Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Hậu Giang

Cho biết số hiệu nguyên tử của sodium là 11. Vị trí của sodium trong bảng tuần hoàn là

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Cho biết số hiệu nguyên tử của sodium là 11. Vị trí của sodium trong bảng tuần hoàn là

  • A.

    chu kì 3, nhóm IA.

  • B.

    chu kì 3, nhóm IB.

  • C.

    chu kì 3, nhóm IIA.

  • D.

    chu kì 2, nhóm IIA.

Câu 2 :

Một học sinh thực hiện ba thí nghiệm ở điều kiện chuẩn và quan sát được các hiện tượng sau:

1. Cu kim loại không phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 1M.

2. Pb kim loại tan trong dung dịch AgNO3 1M và xuất hiện tinh thể Ag.

3. Ag kim loại không phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 1M.

Trật tự nào sau đây thể hiện đúng mức độ tính oxi hoá của 3 ion?

  • A.

    Pb2+ < Ag+ < Cu2+.

  • B.

    Pb2+ < Cu2+ < Ag+.

  • C.

    Cu2+ < Pb2+ < Ag+.

  • D.

    Cu2+ < Ag+ < Pb2+.

Câu 3 :

Hầu hết các loại rau và cây ăn trái phát triển tốt nhất trong đất có độ pH từ 6,0 đến 7,0. Trong quá trình trồng trọt, nếu đất có pH =4,5 đến 5,0 thì người nông dân sử dụng vôi sống để bón vào đất một cách hợp lý. Công thức của vôi sống và nguyên nhân của việc sử dụng này là?

  • A.

    Ca(OH)2 ,vôi sống làm tăng độ phì nhiêu của đất nên cây trồng sẽ phát triển tốt hơn.

  • B.

    CaO, vôi sống tác dụng với acid tạo thành muối, từ đó làm giảm lượng acid có trong đất nên pH tăng.

  • C.

    CaO, vôi sống là một loại phân bón có giá trị pH=8 có tác dụng làm pH tăng.

  • D.

    Ca(OH)2, vôi sống tác dụng với acid tạo thành muối, từ đó làm giảm lượng acid có trong đất nên pH tăng.

Câu 4 :

Để tráng một lớp Ag lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

  • A.

    glucose.

  • B.

    tinh bột.

  • C.

    ethyl acetate.

  • D.

    saccharose.

Câu 5 :

Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau:

Cặp oxi hóa - khử

Fe2+/Fe

Cu2+/Cu

Zn2+/Zn

Ag+/Ag

Pb2+/Pb

Al3+/Al

Thế điện cực chuẩn (V)

-0,44

+0,34

-0,76

+0,80

-0,13

-1,68

Sức điện động chuẩn (V) lớn nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là

  • A.

    1,56.

  • B.

    2,48.

  • C.

    2,60.

  • D.

    1,24.

Câu 6 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng.

(b) Có thể dùng lưu huỳnh để khử độc thuỷ ngân.

(c) Có thể dùng thùng bằng sắt để vận chuyển H2SO4 đặc nguội.

(d) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử của các phi kim thuộc cùng một chu kì.

Số phát biểu đúng

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    2

Câu 7 :

Trong quá trình điện phân, 1 mol Cr3+ được điện phân cần bao nhiêu mol electron?

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 8 :

Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polymer dùng để sản xuất tơ nitron?

  • A.

    CH2=CH-CH3.

  • B.

    H2N-[CH2]6-NH2.

  • C.

    CH2=CH-CN.

  • D.

    H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 9 :

Hai kim loại thường được dùng làm dây dẫn điện là

  • A.

    kẽm và nhôm.

  • B.

    nhôm và sắt.

  • C.

    đồng và nhôm.

  • D.

    đồng và kẽm.

Câu 10 :

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4 có cùng nồng độ. Các chất được tạo ra đầu tiên ở anode và ở cathode lần lượt là

  • A.

    Cl2 và H2.

  • B.

    Cl2 và Cu.

  • C.

    O2 và Cu.

  • D.

    O2 và H2.

Câu 11 :

Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây?

  • A.

    Hydrogen hóa (có xúc tác Ni).

  • B.

    Làm lạnh.

  • C.

    Cô cạn ở nhiệt độ cao.

  • D.

