Đề tham khảo thi THPT môn Hóa - Đề số 5 (hay, chi tiết)
Trong ăn mòn hóa học, phản ứng hóa học xảy ra là loại phản ứng nào sau đây?
Đề bài
Trong ăn mòn hóa học, phản ứng hóa học xảy ra là loại phản ứng nào sau đây?
-
A.
Phản ứng thế.
-
B.
Phản ứng oxi hóa- khử.
-
C.
Phản ứng phân hủy.
-
D.
Phản ứng hóa hợp.
Thành phần chính của thạch cao là CaSO4.Tên của hợp chất này là
-
A.
calcium sulfite.
-
B.
calcium sulfuric.
-
C.
calcium pesulfate.
-
D.
calcium sulfate.
Loại polymer nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen?
-
A.
Polystyrene
-
B.
Poly(vinyl chloride).
-
C.
Polyisoprene.
-
D.
Nylon-6,6.
Chromium được sử dụng để cắt thuỷ tinh có thể được giải thích dựa vào tính chất vật lí nào?
-
A.
Tính cứng.
-
B.
Tính dẫn điện.
-
C.
Tính dẻo.
-
D.
Tính dẫn nhiệt.
Nguyên tố nhôm (aluminium, Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Ở trạng thái cơ bản, nhôm có số electron lớp ngoài cùng là
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
5
Trong bình chữa cháy dạng bột có khoảng 80% NaHCO3. Khi chữa cháy, bột NaHCO3 được phun vào đám cháy sẽ tạo ra khí CO2 và dập tắt lửa hiệu quả. Phương trình phản ứng xảy ra ở quá trình trên là
-
A.
NaHCO3 + 2HCl NaCl + CO2 + H2O.
-
B.
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O.
-
C.
-
D.
-
A.
X có thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ε -aminocaproic acid.
-
B.
Tơ capron được chế tạo từ X thuộc loại tơ tổng hợp.
-
C.
X có thể tham gia phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid.
-
D.
X là chất tan tốt trong nước và dễ phân huỷ sinh học.
Chất lượng của phân đạm được đánh giá qua hàm lượng đạm tổng số, là phần trăm khối lượng của nguyên tố N trong phân bón. Loại phân nào sau đây có hàm lượng đạm tổng số lớn nhất?
-
A.
Urea : (NH2)2CO.
-
B.
Ammonium nitrate : NH4NO3.
-
C.
Ammonium chloride : NH4Cl.
-
D.
Ammonium sulfate : (NH4)2SO4.
Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 60. Chất X có thể là
-
A.
acetic acid.
-
B.
methyl acetate.
-
C.
acetone.
-
D.
ethanol.
Ester methyl metacrylate được sử dụng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas. Công thức cấu tạo của methyl metacrylate là
-
A.
CH3COOC2H5.
-
B.
CH2=CHCOOCH3.
-
C.
C2H5COOC2H5.
-
D.
CH2=C(CH3)COOCH3.
Bậc của amine dimethylamine là
-
A.
1
-
B.
0
-
C.
2
-
D.
3
Carbohydrate nào có nhiều trong mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt?
-
A.
Glucose.
-
B.
Saccharose.
-
C.
Maltose.
-
D.
Tinh bột.
Phản ứng cộng hydrogen bromide vào propylene diễn ra theo cơ chế như sau:
Các sản phẩm trung gian (1*) và (2*) là những ion có nguyên tử carbon mang điện tích dương, còn được gọi là carbocation. Độ bền tương đối của carbocation tăng khi bậc của nguyên tử carbon mang điện tích dương tăng. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Cơ chế của phản ứng trên diễn ra qua hai giai đoạn.
-
B.
Liên kết π trong propylene bị phá vỡ trong giai đoạn đầu tiên của phản ứng.
-
C.
Carbocation (1*) có độ bền cao hơn carbocation (2*).
-
D.
Sản phẩm chính của phản ứng trên là sản phẩm số (2) hay 2-bromopropane.
Thủy phân ester \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{COOC}}{{\rm{H}}_3}\) trong môi trường acid thu được alcohol nào sau đây?
-
A.
C2H5OH.
-
B.
CH3OH.
-
C.
C2H5COOH.
-
D.
CH3-CH(OH)-CH3.
Hợp chất có cấu tạo nào sau đây là amino acid?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
CH3-COOH.
Ở các giá trị pH khác nhau, amino acid sẽ tích điện khác nhau, sẽ tồn tại ở các dạng khác nhau và có khả năng dịch chuyển về các hướng khác nhau dưới tác dụng của điện trường. Cho các dạng tồn tại của một amino acid X ở các giá trị pH khác nhau dưới đây:
Cho các nhận định sau:
(1) Dạng (1) là dạng cation, dạng (2) là dạng ion lưỡng cực, dạng (3) là dạng anion.
(2) Giá trị a > b > c.
(3) Với môi trường pH = c thì X di chuyển về phía điện cực dương.
(4) Trong dung dịch, cả ba dạng (1), (2) và (3) đều có tính chất lưỡng tính.
Các nhận định đúng là
-
A.
(1), (2), (4).
-
B.
(1), (3), (4).
-
C.
(2), (3), (4).
-
D.
(1), (3).
M là nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, có một số đặc điểm sau:
- Dung dịch muối của M(II) có tính khử nên phản ứng được với dung dịch thuốc tím.
- Ion M3+ có 5 electron độc thân.
- Là nguyên tố kim loại thuộc nhóm nguyên tố hóa học phổ biến trong tự nhiên.
M là nguyên tố nào sau đây?
-
A.
Fe (Z = 26).
-
B.
Ni (Z = 28).
-
C.
Mn (Z = 25).
-
D.
Cu (Z = 29).
Cho các pin điện hoá được tạo thành từ hai cặp oxi hoá khử Fe2+/Fe và Mn+/M (với M là các kim loại X, Y, Z) và sức điện động chuẩn tương ứng:
Pin điện hoá |
X-Fe |
Y-Fe |
Fe-Z |
Sức điện động chuẩn (V) |
0,323 |
1,916 |
0,78 |
Dãy các kim loại xếp theo chiều giảm dần tính khử từ trái sang phải là
-
A.
Y, X, Fe, Z.
-
B.
Z, Fe, X, Y.
-
C.
X, Z, Fe, Y.
-
D.
X, Z, Y, Fe.
Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao (2072°C) nên việc điện phân nóng chảy Al2O3 nguyên chất sẽ khó thực hiện. Hiện nay, theo công nghệ Hall-Héroult, người ta hoà tan Al2O3 trong cryolite (Na3AlF6) nóng chảy được hỗn hợp chất điện phân có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn (khoảng gần 1000°C). Giải pháp này giúp tiết kiệm năng lượng, đồng thời tạo ra chất lỏng có tính dẫn điện tốt, nhẹ hơn Al và nổi lên phía trên lớp A1 lỏng, bảo vệ Al không bị oxi hoá bởi không khí. Sơ đồ thùng điện phân được biểu diễn như hình dưới:
Quá trình điện phân được tiến hành với dòng điện có hiệu điện thể thấp (khoảng 5 V) và cường độ dòng điện 100 – 300 km. Để sản xuất được 1 tấn Al cần tiêu tốn khoảng 2 tấn Al2O3 50 kg cryolite, 400 kg than cốc.
Cho biết: Năng lượng điện tiêu thụ theo lí thuyết, \({A_{lt}} = \frac{{U.{m_{Al}}.F}}{{9.3,{{6.10}^6}}}\)(kWh). Với mAl là khối lượng Al được điều chế (gam); F là hằng số Faraday, F = 96485 C mol-1 , U (V) là hiệu điện thế áp đặt vào hai cực của bình điện phân.
a) Trong quá trình điện phân, điện cực dương bị hao mòn nhanh hơn điện cực âm.
b) Năng lượng điện tiêu thụ để sản xuất được 1 kg Al theo lí thuyết là 16 kWh.
c) Tại cathode xảy ra quá trình khử cation Al3+.
d) Khí thoát ra ở anode chủ yếu là khí CO2.
Tiến hành thí nghiệm quá trình quang hợp ở cây xanh theo các bước như sau:
Bước 1: Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày.
Bước 2: Đem chậu cây ra để chỗ nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500 W) từ 4 - 8 giờ.
Bước 3: Sau 4 - 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào ống nghiệm có chứa cồn 90o, đun cách thuỷ trong vài phút (hoặc cho đến khi thấy lá mất màu xanh lục).
Bước 4: Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm.
Bước 5: Bỏ lá cây vào cốc thuỷ tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng.
a) Sau bước 5, phần lá bị che bởi băng dính đổi màu thành màu tím đen.
b) Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quá trình quang hợp.
c) Ở bước 3, chất màu xanh lục (chất diệp lục) được loại bỏ khỏi lá cây bằng phương pháp chiết.
d) Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được ánh sáng có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng quang hợp ở cây xanh.
