Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 6- Đề số 9 có lời giải chi tiết


Đề bài

Câu 1 - [NB] Theo em công cụ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời văn hóa Đông Sơn là gì?

A. Cuốc đá 

B. Lưỡi cày đá 

C. Lưỡi cày đồng 

D. Lưỡi liềm đồng

Câu 2 - [NB] Trang phục phụ nữ dưới thời kỳ Văn Lang là gì?

A. Áo sơ mi, quần âu, đi giầy 

B. Mặc váy, áo sơ mi

C. Mặc quần, áo xẻ có yếm che ngực 

D. Mặc váy, áo xẻ có yếm che ngực

Câu 3 - [VDC] Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là

A. phải cảnh giác với quân thù 

B. phải có lòng yêu nước

C. phải có tướng giỏi

D. phải có vũ khí tốt

Câu 4 - [NB] Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc so vơi thời Hùng Vương là gì?

A. Vua đứng đầu nhà nước nắm mọi quyền hành

B. Giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng

C. Quyền hành nhà nước cao hơn, chặt chẽ hơn

D. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu

Câu 5 - [VD] Bằng chứng nào chứng tỏ người Phùng Nguyên và Hoa Lộc biết luyện kim?

A. Tìm được nhiều chiếc răng làm bằng đồng 

B. Tìm được các cục xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng,…

C. Thông qua các ghi chép trong tư liệu cổ 

D. Thông qua bộ  “Đại Việt sử kí toàn thư”

Câu 6 - [NB] Kinh đô nước Âu Lạc ở:

A. Bạch Hạc (Phú Thọ).

B. Hà Nội.                             

C. Thăng Long. 

D. Phong Khê (Cổ Loa).

Câu 7 - [NB] Nhà nước Văn Lang chưa có:

A. Chưa có kinh đô. 

B. Quân đội, luật pháp. 

C. Trồng trọt, chăn nuôi. 

D. Đi thuyền.

Câu 8 - [TH] Thời Văn Lang vào ngày tết có tục làm:

A. nhuộm răng ăn trầu. 

B. bánh chưng, bánh dày. 

C. xăm mình. 

D. thờ các vị thần.

Câu 9 - [NB] Nền văn hóa Óc Eo từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, ở tỉnh:

A. Quãng Ngãi.

B. Long An.                          

C. An Giang. 

D. Huỳnh Văn ở Nghệ An

Câu 10 - [NB] Theo sự phân công trong xã hội, phụ nữ dưới thời nguyên thủy làm những công việc

A. Làm việc nhà, sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm và dệt vải.

B. Săn bắt thú rừng, làm nông, đánh cá.

C. Dệt vải, làm gốm, săn bắt thú rừng.

D. Chỉ làm việc nhà.

Câu 11 - [NB] Người nguyên thủy phát minh ra thuật luyện kim thông qua:

A. quá trình đi tìm đá để chế tác công cụ. 

B. quá trình chế tác đá để làm công cụ.

C. quá trình đi khai phá đất đai. 

D. quá trình nung gốm.

Câu 12 - [NB] Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh:

A. giải quyết lũ lụt, hạn hán và mâu thuẫn xã hội.

B. chống lại các thế lực ngoại xâm.

C. yêu cầu trị thủy, giải quyết xung đột bộ lạc và mâu thuẫn xã hội.

D. giải quyết chiến tranh giữa các bộ lạc.

Câu 13 - [NB] Bộ lạc Văn Lang cư trú ở:

A. ven sông Cả. 

B. ven sông Mã. 

C. ven sông Cửu Long. 

D. ven sông Hồng.

Câu 14 - [NB] “Bồ chính” là người đứng đầu bộ phận nào trong tổ chức nhà nước Văn Lang?

A. Trung ương

B. Bộ 

C. Chiềng, chạ 

D. Bộ lạc lớn

Câu 15 - [NB] Nhà ở của cư dân Văn Lang chủ yếu là:

A. mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền. 

B. hang động, mái đá.

C. nhà bằng đất nung. 

D. trên cành cây lớn.

Câu 16 - [TH] Kim loại đầu tiên ra đời là:

A. đá.

B. đồng.

C. sắt.

D. vàng.

Câu 17 - [TH] Con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông, ven biển do:

A. đất đai khô cằn.

B. đất mặn, lắm phèn.

C. đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới.

D. đất chiêm chũng, bão lũ xảy ra thường xuyên.

Câu 18 - [NB] Nước ta là quê hương của nghề:

A. trồng sắn. 

B. trồng ngô.  

C. trồng khoai. 

D. trồng lúa nước.

Câu 19 - [NB] Sự chuyển biến trong xã hội nguyên thủy nước ta là:

A. công cụ sản xuất gia tăng.

B. chế độ mẫu hệ thay thế bằng chế độ phụ hệ.

C. mâu thuẫn trong xã hội lên cao.

D. con người có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Câu 20 - [NB] Nhà nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào?

A. Thế kỷ IV TCN 

B. Thế kỷ V TCN 

C. Thế kỷ VI TCN 

D. Thế kỷ VII TCN.

Lời giải chi tiết

1C

2D

3A

4C

5B

6D

7B

8B

9C

10A

11D

12C

13D

14C

15A

16B

17C

18D

19B

20D

 

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 34.

Cách giải:

Vào thời văn hóa Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước. Đồ đồng gần như thay thế đồ đá. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt các lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo,… bằng đồng ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là vùng đồng bằng sông Cả, sông Mã,… => công cụ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời văn hóa Đông Sơn là lưỡi cày đồng.

Chọn: C

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 39.

Cách giải:

Trang phục phụ nữ dưới thời kỳ Văn Lang là mặc váy, áo xẻ có yếm che ngực.

Chọn: D

Câu 3

Phương pháp: Liên hệ, rút ra bài học.

Cách giải:

Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là phải cảnh giác với quân thù.

Chọn: A

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 42.

Cách giải:

Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc so vơi thời Hùng Vương là sau nhiều thế kỉ độc lập, thời Hùng Vương, quyền hành nhà nước cao hơn, chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

Chọn: C

Câu 5

Phương pháp: Phân tích, chứng minh.

Cách giải:

Bằng chứng chứng tỏ người Phùng Nguyên và Hoa Lộc biết luyện kim là: ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác ở cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng.

Chọn: B

Câu 6

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 41.

Cách giải:

Kinh đô nước Âu Lạc ở Phong Khê (Cổ Loa).

Chọn: D

Câu 7

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 37.

Cách giải:

Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội, luật pháp.

Chọn: B

Câu 8

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Các tục nhuộm răng ăn trầu, xăm mình hay thờ các vị thần là tục diễn ra thường kì, thường ngày hơn còn tục làm bánh chưng bánh dày chỉ có vào ngày Tết.

Chọn: B

Câu 9

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 34.

Cách giải:

Nền văn hóa Óc Eo từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, ở tỉnh An Giang.

Chọn: C

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 33.

Cách giải:

Theo sự phân công trong xã hội, phụ nữ dưới thời nguyên thủy làm những công việc làm việc nhà, sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm và dệt vải.

Chọn: A

Câu 11

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 32.

Cách giải:

Người nguyên thủy phát minh ra thuật luyện kim thông qua quá trình nung gốm. Cụ thể, nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.

Chọn: D

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 35.

Cách giải:

Vào khoảng TK VIII – VII TCN, ở các bộ lạc đã có những chuyển biến về kinh tế – xã hội:

- Mâu thuẫn giữa giàu >< nghèo.

- Nhân dân cần đoàn kết lại để cùng làm thủy lợi.

- Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.

=> Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.

Chọn: C

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Bộ lạc Văn Lang cư trú ở ven sông Hồng.

Chọn: D

Câu 14

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 37.

Cách giải:

“Bồ chính” là người đứng đầu chiềng, chạ trong tổ chức nhà nước Văn Lang.

Chọn: C

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 39.

Cách giải:

Nhà ở của cư dân Văn Lang chủ yếu là mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.

Chọn: A

Câu 16

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Kim loại đầu tiên ra đời là đồng.

Chọn: B

Câu 17

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông, ven biển do đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới.

Chọn: C

Câu 18

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 32.

Cách giải:

Nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước.

Chọn: D

Câu 19

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 33.

Cách giải:

Sự chuyển biến trong xã hội nguyên thủy nước ta là chế độ mẫu hệ thay thế bằng chế độ phụ hệ.

Chọn: B

Câu 20

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Nhà nước Văn Lang ra đời trong thời gian khoảng thế kỉ VII TCN.

Chọn: D

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.