    Xà phòng hóa.

Câu 12 :

Hợp chất C2H5NHC2H5 có tên là

  • A.

    propylamine.

  • B.

    dimethylamine.

  • C.

    diethylamine.

  • D.

    ethylmethylamine.

Câu 13 :

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?

  • A.

    Saccharose.

  • B.

    Glucose.

  • C.

    Maltose.         

  • D.

    Cellulose.

Câu 14 :

Ở điều kiện chuẩn, Cu khử được ion kim loại nào sau đây trong dung dịch?

  • A.

    Mg2+.

  • B.

    Na+.

  • C.

    Ag+.

  • D.

    Al3+.

Câu 15 :

Ester ethyl formate có công thức cấu tạo là

  • A.

    HCOOCH=CH2.         

  • B.

    HCOOC2H5.

  • C.

    CH3COOCH3.

  • D.

    HCOOCH3.

Câu 16 :

Cho một pin điện hoá được tạo bởi các cặp oxi hoá khử Fe2+/Fe; Ag+/Ag ở điều kiện chuẩn. Quá trình xảy ra ở cực âm khi pin hoạt động là

  • A.

    Fe → Fe2+ + 2e.

  • B.

    Ag → Ag+ + le.          

  • C.

    Ag+ + le → Ag.

  • D.

    Fe2+ + 2e → Fe.

Câu 17 :

“Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm chức …(1)…và nhóm chức …(2)…”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là:

  • A.

    carboxyl (-COOH), amino (-NH2).

  • B.

    carboxyl (-COOH), hydroxyl (-OH).

  • C.

    hydroxyl (-OH), amino (-NH2).

  • D.

    carbonyl (-CO-), carboxyl (-COOH).

Câu 18 :

Thành phần chính của muối ăn là NaCl. Tên của hợp chất này là

  • A.

    potassium chloride.

  • B.

    sodium chloride.

  • C.

    potassium hydrochloric.

  • D.

    sodium hydrochloric.

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Cho sơ đồ phản ứng:

      (1) E   +   NaOH ⟶ X   +   Y

      (2) F   +   NaOH ⟶ X   +   Z

      (3) Y   +     HCl  ⟶  T   +   NaCl

Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức ester (được tạo thành từ carboxylic acid và alcohol) và trong phân tử có số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen, E và Z có cùng số nguyên tử carbon, ME<MF<175. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) E có 6 nguyên tử H trong phân tử.

Đúng
Sai

b) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.

Đúng
Sai

c) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.

Đúng
Sai

d) Nhiệt độ sôi của T cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Hiện nay phương pháp nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột vẫn được nhiều người dân sử dụng. Tinh bột sau khi thuỷ phân, lên men thì được chưng cất để thu lấy ethanol. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua. Để rượu ngon, khi chưng cất người ta thường bỏ đi khoảng 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên.

a) Hỗn hợp đem chưng cất có chứa C2H5OH, H2O, CH3COOH.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ sôi xếp theo thứ tự tăng dần như sau C2H5OH, CH3COOH, H2O.

Đúng
Sai

c) Bỏ đi 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên là để loại bỏ chất độc như CH3OH, CH3CHO.

Đúng
Sai

d) Có ít nhất 2 phản ứng hoá học lên men xảy ra trong quá trình trên.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 loãng dư, thu được kết tủa X và dung dịch Y. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

a) X là CaCO3.

Đúng
Sai

b) Dung dịch Y gồm Ca(OH)2 và NaOH.

Đúng
Sai

c) X dùng để khử chua, làm mềm nước cứng.

Đúng
Sai

d) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Y thì hiện tượng xảy ra là ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa và tan ngay.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1. Lấy hai ống nghiệm sạch, cho 3 mL dung dịch H2SO4 1 M vào ống (1), cho 3 mL dung dịch H2SO4 1 M và 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống (2).

Bước 2. Cho đồng thời vào hai ống, mỗi ống một đinh sắt có kích thước như nhau đã được làm sạch bề mặt rồi để yên một thời gian.

a) Ở bước 2, tốc độ thoát khí ở ống (1) và ống (2) là như nhau.       

Đúng
Sai

b) Ở bước 2, ống (1) xảy ra ăn mòn hoá học, ống (2) xảy ra ăn mòn điện hoá.

Đúng
Sai

c) Ở bước 2, trong ống (2) có chất rắn màu đỏ cam bám lên bề mặt đinh sắt.           

Đúng
Sai

d) Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng MgSO4 thì khí thoát ra ở ống (2) sẽ nhanh hơn ống (1).

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: (1) HCOOC2H5; (2) CH3COOH; (3) CH3COOCH3; (4) CH2=CHCOOCH3; (5) HOCH2CH2OH ; (6) CH3OOC-COOC6H5. Số thứ tự từ nhỏ đến lớn gồm các hợp chất thuộc loại ester và xếp theo một dãy gồm bốn số (ví dụ: 1234, 2456…)

Câu 2 :

Đun nóng một loại mỡ động vật với dung dịch KOH, sản phẩm thu được có chứa muối potassium palmitate (C15H31COOK). Phân tử khối của potassium palmitate là bao nhiêu?

Câu 3 :

Nhôm (Aluminium) cuộn giấy thân thiện với môi trường, không độc hại, dễ dàng vệ sinh. Trong tất cả các loại bọc thực phẩm, nó tạo thành hàng rào mạnh nhất chống lại nhiệt, độ ẩm, không khí…Một cuộn giấy tráng nhôm 2 bề mặt có chiều rộng 25 cm; chiều dài 5 mét; độ dày 10-4 cm; khối lượng riêng của nhôm 2,7 g/cm³. Để sản xuất được 100 nghìn cuộn giấy bọc nhôm như trên thì khối lượng quặng bauxite chứa 60% Al2O3 cần dùng để sản xuất ra kim loại nhôm (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%) dùng tráng lên giấy bọc nhôm bằng bao nhiêu tấn? (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)

Câu 4 :

Nicotine là amine rất độc, có nhiều trong khói thuốc lá, có khả năng gây tăng huyết áp và nhịp tim, gây xơ vữa động mạnh vành và suy giảm trí nhớ. Công thức cấu tạo của nicotine như sau:

Tổng số nguyên tử các nguyên tố trong một phân tử nicotine là bao nhiêu?

Câu 5 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Cho kim loại Zn vào dung dịch AgNO3

b) Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

c) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO, đun nóng. 

d) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư. 

e) Điện phân dung dịch AgNO3 (với điện cực trơ). 

f) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là bao nhiêu?

Câu 6 :

Có tổng số bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine bậc 1 và bậc 2 ứng với công thức phân tử C3H9N?

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Cho biết số hiệu nguyên tử của sodium là 11. Vị trí của sodium trong bảng tuần hoàn là

  • A.

    chu kì 3, nhóm IA.

  • B.

    chu kì 3, nhóm IB.

  • C.

    chu kì 3, nhóm IIA.

  • D.

    chu kì 2, nhóm IIA.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào số hiệu nguyên tử của Na để xác định cấu hình electron.

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron của Na: 1s2 2s22p6 3s1

Na ở chu kì 3, nhóm IA

Đáp án A

Câu 2 :

Một học sinh thực hiện ba thí nghiệm ở điều kiện chuẩn và quan sát được các hiện tượng sau:

1. Cu kim loại không phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 1M.

2. Pb kim loại tan trong dung dịch AgNO3 1M và xuất hiện tinh thể Ag.

3. Ag kim loại không phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 1M.

Trật tự nào sau đây thể hiện đúng mức độ tính oxi hoá của 3 ion?

  • A.

    Pb2+ < Ag+ < Cu2+.

  • B.

    Pb2+ < Cu2+ < Ag+.

  • C.

    Cu2+ < Pb2+ < Ag+.

  • D.

    Cu2+ < Ag+ < Pb2+.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của thế điện cực.

Lời giải chi tiết :

Pb tác dụng với AgNO3 nên Pb có tính khử mạnh hơn Ag.

Cu không tác dụng được với Pb(NO3)2 nên Cu có tính khử yếu hơn Pb

Ag không tác dụng được với Cu(NO3)2 nên Ag có tính khử yếu hơn Ag.

Pb2+ < Cu2+ < Ag+.

Đáp án B

Câu 3 :

Hầu hết các loại rau và cây ăn trái phát triển tốt nhất trong đất có độ pH từ 6,0 đến 7,0. Trong quá trình trồng trọt, nếu đất có pH =4,5 đến 5,0 thì người nông dân sử dụng vôi sống để bón vào đất một cách hợp lý. Công thức của vôi sống và nguyên nhân của việc sử dụng này là?

  • A.

    Ca(OH)2 ,vôi sống làm tăng độ phì nhiêu của đất nên cây trồng sẽ phát triển tốt hơn.

  • B.

    CaO, vôi sống tác dụng với acid tạo thành muối, từ đó làm giảm lượng acid có trong đất nên pH tăng.

  • C.

    CaO, vôi sống là một loại phân bón có giá trị pH=8 có tác dụng làm pH tăng.

  • D.

    Ca(OH)2, vôi sống tác dụng với acid tạo thành muối, từ đó làm giảm lượng acid có trong đất nên pH tăng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tác dụng của hợp chất nhóm IIA.

Lời giải chi tiết :

Vôi sống có công thức CaO, vôi sống tác dụng với acid tạo thành muối, từ đó làm giảm lượng acid có trong đất nên pH tăng.

Đáp án B

Câu 4 :

Để tráng một lớp Ag lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

  • A.

    glucose.

  • B.

    tinh bột.

  • C.

    ethyl acetate.

  • D.

    saccharose.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của carboxylic acid.

Lời giải chi tiết :

Glucose có phản ứng tráng bạc nên X là glucose.

Đáp án A

Câu 5 :

Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau:

Cặp oxi hóa - khử

Fe2+/Fe

Cu2+/Cu

Zn2+/Zn

Ag+/Ag

Pb2+/Pb

Al3+/Al

Thế điện cực chuẩn (V)

-0,44

+0,34

-0,76

+0,80

-0,13

-1,68

Sức điện động chuẩn (V) lớn nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là

  • A.

    1,56.

  • B.

    2,48.

  • C.

    2,60.

  • D.

    1,24.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính sức điện động của pin.

Lời giải chi tiết :

\(E_{pin}^o = E_{Ag}^o - E_{Al}^o = 0,8 - ( - 1,68) = 2,48V\)

Đáp án B

Câu 6 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng.

(b) Có thể dùng lưu huỳnh để khử độc thuỷ ngân.

(c) Có thể dùng thùng bằng sắt để vận chuyển H2SO4 đặc nguội.

(d) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử của các phi kim thuộc cùng một chu kì.

Số phát biểu đúng

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai, bán kính kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim

Đáp án A

Câu 7 :

Trong quá trình điện phân, 1 mol Cr3+ được điện phân cần bao nhiêu mol electron?

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào điện tích của ion Cr3+

Lời giải chi tiết :

Cr3+ cần 3 mol electron.

Đáp án C

Câu 8 :

Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polymer dùng để sản xuất tơ nitron?

  • A.

    CH2=CH-CH3.

  • B.

    H2N-[CH2]6-NH2.

  • C.

    CH2=CH-CN.

  • D.

    H2N-[CH2]5-COOH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế polymer.

Lời giải chi tiết :

Tơ nitron được sản xuất từ CH2=CH-CN.

Đáp án C

Câu 9 :

Hai kim loại thường được dùng làm dây dẫn điện là

  • A.

    kẽm và nhôm.

  • B.

    nhôm và sắt.

  • C.

    đồng và nhôm.

  • D.

    đồng và kẽm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí và ứng dụng của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Đồng và nhôm thường được dùng làm dây dẫn do khả năng dẫn điện tốt.

Đáp án C

Câu 10 :

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4 có cùng nồng độ. Các chất được tạo ra đầu tiên ở anode và ở cathode lần lượt là

  • A.

    Cl2 và H2.

  • B.

    Cl2 và Cu.

  • C.

    O2 và Cu.

  • D.

    O2 và H2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điện phân dung dịch.

Lời giải chi tiết :

ở cathode xảy ra quá trình khử Cu2+ + 2e → Cu

ở anode xảy ra quá trình oxi hoá 2Cl- → Cl2 + 2e

đáp án B

Câu 11 :

Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây?

  • A.

    Hydrogen hóa (có xúc tác Ni).

  • B.

    Làm lạnh.

  • C.

    Cô cạn ở nhiệt độ cao.

  • D.