Salicylic acid là một hợp chất hữu cơ tạp chức chứa vòng benzene, thuộc nhóm beta hydroxy acid (BHA), được biết đến với đặc tính kháng viêm, làm sạch da và tẩy tế bào chết, thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và điều trị mụn. Phản ứng ester hoá salicylic acid với methanol, có mặt xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành methyl salicylate là một loại hợp chất có nhiều trong các loại cây, được sử dụng để làm thuốc giảm đau, chống viêm. Thành phần nguyên tố và thông tin về khối lượng phân tử trên phổ MS của salicylic acid và methyl salicylate được cho trong bảng sau:
Hợp chất |
%mC |
%mH |
%mO |
m/z |
Salicylic acid |
60,87 |
4,35 |
34,78 |
138 |
Methyl salicylate |
63,16 |
5,26 |
31,58 |
152 |
Mỗi phát biểu sau về các hợp chất trên là đúng hay sai?
a) Số lượng nguyên tử oxygen trong salicylic acid và methyl salicylate là như nhau.
b) Hỗn hợp thu được sau phản ứng ester hoá chỉ chứa methyl salicylate và salicylic acid.
c) Salicylic acid và methyl salicylate đều chứa nhóm chức alcohol.
d) 1 mol methyl salicylate có thể phản ứng với tối đa 2 mol NaOH trong dung dịch.
Hoà tan hoàn toàn một lượng muối CuSO4 khan (màu trắng) vào nước, thu được dung dịch X có màu xanh. Thêm tiếp dung dịch NH3 vào dung dịch X, thu được kết tủa màu xanh nhạt Y. Tiếp tục thêm dung dịch NH3 đặc đến dư vào đến khi kết tủa bị hoà tan, thu được dung dịch chứa phức chất Z. Sơ đồ quá trình được mô tả như dưới đây:
a) Y và Z là các phức chất với nguyên tử trung tâm là Cu.
b) Phức chất Z có số phối trí là 4, có dạng hình học là tứ diện. .
c) Dung dịch phức chất Z có màu xanh lam.
d) Phản ứng chuyển hóa Y thành Z có sự thay thế một phần phối tử trong phức chất.
Nước muối sinh lý có thành phần là dung dịch sodium chloride (NaCl) 0,9% được sử làm thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương, súc miệng, súc họng,... Một bạn học sinh hòa tan m gam muối NaCl tinh khiết vào 500 mL nước cất để pha chế 500 mL nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Khối lượng riêng của nước bằng 1 g/ml. Giá trị của m là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)
Đáp án:
Xà phòng hoá hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được sodium oleate và sodium palmitate theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Phân tử khối của X là bao nhiêu?
Đáp án:
Cho các chất (1) HCOOCH3; (2) CH3COOH; (3) glucose; (4) C2H5OH. Hãy sắp xếp các con số tương ứng với các chất theo dãy các chất có nhiệt độ sôi giảm dần. (Ví dụ: 4321 hay 1234)
Đáp án:
Cho các chất lỏng: benzene, aniline, toluene, phenol và styrene. Nhỏ nước bromine vào từng ống nghiệm chứa riêng mỗi chất, lắc đều. Có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng hoá học?
Đáp án:
Một gói làm nóng thức ăn (FRH: Flameless Ration Heater) có trong lẩu tự sôi, chứa khoảng 8 gam hỗn hợp (Mg 90%, Fe 4%, NaCl 6% về khối lượng), khi tiếp xúc với nước, xảy ra phản ứng:
Mg (s) + 2H2O (l) → Mg(OH)2 (s) + H2 (g)
Phản ứng này toả nhiều nhiệt và làm nóng phần nước lẩu bên trên. Biết rằng enthalpy tạo thành chuẩn của Mg(OH)2 (s) và H2O (l) lần lượt là –928,4 kJ/mol và –285,8 kJ/mol. Gói FRH trên có thể làm nóng bao nhiêu mL nước từ 25 °C lên 100 °C (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Biết nhiệt dung của nước khoảng 4,2 J/g.°C, khối lượng riêng của nước là 1 gam/mL giả sử phần nước bên trên chỉ nhận được tối đa 50% lượng nhiệt toả ra, phần nhiệt còn lại làm nóng các vật dụng khác và thất thoát vào môi trường.
Đáp án:
Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (dưới dạng muối dễ tan); nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa ion Ca2+ và Mg2+. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng. Phương pháp trao đổi ion là một trong các phương pháp hiệu quả để loại bỏ độ cứng của nước. Hạt zeolite A có công thức phân tử là Na12[(AlO2)12( SiO2)12].27H2O (có thể kí hiệu là Na2X) được sử dụng để làm mềm nước cứng bằng cách thay thế các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước với ion Na+. Có thể biểu diễn phương trình hóa học ngắn gọn như sau:
Ca2+ + Na2X → CaX + 2Na+
Mg2+ + Na2X → MgX + 2Na+
Một cơ sở xử lý nước từ nguồn nước cứng có nồng độ Ca2+ bằng 4,5.10−3 M và nồng độ ion Mg2+ bằng 9,2.10−3M. Lưu lượng nước xử lý mỗi ngày của cơ sở này là 25000 L. Khối lượng (kg) zeolite A trên cần để làm mềm nguồn nước này trong một tuần là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án:
Lời giải và đáp án
Trong ăn mòn hóa học, phản ứng hóa học xảy ra là loại phản ứng nào sau đây?
-
A.
Phản ứng thế.
-
B.
Phản ứng oxi hóa- khử.
-
C.
Phản ứng phân hủy.
-
D.
Phản ứng hóa hợp.
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm ăn mòn hóa học.
Trong ăn mòn hóa học, phản ứng hóa học xảy ra là phản ứng oxi hóa – khử.
Đáp án B
Thành phần chính của thạch cao là CaSO4.Tên của hợp chất này là
-
A.
calcium sulfite.
-
B.
calcium sulfuric.
-
C.
calcium pesulfate.
-
D.
calcium sulfate.
Đáp án : D
Dựa vào các loại hợp chất nhóm IIA.
CaSO4 có tên calcium sulfate.
Đáp án D
Loại polymer nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen?
-
A.
Polystyrene
-
B.
Poly(vinyl chloride).
-
C.
Polyisoprene.
-
D.
Nylon-6,6.
Đáp án : D
Dựa vào các vật dụng polymer thông dụng.
Nylon – 6,6 có chứa nguyên tố nitrogen.
Đáp án D
Chromium được sử dụng để cắt thuỷ tinh có thể được giải thích dựa vào tính chất vật lí nào?
-
A.
Tính cứng.
-
B.
Tính dẫn điện.
-
C.
Tính dẻo.
-
D.
Tính dẫn nhiệt.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
Chromium được sử dụng để cắt thủy tinh do tính cứng của Cr.
Đáp án A
Nguyên tố nhôm (aluminium, Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Ở trạng thái cơ bản, nhôm có số electron lớp ngoài cùng là
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
5
Đáp án : B
Dựa vào cách viết cấu hình electron của nhôm.
Cấu hình Al là: 1s22s2p63s23p1.
Nhôm có 3 electron lớp ngoài cùng.
Đáp án B
Trong bình chữa cháy dạng bột có khoảng 80% NaHCO3. Khi chữa cháy, bột NaHCO3 được phun vào đám cháy sẽ tạo ra khí CO2 và dập tắt lửa hiệu quả. Phương trình phản ứng xảy ra ở quá trình trên là
-
A.
NaHCO3 + 2HCl NaCl + CO2 + H2O.
-
B.
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O.
-
C.
-
D.
Đáp án : C
Dựa vào tính chất của hợp chất nhóm IA.
Khi chữa cháy, bột NaHCO3 sẽ bị nhiệt phân tạo khí CO2.
Đáp án C
-
A.
X có thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ε -aminocaproic acid.
-
B.
Tơ capron được chế tạo từ X thuộc loại tơ tổng hợp.
-
C.
X có thể tham gia phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid.
-
D.
X là chất tan tốt trong nước và dễ phân huỷ sinh học.
Đáp án : D
Dựa vào cấu tạo của polymer.
Polymer X không tan trong nước và bị phân hủy trong môi trường kiềm hoặc acid.
Đáp án D
Chất lượng của phân đạm được đánh giá qua hàm lượng đạm tổng số, là phần trăm khối lượng của nguyên tố N trong phân bón. Loại phân nào sau đây có hàm lượng đạm tổng số lớn nhất?
-
A.
Urea : (NH2)2CO.
-
B.
Ammonium nitrate : NH4NO3.
-
C.
Ammonium chloride : NH4Cl.
-
D.
Ammonium sulfate : (NH4)2SO4.
Đáp án : A
Dựa vào cách tính hàm lượng dinh dưỡng trong các loại phân bón.
Urea có hàm lượng % N cao nhất.
Đáp án A
Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 60. Chất X có thể là
-
A.
acetic acid.
-
B.
methyl acetate.
-
C.
acetone.
-
D.
ethanol.
