Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN LỊCH SỬ -LỚP 6

Câu 1.Thể chế nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. quân chủ chuyên chế.

B. hội chủ nghĩa.

C. chiếm hữu nô lệ.

D. cộng hòa liên bang.

Câu 2. Nhà ở của cư dân Văn Lang chủ yếu là:

A. mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.      

B. hang động, mái đá.

C. nhà bằng đất nung.

D. trên cành cây lớn.

Câu 3. Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên khác với rìu đá của cư dân khác như thế nào?

A. Rìu được mài lưỡi sắt hơn.

B. Rìu được mài có vai.

C. Còn thô sơ.

D. Được mài nhẵn và cân xứng

Câu 4. Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn là

A. Chế độ thị tộc.

B. Chế độ thị tộc mẫu hệ.

C.  Chế độ thị tộc phụ hệ.

D. Bầy người nguyên thủy.

Câu 5. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người đã phát minh ra công cụ chất liệu gì?

A. Đá         

B. Xương   

C. Kim loại                   

D.  Gốm

Câu 6. Công việc đã khiến cho con người ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã là

A. Buôn bán.

B. Trị thuỷ và trồng lúa.

C. Chăn nuôi.

D. Làm nghề thủ công nghiệp.

Câu 7. Dưới thời Âu Lạc, cai quản các quận, huyện là

A. quan lại người Hán.

B. Lạc tướng người Việt.

C. quan lại cả người Việt và người Hán.

D. Bồ chính người Việt.

Câu 8. Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ

A. lực lượng tự nhiên.

B. Thành Hoàng làng.

C. người có công với đất nước.         

D. nhân thần.

Câu 9. Các dân tộc, quốc gia, khu vực trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?

A. một cách         

B.  hai cách

C. ba cách. 

D. bốn cách.

Câu 10. Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương  Đông là gì?

A. Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

B. Đứng đầu nhà nước là quý tộc, quan lại.

C. Đứng đầu nhà nước là nông dân công xã, họ nuôi sống toàn xã hội.

D. Nhà nước mà có quan hệ xã hội là sự bóc lột dã man, tàn bạo giữa chủ nô và nô lệ.

Câu 11. Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là

A. phải cảnh giác với quân thù.

B. phải có lòng yêu nước.

C. phải có tướng giỏi.

D. phải có vũ khí tốt

Câu 12. Kim tự tháp ở Ai Cập là

A. những ngôi mộ bằng đá vĩ đại, chứa thi hài các Pha-ra-ông.

B. nơi cất giấu của cải của các Pha-ra-ông.

C.  nơi vui chơi, giải trí của các Pha-ra-ông.

D. nơi để mộ giả của các Pha-ra-ông.

Câu 13.Trong sự phân công động thời kì văn hóa Phùng Nguyên, Hoa Lộc người phụ nữ đảm nhiệm công việc gì?

A. đi sắn bắt, đánh cá, làm đồ gốm, dệt vải.

B. chế tác công cụ, đúc đồng, tham gia sản xuất nông nghiệp.

C. tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, làm việc nhà.

D. làm đề tràn sức, đúc đồng, đi săn bắt, đánh cá.

Câu 14. Số 0 chúng ta đang dùng ngày nay là thành tựu văn hóa của quốc gia cổ đại nào?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Lưỡng Hà.

D. Hi Lạp.

Câu 15. Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải:

A.  Định cư lâu dài để ổn định và phát triển sản xuất.

B. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.

C. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.

D. Phải du canh, du cư.

Câu 16. Ai đứng đầu nhà nước Văn Lang?

A. Hùng Vương.

B. Thục Phán.

C. Lạc hầu.

D. Lạc tướng

Câu 17.Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học?

A. Sử học.

B.  Khảo cổ học.

C. Sinh học.

D. Văn học

Câu 18.  Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

D. Thương nghiệp

Câu 19. Người tối cổ nước ta trước đây đã sinh sống ở

A.  Lạng Sơn.

B. Thanh Hoá.

C. Đồng Nai.

D.  Khắp cả ba miền.

Câu 20. Khởi nghĩa Xpác-ta-cút là khởi nghĩa của

A. Giai cấp chủ nô.

B. Tầng lớp thương nhân.

C.  Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp nô lệ.

Lời giải chi tiết

1.C

2.A

3.D            

4.B

5.C

6.B

7.B

8.A

9.B

10.A

11.A

12.A

13.C

14.B

15.A

16.A

17.A

18.D

19.D

20.D

 

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 15 - 16.

