Đề bài

Iron (II)sulfate thường được bảo quản ở dạng muối Mohr màu xanh nhạt có công thức FeSO4.(NH4)2SO4.nH2O

Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cân 1,96g muối Mohr rồi hòa tan vào nước, sau đó định mức trong bình 50mL. Chuẩn độ 5mL dung dịch vừa pha cần dùng 5mL dung dịch KMnO4 0,02M trong môi trường H2SO4 loãng. Xác định công thức phân tử muối Mohr. 

Thí nghiệm 2: Làm lạnh 100g dung dịch muối Mohr bão hòa ở 30oC đến nhiệt độ ổn định ở 0oC thu được m gam muối Mohr kết tinh. Cho độ tan của muối Mohr trong nước ở các nhiệt độ như sau:

Nhiệt độ

0

10

20

30

Độ tan

17,2

31

36,4

45

Giá trị của m là bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải của GV Loigiaihay.com

nKMnO4 = 10-4 (mol) => nFeSO4 = 5.10-4 (mol)

Ta có (1,96)/(5.10-4.10)=392 => n = 6

Vậy công thức muối là FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O

  • Tại 30oC: 100g nước hòa tan 45g muối Mohr
  • 100g dung dịch có khối lượng muối Mohr là =  45.100/(100+45) = 31 (gam)
  • Tại OoC giả sử có x gam muối Mohr kết tinh thì khối lượng phần dung dịch bão hòa còn lại là 100-x  gam
  • Khối lượng muối Mohr kết tinh ở ở 0oC = 17,2.(100-x)/100 (gam)

Bảo toàn khối lượng ta có 17,2.(100-x)/100 = 31 => x =16,6 gam

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hòa tan 23,2 gam một mẫu quặng magnetite (chỉ chứa Fe3O4 và tạp chất trơ) bằng dung dịch sulfuric acid loãng dư. Lọc bỏ tạp chất không tan, thêm nước cất vào dịch lọc, thu được 200 mL dung dịch X. Để chuẩn độ 5 mL dung dịch X cần dùng 17,5 mL dung dịch KMnO4 0,02 M. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong mẫu quặng magnetite xấp xỉ là:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khi bảo quản trong phòng thí nghiệm, muối Mohr (FeSO4 (NH4)2SO.6H2O) hút ẩm và bị oxi hóa một phần bởi O2 trong không khí thành hỗn hợp X. Để xác định phần trăm khối lượng muối Mohr trong X, tiến hành hòa tan hoàn toàn 2,656 gam X trong nước rồi pha thành 100,0 mL dung dịch Y. Chuẩn độ 10,00 mL dung dịch Y (trong môi trường sulfuric acid loãng, dư) bằng dung dịch KMnO4 nồng độ 0,012 M đến khi xuất hiện màu hồng nhạt thì dừng. Lặp lại thí nghiệm chuẩn độ thêm 2 lần nữa. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ là 9,72 mL. Phần trăm khối lượng của muối Mohr trong X là a %. Tính giá trị của a (làm tròn đến hàng phần mười).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Muối Mohr có công thức (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O. Để xác định độ tinh khiết của một loại muối Mohr (cho rằng trong muối Mohr chỉ có muối kép ngậm nước nêu trên và tạp chất trơ), một học sinh tiến hành các thí nghiệm sau: Cân chính xác 7,237 gam muối Mohr, pha thành 100 mL dung dịch X. Lấy chính xác 10 mL dung dịch X, thêm 10 mL dung dịch H2SO4 10%, được dung dịch Y. Chuẩn độ dung dịch Y bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,023M. Thực hiện chuẩn độ 3 lần. Kết quả đạt được như sau:

Lần chuẩn độ

1

2

3

Thể tích dung dịch KMnO4 (mL)

16,0

16,1

16,0

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Để xác định hàm lượng Fe2+ trong một lọ muối Mohr (có công thức (NH4)2SO4. FeSO4.6H2O) người ta tiến hành thí nghiệm như sau:

Cân 6,00 gam muối rồi hoà tan vào nước, thêm tiếp 5 mL dung dịch H2SO4 20% rồi cho nước cất vào để được 100 mL dung dịch (kí hiệu là dung dịch X). Lấy 10 mL dung dịch X đem chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,03 M thì thấy hết 10 mL. Hàm lượng Fe2+ trong mẫu muối Mohr đem phân tích ở trên là bao nhiêu?

Xem lời giải >>