Đáp án : A
Dựa vào phổ khối lượng MS
Chất X có M = 60 nên X có thể là acetic acid.
Đáp án A
Ester methyl metacrylate được sử dụng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas. Công thức cấu tạo của methyl metacrylate là
-
A.
CH3COOC2H5.
-
B.
CH2=CHCOOCH3.
-
C.
C2H5COOC2H5.
-
D.
CH2=C(CH3)COOCH3.
Đáp án : D
Dựa vào tên gọi của ester.
Methyl methacrylate có công thức hóa học là CH2=C(CH3)COOCH3.
Đáp án D
Bậc của amine dimethylamine là
-
A.
1
-
B.
0
-
C.
2
-
D.
3
Đáp án : C
Dựa vào cách xác định bậc của amine.
Dimethyamine có công thức: (C2H5)2NH.
Amine trên có bậc là 2.
Đáp án C
Carbohydrate nào có nhiều trong mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt?
-
A.
Glucose.
-
B.
Saccharose.
-
C.
Maltose.
-
D.
Tinh bột.
Đáp án : B
Dựa vào trạng thái tự nhiên của saccharose.
Saccharose có nhiều trong mía củ cải đường.
Đáp án B
Phản ứng cộng hydrogen bromide vào propylene diễn ra theo cơ chế như sau:
Các sản phẩm trung gian (1*) và (2*) là những ion có nguyên tử carbon mang điện tích dương, còn được gọi là carbocation. Độ bền tương đối của carbocation tăng khi bậc của nguyên tử carbon mang điện tích dương tăng. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Cơ chế của phản ứng trên diễn ra qua hai giai đoạn.
-
B.
Liên kết π trong propylene bị phá vỡ trong giai đoạn đầu tiên của phản ứng.
-
C.
Carbocation (1*) có độ bền cao hơn carbocation (2*).
-
D.
Sản phẩm chính của phản ứng trên là sản phẩm số (2) hay 2-bromopropane.
Đáp án : C
Dựa vào thông tin đề bài cung cấp.
C sai, do carbocation (1*) có bậc thấp hơn carbocation (2*) nên độ bền thấp hơn.
Đáp án C
Thủy phân ester \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{COOC}}{{\rm{H}}_3}\) trong môi trường acid thu được alcohol nào sau đây?
-
A.
C2H5OH.
-
B.
CH3OH.
-
C.
C2H5COOH.
-
D.
CH3-CH(OH)-CH3.
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của ester.
C2H5COOCH3 thủy phân trong môi trường acid thu được CH3OH.
Đáp án B
Hợp chất có cấu tạo nào sau đây là amino acid?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
CH3-COOH.
Đáp án : A
Amin acid có chứa đồng thời nhóm chức amine và carboxylic acid.
thuộc nhóm chứa amino acid.
Đáp án A
Ở các giá trị pH khác nhau, amino acid sẽ tích điện khác nhau, sẽ tồn tại ở các dạng khác nhau và có khả năng dịch chuyển về các hướng khác nhau dưới tác dụng của điện trường. Cho các dạng tồn tại của một amino acid X ở các giá trị pH khác nhau dưới đây:
Cho các nhận định sau:
(1) Dạng (1) là dạng cation, dạng (2) là dạng ion lưỡng cực, dạng (3) là dạng anion.
(2) Giá trị a > b > c.
(3) Với môi trường pH = c thì X di chuyển về phía điện cực dương.
(4) Trong dung dịch, cả ba dạng (1), (2) và (3) đều có tính chất lưỡng tính.
Các nhận định đúng là
-
A.
(1), (2), (4).
-
B.
(1), (3), (4).
-
C.
(2), (3), (4).
-
D.
(1), (3).
Đáp án : D
Dựa vào tính điện di của amino acid.
(1) đúng
(2) sai, giá trị a < b < c.
(3) đúng
(4) sai, vì ở dạng (1) và (3) amino acid X không còn tính lưỡng tính.
Đáp án D
M là nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, có một số đặc điểm sau:
- Dung dịch muối của M(II) có tính khử nên phản ứng được với dung dịch thuốc tím.
- Ion M3+ có 5 electron độc thân.
- Là nguyên tố kim loại thuộc nhóm nguyên tố hóa học phổ biến trong tự nhiên.
M là nguyên tố nào sau đây?
-
A.
Fe (Z = 26).
-
B.
Ni (Z = 28).
-
C.
Mn (Z = 25).
-
D.
Cu (Z = 29).
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.
Vì dung dịch muối của M(II) có tính khử và phản ứng được với dung dịch thuốc tím và ion M3+ có 5 electron độc thân nên M là Fe (Z=26)
Đáp án A
Cho các pin điện hoá được tạo thành từ hai cặp oxi hoá khử Fe2+/Fe và Mn+/M (với M là các kim loại X, Y, Z) và sức điện động chuẩn tương ứng:
Pin điện hoá |
X-Fe |
Y-Fe |
Fe-Z |
Sức điện động chuẩn (V) |
0,323 |
1,916 |
0,78 |
Dãy các kim loại xếp theo chiều giảm dần tính khử từ trái sang phải là
-
A.
Y, X, Fe, Z.
-
B.
Z, Fe, X, Y.
-
C.
X, Z, Fe, Y.
-
D.
X, Z, Y, Fe.
Đáp án : A
Dựa vào sức điện động chuẩn của pin.
Trong Pin X – Fe: Fe có tính khử yếu hơn X.
Trong pin Y – Fe, Fe có tính khử yếu hơn Y
Trong pin Fe – Z, Fe có tính khử mạnh hơn Z.
Vì\(E_{Y - Fe}^o > E_{X - Fe}^o\)nên Y có tính khử mạnh hơn X.
Vậy sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử từ trái sang phải là Y, X, Fe, Z.
Đáp án A
Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao (2072°C) nên việc điện phân nóng chảy Al2O3 nguyên chất sẽ khó thực hiện. Hiện nay, theo công nghệ Hall-Héroult, người ta hoà tan Al2O3 trong cryolite (Na3AlF6) nóng chảy được hỗn hợp chất điện phân có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn (khoảng gần 1000°C). Giải pháp này giúp tiết kiệm năng lượng, đồng thời tạo ra chất lỏng có tính dẫn điện tốt, nhẹ hơn Al và nổi lên phía trên lớp A1 lỏng, bảo vệ Al không bị oxi hoá bởi không khí. Sơ đồ thùng điện phân được biểu diễn như hình dưới:
Quá trình điện phân được tiến hành với dòng điện có hiệu điện thể thấp (khoảng 5 V) và cường độ dòng điện 100 – 300 km. Để sản xuất được 1 tấn Al cần tiêu tốn khoảng 2 tấn Al2O3 50 kg cryolite, 400 kg than cốc.
Cho biết: Năng lượng điện tiêu thụ theo lí thuyết, \({A_{lt}} = \frac{{U.{m_{Al}}.F}}{{9.3,{{6.10}^6}}}\)(kWh). Với mAl là khối lượng Al được điều chế (gam); F là hằng số Faraday, F = 96485 C mol-1 , U (V) là hiệu điện thế áp đặt vào hai cực của bình điện phân.
a) Trong quá trình điện phân, điện cực dương bị hao mòn nhanh hơn điện cực âm.
b) Năng lượng điện tiêu thụ để sản xuất được 1 kg Al theo lí thuyết là 16 kWh.
c) Tại cathode xảy ra quá trình khử cation Al3+.
d) Khí thoát ra ở anode chủ yếu là khí CO2.
a) Trong quá trình điện phân, điện cực dương bị hao mòn nhanh hơn điện cực âm.
b) Năng lượng điện tiêu thụ để sản xuất được 1 kg Al theo lí thuyết là 16 kWh.
c) Tại cathode xảy ra quá trình khử cation Al3+.
d) Khí thoát ra ở anode chủ yếu là khí CO2.
Dựa vào ứng dụng của điện phân.
a. đúng
b. sai, năng lượng điện tiêu thụ để sản xuất 1 kg Al theo lí thuyết là 15 kWh.
c. đúng
d. đúng
Tiến hành thí nghiệm quá trình quang hợp ở cây xanh theo các bước như sau:
Bước 1: Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày.
Bước 2: Đem chậu cây ra để chỗ nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500 W) từ 4 - 8 giờ.
Bước 3: Sau 4 - 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào ống nghiệm có chứa cồn 90o, đun cách thuỷ trong vài phút (hoặc cho đến khi thấy lá mất màu xanh lục).
Bước 4: Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm.
Bước 5: Bỏ lá cây vào cốc thuỷ tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng.
a) Sau bước 5, phần lá bị che bởi băng dính đổi màu thành màu tím đen.
b) Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quá trình quang hợp.
c) Ở bước 3, chất màu xanh lục (chất diệp lục) được loại bỏ khỏi lá cây bằng phương pháp chiết.
d) Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được ánh sáng có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng quang hợp ở cây xanh.
a) Sau bước 5, phần lá bị che bởi băng dính đổi màu thành màu tím đen.
b) Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quá trình quang hợp.
c) Ở bước 3, chất màu xanh lục (chất diệp lục) được loại bỏ khỏi lá cây bằng phương pháp chiết.
d) Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được ánh sáng có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng quang hợp ở cây xanh.
Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.
a. sai, vì phần lá bị che bởi băng dính không được quang hợp nên không tạo ra tinh bột từ đó khi nhỏ dung dịch iodine pha loãng không có hiện tượng chuyển thành màu tím đen.
b. đúng
c. đúng
d. đúng
Salicylic acid là một hợp chất hữu cơ tạp chức chứa vòng benzene, thuộc nhóm beta hydroxy acid (BHA), được biết đến với đặc tính kháng viêm, làm sạch da và tẩy tế bào chết, thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và điều trị mụn. Phản ứng ester hoá salicylic acid với methanol, có mặt xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành methyl salicylate là một loại hợp chất có nhiều trong các loại cây, được sử dụng để làm thuốc giảm đau, chống viêm. Thành phần nguyên tố và thông tin về khối lượng phân tử trên phổ MS của salicylic acid và methyl salicylate được cho trong bảng sau:
Hợp chất |
%mC |
%mH |
%mO |
m/z |
Salicylic acid |
60,87 |
4,35 |
34,78 |
138 |
Methyl salicylate |
63,16 |
5,26 |
31,58 |
152 |
Mỗi phát biểu sau về các hợp chất trên là đúng hay sai?
a) Số lượng nguyên tử oxygen trong salicylic acid và methyl salicylate là như nhau.
b) Hỗn hợp thu được sau phản ứng ester hoá chỉ chứa methyl salicylate và salicylic acid.
c) Salicylic acid và methyl salicylate đều chứa nhóm chức alcohol.
d) 1 mol methyl salicylate có thể phản ứng với tối đa 2 mol NaOH trong dung dịch.
a) Số lượng nguyên tử oxygen trong salicylic acid và methyl salicylate là như nhau.
b) Hỗn hợp thu được sau phản ứng ester hoá chỉ chứa methyl salicylate và salicylic acid.
c) Salicylic acid và methyl salicylate đều chứa nhóm chức alcohol.
d) 1 mol methyl salicylate có thể phản ứng với tối đa 2 mol NaOH trong dung dịch.
Dựa vào thông tin đề bài cung cấp.
a. đúng
b. sai, hỗn hợp thu được gồm ester, salicylic acid và methanol.
c. sai, methyl salicylate và salicylic acid không chứa nhóm alcohol mà chứa nhóm phenol.
d. đúng
Hoà tan hoàn toàn một lượng muối CuSO4 khan (màu trắng) vào nước, thu được dung dịch X có màu xanh. Thêm tiếp dung dịch NH3 vào dung dịch X, thu được kết tủa màu xanh nhạt Y. Tiếp tục thêm dung dịch NH3 đặc đến dư vào đến khi kết tủa bị hoà tan, thu được dung dịch chứa phức chất Z. Sơ đồ quá trình được mô tả như dưới đây:
a) Y và Z là các phức chất với nguyên tử trung tâm là Cu.
b) Phức chất Z có số phối trí là 4, có dạng hình học là tứ diện. .
c) Dung dịch phức chất Z có màu xanh lam.
d) Phản ứng chuyển hóa Y thành Z có sự thay thế một phần phối tử trong phức chất.
a) Y và Z là các phức chất với nguyên tử trung tâm là Cu.
b) Phức chất Z có số phối trí là 4, có dạng hình học là tứ diện. .
c) Dung dịch phức chất Z có màu xanh lam.
d) Phản ứng chuyển hóa Y thành Z có sự thay thế một phần phối tử trong phức chất.
Dựa vào sự hình thành phức chất.
a. đúng
b. sai, phức chất Z có số phối trí là 4, dạng bát diện.
c. đúng
d. đúng
Nước muối sinh lý có thành phần là dung dịch sodium chloride (NaCl) 0,9% được sử làm thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương, súc miệng, súc họng,... Một bạn học sinh hòa tan m gam muối NaCl tinh khiết vào 500 mL nước cất để pha chế 500 mL nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Khối lượng riêng của nước bằng 1 g/ml. Giá trị của m là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào công thức m = D.V.
Khối lượng của nước cất là: 500g.
Khối lượng dung dịch NaCl là: 500 + m (g)
C%NaCl = \(\frac{m}{{500 + m}}.100 = 0,9\% \to m = 4,54\)
Đáp án 4,54.