Cách giải:

Thể chế nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Tây là chiếm hữu nô lệ.

Chọn: C

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 39.

Cách giải:

Nhà ở của cư dân Văn Lang chủ yếu là mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.

Chọn: A

Câu 3

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên được mài nhẵn và cân xứng còn rìu đá của các cư dân khác ví dụ như cư dân thời kì Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long thì được mài vát 1 bên, chuôi tra cán.

Chọn: D

Câu 4

Phương pháp: sgk trang 28.

Cách giải:

Những người có cùng huyết thống của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín lên làm chủ. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Chọn: B

Câu 5

Phương pháp: sgk trang 9

Cách giải:

Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.

Chọn: C

Câu 6

Phương pháp: sgk trang 11, suy luận.

Cách giải:

Ở phương Đông, nông nghiệp là ngành sản xuất chính nên việc trị thủy đóng vai trò quan trọng. Con người tuy đã biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Lúa gạo cũng vì thế ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hoạt động thủy lợi cần có sự hợp sức của đông đảo con người mới có thể hoàn thành đươc. Chính vì thế, trị thủy và trồng lúa đã khiến cho con người ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã.

Chọn: B

Câu 7

Phương pháp: sgk trang 42.

Cách giải:

Dưới thời Âu Lạc, các Lạc tướng vẫn cai quản các quận, huyện.

Chọn: B

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 40.

Cách giải:

Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.

Chọn: A

Câu 9

Phương pháp: sgk trang 5.

Cách giải:

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính:

- Dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch).

- Dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).

Chọn: B

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 12.

Cách giải:

Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

Chọn: A

Câu 11

Phương pháp: Liên hệ, rút ra bài học.

Cách giải:

Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là phải cảnh giác với quân thù.

Chọn A

Câu 12

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình.

Chọn: A

Câu 13

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Sự phân công lao động được hình thành như sau:

- Người phụ nữ: tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải.

- Người đàn ông: làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá, phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.

Chọn: C

Câu 14

Phương pháp: sgk trang 17.

Cách giải:

Các chữ số ta dùng ngày nay, kể cả số 0 là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.

Chọn: B

Câu 15

Phương pháp: sgk trang 32.

Cách giải:

Theo các nhà khoa học, Việt Nam là quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy đã sống định cư lâu dài ở vùng ven sông, ven biển. Nếu không định cư lâu dài thì không thể phát triển sản xuất nông nghiệp. Khi cuộc sống của con người dần ổn định thì vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Cửu Long, … dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.

Chọn: A

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Hùng Vương là người đứng đầu nhà nước Văn Lang.

Chọn: A

Câu 17

Phương pháp: sgk trang 3.

Cách giải:

Lịch sử là một môn khoa học, nhiệm vụ là tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Chọn: A

Câu 18

Phương pháp: sgk trang 15, suy luận.

Cách giải:

Do quy định bởi điều kiện tự nhiên, đất đai ở Địa Trung Hải không thích hợp cho trồng lúa mà chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nhờ có công cụ bằng sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mĩ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt tạo điều kiện cho phát triển thương nghiệp, nhất là ngoại thương. Chính vì thế, cơ sở kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Tây là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Chọn: D

Chú ý khi giải:

Đây là điểm khác với các quốc gia cổ đại phương Đông – nông nghiếp đóng vai trò là ngành kinh tế chính.

Câu 19

Phương pháp:  sgk trang 23.

Cách giải:

Người tối cổ ở nước ta trước đây đã sinh sống ở khắp ba miền. Bằng chứng là các dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên khắp ba miền. Tiêu biểu là: Ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng của người tối cổ và tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở ở di tích Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)

Chọn: D

Câu 20

Phương pháp:  sgk trang 15.

Cách giải:

Điển hình trong cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo, nổ ra vào các năm 73-71 TCN ở Rô-ma làm cho giới chủ nô phải kinh hoàng.

Chọn: D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí