽ giảm so với ban đầu.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Sự thủy phân của M2(SO4)3 được giải thích nhờ kết hợp các quá trình (1), (2), (3).

Đúng
Sai

b. Trong nước, M3+ là một base theo Brnsted – Lowry do tham gia biến đổi ở quá trình (2), (3).

Đúng
Sai

c. Phức chất không tan, sinh ra ở quá trình (3), ứng với m = 2, là tác nhân để kết dính các hạt lơ lửng trong nước bị đục.

Đúng
Sai

d. Sau khi dùng phèn để làm trong nước thì pH của nước sẽ giảm so với ban đầu.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của phức chất.

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. sai, M3+ trong (3) đóng vai trò acid theo Bronsted – Lowry.

c. sai, phức chất không tan, sinh ra ở quá trình (3), ứng với m = 0, là tác nhân để kết dính các hạt lơ lửng trong nước bị đục.

d. đúng

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Để tiến hành mạ một tấm huy chương (ruột bằng sắt với lớp mạ bằng đồng) hình trụ, đáy tròn với bán kính 2,5 cm, chiều cao hình trụ 0,3 cm, với lớp mạ bằng đồng dày 0,1 cm. Người ta có thể tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 0,5M dư với cường độ dòng điện không đổi 2A, khi kết thức điện phân ( quá trình mạ hoàn thành) thì hết thời gian là t giờ. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,95 g/cm3, và hiệu suất điện phân là 100%, giả thiết lớp mạ huy chương dày đều như nhau, toàn bộ lượng Cu tạo ra đều bám hết vào tấm huy chương và π =3,14. Tính t?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc của điện phân dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Ta có thể tích tấm huy chương ban đầu VT  = πR2.h   = 3,14.2,52.0,3 = 5,8875 cm3

Thể tích tấm huy chương sau khi mạ VS  = πR’2.h’ = 3,14.(2,6)2.0,5 = 10,6132 cm3

=> Thể tích của lớp Cu là

VCu  = VS –VT  = 4,7257 Cm3

=> Khối lượng Cu tạo ra

 m(Cu) = d.V = 8,95.4,7257   =  42,295015 gam

=> n(Cu) = 0,66086 mol

Cathode (-)                                                                            Anode (+) làm bằng đồng

Cu2+  + 2e  →        Cu   

       1,32172    ← 0,66086                              

=> n(e trao đổi) = It/F

=> t = 63772,99 giây = 17,7 giờ

Câu 2 :

Đun nóng một loại mỡ động vật với dung dịch KOH, sản phẩm thu được có chứa muối potassium oleate. Phân tử khối của potassium oleate là bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

CTPT potassium oleate là: C17H33COOK.

Phân tử khối = 320

Câu 3 :

Cho các chất: glycerol, lipid, fructose, saccharose, maltose, Amylose, Amylopectin, cellulose. Có bao nhiêu chất khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ tạo glucose?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Các chất disaccharide và polysaccharide có tham gia phản ứng thủy phân.

Lời giải chi tiết :

Maltose, amylose, amylopectin, cellulose khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu được glucose.

Đáp án 4.

Câu 4 :

Có bao nhiêu amine ứng với công thức phân tử C3H9N?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào đồng phân của amine.

Lời giải chi tiết :

CH3 – CH2 – CH2 – NH2

CH3 – NH – CH2 – CH3

(CH3)3N

(CH3)2CHNH2

Đáp án 4

Câu 5 :

Một gói làm nóng thức ăn (FRH: Flameless Ration Heater) có trong lẩu tự sôi, chứa khoảng 8 gam hỗn hợp (Mg 90%, Fe 4%, NaCl 6% về khối lượng), khi tiếp xúc với nước, xảy ra phản ứng: Mg(s) + H2O(l) → Mg(OH)2(s) + H2(g), phản ứng này toả nhiều nhiệt và làm nóng phần nước lẩu bên trên. Biết rằng enthalpy tạo thành chuẩn () của Mg(OH)2(s) và H2O(l) lần lượt là –928,4 kJ mol-1 và –285,8 kJ mol-1. Gói FRH trên có thể làm nóng bao nhiêu mL nước từ 30 °C lên 100 °C (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị hay đến số tự nhiên gần nhất)? Biết nhiệt dung của nước khoảng 4,2 J g-1 °C-1, giả sử phần nước bên trên chỉ nhận được tối đa 50% lượng nhiệt toả ra, phần nhiệt còn lại làm nóng các vật dụng khác và thất thoát vào môi trường.

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng.

Lời giải chi tiết :

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng ở 25oC

\({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(Mg{(OH)_2}) - {\Delta _f}H_{298}^o({H_2}O) =  - 928,4 - ( - 285,8) = 642,6kJ/mol\)

Lượng nhiệt tối đa tỏa ra bởi 1 gói FRH: q = \(\frac{{8.0,9}}{{24}}.642,6 = 192,78kJ\)

Thể tích nước có thể được làm nóng là: \(\frac{{192,78.0,5.1000}}{{4,2.1.(100 - 30)}} = 327,9mL \approx 328mL\)

Câu 6 :

Cyanide (CN-) là một loại chất độc hại được tìm thấy trong nước thải của các công ty khai thác quặng kim loại. Cyanide có khả năng tạo phức mạnh với kim loại, các công ty khai thác mỏ đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc sử dụng cyanide để chiết xuất Au từ quặng của nó. 

Hàm lượng ion cyanide có thể xác định bằng phương pháp chuẩn độ Liebig: dùng dung dịch AgNO3 0,1 M làm chất chuẩn. 

Thực hiện xác định độ tinh khiết của 0,4723 gam mẫu KCN với dung dịch AgNO3 0,1 M. Chuẩn độ 3 lần thì cho kết quả như sau:

Lần chuẩn độ

1

2

3

Thể tích chất chuẩn đã dùng

34,9

35

34,9

Xác định độ tinh khiết của mẫu KCN trên. (làm tròn đáp án đến hàng phần mười)

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Tính V trung bình của dung dịch AgNO3, sử dụng phương pháp chuẩn độ để tính n KCN.

Lời giải chi tiết :

V trung bình của dung dịch AgNO3 = \(\frac{{34,9 + 35 + 34,9}}{3} = 34,9\)ml

n AgNO3 = 0,1.34,9.10-3 = 0,00349 mol → n CN- = 0,00349.2 = 0,00698 mol

m KCN tinh khiết = 0,00698.65 = 0,4537 g

Độ tinh khiết của mẫu là: \(\frac{{0,4537}}{{0,4723}}.100 = 96,1\% \)