Xà phòng hoá hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được sodium oleate và sodium palmitate theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Phân tử khối của X là bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
Vì khi thủy phân X thu được 2 mol muối C17H33COONa và 1 mol muối C15H31COONa nên công thức của X là: [(C17H33COO)2(C15H31COO)]C3H5.
MX = 858
Đáp án 858
Cho các chất (1) HCOOCH3; (2) CH3COOH; (3) glucose; (4) C2H5OH. Hãy sắp xếp các con số tương ứng với các chất theo dãy các chất có nhiệt độ sôi giảm dần. (Ví dụ: 4321 hay 1234)
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals.
Glucose có nhiệt độ sôi lớn nhất do có nhiều liên kết hydrogen
CH3COOH có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5OH do có phân tử khối lớn hơn.
C2H5OH có nhiệt độ sôi cao hơn HCOOCH3 do có liên kết hydrogen.
Đáp án 3241
Cho các chất lỏng: benzene, aniline, toluene, phenol và styrene. Nhỏ nước bromine vào từng ống nghiệm chứa riêng mỗi chất, lắc đều. Có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng hoá học?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào tính chất hóa học của arene.
Aniline, phenol và styrene có phản ứng với nước bromine.
Đáp án 3
Một gói làm nóng thức ăn (FRH: Flameless Ration Heater) có trong lẩu tự sôi, chứa khoảng 8 gam hỗn hợp (Mg 90%, Fe 4%, NaCl 6% về khối lượng), khi tiếp xúc với nước, xảy ra phản ứng:
Mg (s) + 2H2O (l) → Mg(OH)2 (s) + H2 (g)
Phản ứng này toả nhiều nhiệt và làm nóng phần nước lẩu bên trên. Biết rằng enthalpy tạo thành chuẩn của Mg(OH)2 (s) và H2O (l) lần lượt là –928,4 kJ/mol và –285,8 kJ/mol. Gói FRH trên có thể làm nóng bao nhiêu mL nước từ 25 °C lên 100 °C (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Biết nhiệt dung của nước khoảng 4,2 J/g.°C, khối lượng riêng của nước là 1 gam/mL giả sử phần nước bên trên chỉ nhận được tối đa 50% lượng nhiệt toả ra, phần nhiệt còn lại làm nóng các vật dụng khác và thất thoát vào môi trường.
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào thông tin đề bài cung cấp.
Biến thiên enthalpy của phản ứng = -928,4 – 2.(-285,8) = -356,8 kJ
n Mg = \(\frac{{8.90\% }}{{24}} = 0,3mol\)
→ Q tỏa = 0,3.356,8 = 107,04 kJ
Số gam nước có thể làm nóng là: 107,04.50%.103 = m. 4,2. (100 -25) → m = 170g
Thể tích nước được đun sôi là: 170.1 = 170 ml
Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (dưới dạng muối dễ tan); nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa ion Ca2+ và Mg2+. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng. Phương pháp trao đổi ion là một trong các phương pháp hiệu quả để loại bỏ độ cứng của nước. Hạt zeolite A có công thức phân tử là Na12[(AlO2)12( SiO2)12].27H2O (có thể kí hiệu là Na2X) được sử dụng để làm mềm nước cứng bằng cách thay thế các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước với ion Na+. Có thể biểu diễn phương trình hóa học ngắn gọn như sau:
Ca2+ + Na2X → CaX + 2Na+
Mg2+ + Na2X → MgX + 2Na+
Một cơ sở xử lý nước từ nguồn nước cứng có nồng độ Ca2+ bằng 4,5.10−3 M và nồng độ ion Mg2+ bằng 9,2.10−3M. Lưu lượng nước xử lý mỗi ngày của cơ sở này là 25000 L. Khối lượng (kg) zeolite A trên cần để làm mềm nguồn nước này trong một tuần là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào tính chất hóa học của nước cứng.
Tổng số mol Ca2+ và Mg2+ trong 25000L là : (4,5.10-3 + 9,2.10-3).25000 = 342,5 mol
n Na2X = 342,5 mol
khối lượng zeolite A cần dùng trong 7 ngày là: 342,5.7.2190.10-3 = 5250 kg.
Đáp án 5250.
Hợp chất nào sau đây là ester ?
Khi thay thế nhóm …(1) ở nhóm …(2) của carboxylic acid bằng nhóm
Phức chất đơn giản thường có một
Cho phản ứng oxi hóa – khử:
Các bài khác cùng chuyên mục