    Xà phòng hóa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất háo học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình hydrogen hoá (có xúc tác Ni)

Đáp án A

Câu 12 :

Hợp chất C2H5NHC2H5 có tên là

  • A.

    propylamine.

  • B.

    dimethylamine.

  • C.

    diethylamine.

  • D.

    ethylmethylamine.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của amine.

Lời giải chi tiết :

C2H5NHC2H5 có tên là: diethylamine

Đáp án C

Câu 13 :

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?

  • A.

    Saccharose.

  • B.

    Glucose.

  • C.

    Maltose.         

  • D.

    Cellulose.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Glucose thuộc loại monosaccharide.

Đáp án B

Câu 14 :

Ở điều kiện chuẩn, Cu khử được ion kim loại nào sau đây trong dung dịch?

  • A.

    Mg2+.

  • B.

    Na+.

  • C.

    Ag+.

  • D.

    Al3+.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của thế điện cực chuẩn của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Cu khử được ion Ag+ trong dung dịch.

Đáp án C

Câu 15 :

Ester ethyl formate có công thức cấu tạo là

  • A.

    HCOOCH=CH2.         

  • B.

    HCOOC2H5.

  • C.

    CH3COOCH3.

  • D.

    HCOOCH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của công thức từ đó xác định công thức phân tử.

Lời giải chi tiết :

Ethyl formate có công thức cấu tạo là: HCOOC2H5.

Đáp án B

Câu 16 :

Cho một pin điện hoá được tạo bởi các cặp oxi hoá khử Fe2+/Fe; Ag+/Ag ở điều kiện chuẩn. Quá trình xảy ra ở cực âm khi pin hoạt động là

  • A.

    Fe → Fe2+ + 2e.

  • B.

    Ag → Ag+ + le.          

  • C.

    Ag+ + le → Ag.

  • D.

    Fe2+ + 2e → Fe.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc xảy ra trong pin điện.

Lời giải chi tiết :

Tại cực âm xảy ra quá tình oxi hoá Fe → Fe2+ + 2e.

Đáp án A

Câu 17 :

“Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm chức …(1)…và nhóm chức …(2)…”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là:

  • A.

    carboxyl (-COOH), amino (-NH2).

  • B.

    carboxyl (-COOH), hydroxyl (-OH).

  • C.

    hydroxyl (-OH), amino (-NH2).

  • D.

    carbonyl (-CO-), carboxyl (-COOH).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của amino acid.

Lời giải chi tiết :

(1) carboxyl (-COOH), (2) amino (-NH2)

Đáp án A

Câu 18 :

Thành phần chính của muối ăn là NaCl. Tên của hợp chất này là

  • A.

    potassium chloride.

  • B.

    sodium chloride.

  • C.

    potassium hydrochloric.

  • D.

    sodium hydrochloric.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của hợp chất nhóm IA.

Lời giải chi tiết :

NaCl có tên sodium chloride.

Đáp án B

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Cho sơ đồ phản ứng:

      (1) E   +   NaOH ⟶ X   +   Y

      (2) F   +   NaOH ⟶ X   +   Z

      (3) Y   +     HCl  ⟶  T   +   NaCl

Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức ester (được tạo thành từ carboxylic acid và alcohol) và trong phân tử có số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen, E và Z có cùng số nguyên tử carbon, ME<MF<175. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) E có 6 nguyên tử H trong phân tử.

Đúng
Sai

b) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.

Đúng
Sai

c) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.

Đúng
Sai

d) Nhiệt độ sôi của T cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.

Đúng
Sai
Đáp án

a) E có 6 nguyên tử H trong phân tử.

Đúng
Sai

b) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.

Đúng
Sai

c) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.

Đúng
Sai

d) Nhiệt độ sôi của T cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của ester.

Lời giải chi tiết :

Vì E và F có số C bằng số O nên có dạng CnH2n+2-2kOn

→ Số chức ester là 0,5n

E và F đều no, mạch hở nên k = 0,5n → CnHn+2On

ME < MF < 175 → E là C2H4O2 và F là C4H6O4

a) sai, vì E có 4 nguyên tử H trong phân tử.

b) sai, CTĐGN của E là CH2O và F là C2H3O2

c) sai, không tạo ra H2O

d) đúng

Câu 2 :

Hiện nay phương pháp nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột vẫn được nhiều người dân sử dụng. Tinh bột sau khi thuỷ phân, lên men thì được chưng cất để thu lấy ethanol. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua. Để rượu ngon, khi chưng cất người ta thường bỏ đi khoảng 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên.

a) Hỗn hợp đem chưng cất có chứa C2H5OH, H2O, CH3COOH.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ sôi xếp theo thứ tự tăng dần như sau C2H5OH, CH3COOH, H2O.

Đúng
Sai

c) Bỏ đi 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên là để loại bỏ chất độc như CH3OH, CH3CHO.

Đúng
Sai

d) Có ít nhất 2 phản ứng hoá học lên men xảy ra trong quá trình trên.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Hỗn hợp đem chưng cất có chứa C2H5OH, H2O, CH3COOH.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ sôi xếp theo thứ tự tăng dần như sau C2H5OH, CH3COOH, H2O.

Đúng
Sai

c) Bỏ đi 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên là để loại bỏ chất độc như CH3OH, CH3CHO.

Đúng
Sai

d) Có ít nhất 2 phản ứng hoá học lên men xảy ra trong quá trình trên.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế ethanol.

Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) sai, vì nhiệt độ sôi của CH3COOH cao hơn C2H5OH.

c) đúng

d) đúng

Câu 3 :

Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 loãng dư, thu được kết tủa X và dung dịch Y. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

a) X là CaCO3.

Đúng
Sai

b) Dung dịch Y gồm Ca(OH)2 và NaOH.

Đúng
Sai

c) X dùng để khử chua, làm mềm nước cứng.

Đúng
Sai

d) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Y thì hiện tượng xảy ra là ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa và tan ngay.

Đúng
Sai
Đáp án

a) X là CaCO3.

Đúng
Sai

b) Dung dịch Y gồm Ca(OH)2 và NaOH.

Đúng
Sai

c) X dùng để khử chua, làm mềm nước cứng.

Đúng
Sai

d) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Y thì hiện tượng xảy ra là ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa và tan ngay.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của hợp chất nhóm IIA.

Lời giải chi tiết :

NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O

a) đúng

b) đúng

c) sai, vì X không có tính base không dùng để khử chua.

d) sai, vì Y gồm dung dịch NaOH và Ca(OH)2 khi sục CO2 đến dư xuất hiện kết tủa nhưng không tan ra ngay.

Câu 4 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1. Lấy hai ống nghiệm sạch, cho 3 mL dung dịch H2SO4 1 M vào ống (1), cho 3 mL dung dịch H2SO4 1 M và 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống (2).

Bước 2. Cho đồng thời vào hai ống, mỗi ống một đinh sắt có kích thước như nhau đã được làm sạch bề mặt rồi để yên một thời gian.

a) Ở bước 2, tốc độ thoát khí ở ống (1) và ống (2) là như nhau.       

Đúng
Sai

b) Ở bước 2, ống (1) xảy ra ăn mòn hoá học, ống (2) xảy ra ăn mòn điện hoá.

Đúng
Sai

c) Ở bước 2, trong ống (2) có chất rắn màu đỏ cam bám lên bề mặt đinh sắt.           

Đúng
Sai

d) Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng MgSO4 thì khí thoát ra ở ống (2) sẽ nhanh hơn ống (1).

Đúng
Sai
Đáp án

a) Ở bước 2, tốc độ thoát khí ở ống (1) và ống (2) là như nhau.       

Đúng
Sai

b) Ở bước 2, ống (1) xảy ra ăn mòn hoá học, ống (2) xảy ra ăn mòn điện hoá.

Đúng
Sai

c) Ở bước 2, trong ống (2) có chất rắn màu đỏ cam bám lên bề mặt đinh sắt.           

Đúng
Sai

d) Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng MgSO4 thì khí thoát ra ở ống (2) sẽ nhanh hơn ống (1).

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc xảy ra khi ăn mòn điện hoá.

Lời giải chi tiết :

a) sai, ống nghiệm (2) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

b) đúng

c) đúng

d) sai, nếu thay bằng MgSO4 không xảy ra ăn mòn điện hoá.

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: (1) HCOOC2H5; (2) CH3COOH; (3) CH3COOCH3; (4) CH2=CHCOOCH3; (5) HOCH2CH2OH ; (6) CH3OOC-COOC6H5. Số thứ tự từ nhỏ đến lớn gồm các hợp chất thuộc loại ester và xếp theo một dãy gồm bốn số (ví dụ: 1234, 2456…)

Phương pháp giải :

Các chất có nhóm chức – COO – thuộc loại ester.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Đáp án 1346

Câu 2 :

Đun nóng một loại mỡ động vật với dung dịch KOH, sản phẩm thu được có chứa muối potassium palmitate (C15H31COOK). Phân tử khối của potassium palmitate là bao nhiêu?

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của chất béo.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Phân tử khối của C15H31COOK = 294amu

Đáp án 294

Câu 3 :

Nhôm (Aluminium) cuộn giấy thân thiện với môi trường, không độc hại, dễ dàng vệ sinh. Trong tất cả các loại bọc thực phẩm, nó tạo thành hàng rào mạnh nhất chống lại nhiệt, độ ẩm, không khí…Một cuộn giấy tráng nhôm 2 bề mặt có chiều rộng 25 cm; chiều dài 5 mét; độ dày 10-4 cm; khối lượng riêng của nhôm 2,7 g/cm³. Để sản xuất được 100 nghìn cuộn giấy bọc nhôm như trên thì khối lượng quặng bauxite chứa 60% Al2O3 cần dùng để sản xuất ra kim loại nhôm (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%) dùng tráng lên giấy bọc nhôm bằng bao nhiêu tấn? (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)

Phương pháp giải :

Tính khối lượng Al cần để sản xuất 100 nghìn cuộn dây bọc nhôm từ đó tính được lượng quặng bauxite.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Thể tích nhôm cần dùng để sản xuất 100 nghìn cuộn dây là:

25.500.10-4.2.100000 = 250000 cm3

Khối lượng nhôm có trong 100 nghìn cuộn đây là: 250000.2,7 = 675000g

n Al = 25000 mol

n Al2O3 = 25000 : 2 : 80% = 15625 mol

m quặng = 15625.102 : 60% = 2656250g ≈ 2,66 tấn

Đáp án 2,66

Câu 4 :

Nicotine là amine rất độc, có nhiều trong khói thuốc lá, có khả năng gây tăng huyết áp và nhịp tim, gây xơ vữa động mạnh vành và suy giảm trí nhớ. Công thức cấu tạo của nicotine như sau:

Tổng số nguyên tử các nguyên tố trong một phân tử nicotine là bao nhiêu?

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của nicotine

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Nicotine có công thức phân tử là: C10H14N2

Đáp án 26

Câu 5 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Cho kim loại Zn vào dung dịch AgNO3

b) Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

c) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO, đun nóng. 

d) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư. 

e) Điện phân dung dịch AgNO3 (với điện cực trơ). 

f) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là bao nhiêu?

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của kim loại.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

(b) không thu được kim loại: Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

(d) không thu được kim loại: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2

Đáp án 5

Câu 6 :

Có tổng số bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine bậc 1 và bậc 2 ứng với công thức phân tử C3H9N?

Phương pháp giải :

Viết đồng phân amine bậc 1 và 2.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Amine bậc 1: CH3 – CH2 – CH2 – NH2

(CH3)2 – CH – NH2

Amine bậc 2: CH3 – NH – CH2 – CH3

Đáp án 3

Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Lào Cai

Điện phân dung dịch CuSO4 với anode

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Tỉnh Hoà Bình

Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Thành phố Huế

Cho biết giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử sau

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường Chuyên Đại học Vinh

Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 2 năm 2025 Sở GD Ninh Bình

Insulin là hoocmon của cơ thể có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Thanh Hóa

Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Phú Thọ

Cho khối lượng riêng của các chất như bảng sau:

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Bắc Giang

Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Fe = 56

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)

Tinh bột chứa hỗn hợp chất nào sau đây?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội

Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Vĩnh Phúc

Cấu trúc mạch vòng của carbohydrate nào sau đây không có nhóm -OH hemiacetal hoặc hemiketal?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Hà Tĩnh

Trong nước, thế điện cực chuẩn của kim loại Mn+/M

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Tuyên Quang

Chất X có công thức cấu tạo là CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

Xem chi tiết