Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
MÔN LỊCH SỬ- LỚP 6
Câu 1: Ý nghĩa của việc phát mình trồng trọt, chăn nuôi nguyên thủy là
A. Biết phụ thuộc vào tự nhiên.
B. Có thể ở lại lâu dài ở một nơi nào đó
C. Giảm bớt cảnh sống nay đây mai đó.
D. Tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết.
Câu 2: Con trai của vua Hùng được gọi là
A. Hoàng tử.
B. Thái tử.
C. Quân vương.
D. Quan lang.
Câu 3: Trống đồng thời kì Văn Lang không có đặc điểm nào sau đây?
A. họa tiết hoa văn tinh xảo, phong phú.
B. quai trống làm theo hình dây thừng bện.
C. thân trống có hình thuyền, vũ sĩ, chim, thú.
D. ngôi sao nhiều cánh ở giữa tượng trung cho thần Lúa.
Câu 4: Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là
A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.
B. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
C. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.
D. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Sử cũ viết “ Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là (1)……., chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở (2)………(Việt Trì – Phú Thọ). Đặt tướng văn là (3)………, tướng võ là (4)………Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương, đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”
A. (1) Văn Lang – (2) Phong Châu – (3) Lạc hầu – (4) Lạc tướng
B. (1) Văn Lang – (2) Bạch Hạc – (3) Lạc hầu – (4) Lạc tướng
C. (1) Âu Lạc – (2) Bạch Hạc – (3) Lạc hầu – (4) Lạc tướng
D. (1) Âu Lạc – (2) Phong Châu – (3) Lạc hầu – (4) Lạc tướng
Câu 6: Vì sao việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng?
A. Con người đã thoát khỏi cuộc sống “ ăn lông ở lỗ”.
B. Con người chủ động tạo ra lương thực.
C. Con người chủ động tạo ra lương thực,vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên.
D. Con người bắt đầu bước vào xã hội có sự phân chia giàu nghèo.
Câu 7: Tại sao nói mỗi con người, cây cỏ và cả xã hội loài người đều có lịch sử?
A. Tất cả đều được sinh ra cùng thởi điểm.
B. Tất cả đều trải qua những thay đổi về thời gian.
C. Tất cả đều không còn diễn biến đến hiện tại.
D. Tất cả đều đang diễn biến đến hiện tại.
Câu 8: Nhà nước cổ đại phương Đông mang bản chất là
A. Nhà nước dân chủ chủ nô.
B. Nhà nước cộng hòa.
C. Nhà nước quân chủ chuyên chế.
D. Nhà nước quân chủ lập hiến.
Câu 9: Hệ chữ cái a,b,c…là thành tựu của người:
A. Ai Cập.
B. Ấn Độ.
C. Trung Quốc.
D. Hi Lạp và Rô – ma.
Câu 10: Xã hội Hi Lạp và Rô-ma gồm hai giai cấp cơ bản đó là
A. quý tộc và nông dân.
B. quý tộc và nô lệ
C. chủ nô và nô lệ
D. nông dân và nô lệ.
Câu 11: Người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá nhiều sông suối, có vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa nóng lạnh bởi vì
A. Người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
B. Người nguyên thủy phải sử dụng hang động để cư trú.
C. Buổi đầu cuộc sống của người nguyên thủy chưa ổn định.
D. Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã.
Câu 12: Khi xuất hiện sự tư hữu, xã hội có sự thay đổi gì?
A. Phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến hình thành giai cấp.
B. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa.
C. Những người giàu có, phung phí tài sản.
D. Người quá giàu, người quá nghèo.
Câu 13: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở:
A. Vùng đồng bằng.
B. Vùng lưu vực các con sông.
C. Vùng đồi núi và trung du.
D. Vùng cao nguyên.
Câu 14: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?
A. Thể hiện trình độ tay nghề cao
B. Thể hiện trình độ kĩ thuật luyện kim đồng thau và tài năng tuyệt vời của cư dân Văn Lang
C. Trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt
D. Thể hiện trình độ kĩ thuật luyện kim và chứng tỏ cư dân Văn Lang có sự buôn bán, trao đổi giữa các nước.
Câu 15: Con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông, ven biển do:
A. đất đai khô cằn.
B. đất mặn, lắm phèn.
C. đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới.
D. đất chiêm chũng, bão lũ xảy ra thường xuyên.
Câu 16: Cuối thời Hùng Vương, đầu thời Âu Lạc đã có những tiến bộ về
A. nông nghiệp, chăn nuôi, các nghề thủ công, xây dựng, luyện kim.
B. nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ hàng hóa.
C. công nghiệp, chăn nuôi, xây dựng và giao thương hàng hóa ở các miền.
D. nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải.
Câu 17: Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?
A. Ánh sáng của mặt trời.
B. Nước sông hàng năm.
C. Thời tiết.
D. Chu kỳ mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng.
Câu 18: Người tinh khôn xuất hiện cách đây bao nhiêu năm?
A. 2 vạn năm.
B. 3,5 vạn năm.
C. 4 vạn năm.
D. 5 vạn năm.
Câu 19: Tài liệu truyền miệng bao gồm gì?
A. Câu chuyện, lời kể truyền đời.
B. Tranh ảnh.
C. Công cụ.
D. Hiện vật
Câu 20: Vì sao chế độ mẫu hệ dần chuyển sang chế độ phụ hệ?
A. Vì vị trí của người phụ nữ ngày càng cao trong sản xuất, gia đình, làng bản.
B. Vì vị trí của người đàn ông ngày càng cao trong sản xuất, có sức khỏe.
C. Vì vị trí của người già, người có kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khỏe.
D. Vì vị trí của người đàn ông ngày càng cao trong sản xuất, gia đình, làng bản.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. D |
2. D |
3. D |
4. B |
5. B |
6. C |
7. B |
8. C |
9. D |
10. C |
11. A |
12. A |
13. B |
14. D |
15. C |
16. A |
17. D |
18. C |
19. A |
20. D |
Câu 1
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 28, suy luận.
Cách giải:
Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long đã biết trồng trọt và chăn nuôi. Đây là phát minh quan trọng tạo ra lương thực và thức ăn cần thiết cho con người. Nguồn thức ăn ngày càng phong phú, con người không cần hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên như trước mà đã tự tạo được thức ăn cho mình. Đây là tiến bộ quan trọng của con người trong thời “cách mạng đá mới”.
Chọn D
Câu 2
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.
Cách giải:
Con trai của vua Hùng được gọi là Quan lang.
Chọn D
Câu 3
Phương pháp: Liên hệ kiến thức về trống đồng thời kì Văn Lang.
Cách giải:
- Mặt trống: trang trí các họa tiết, hoa văn tinh xảo, phong phú, khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt cũng như đời sống của người dân Văn Lang.
+ Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời.
+ Bao quanh ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học.
- Thân trống: thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.
- Quai trống: thường làm theo hình dây thừng bện.
Chọn D
Câu 4
Phương pháp: Phân tích đặc điểm của xã hội chiếm nô thông qua hai giai cấp là chủ nô và nô lệ.
Cách giải:
Xã hội chiếm hữu nô lệ là
- Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Trong đó:
- Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
- Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.
=> Xã hội chiếm nô là một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ, một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên thô bạo nhất của xã hội có giai cấp.
Chọn B
Câu 5
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.
Cách giải:
Sử cũ viết “ Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ). Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương, đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”
Chọn B
Câu 6
Phương pháp: Dựa vào sự chuyển biến trước và sau khi người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi để giải thích.
Cách giải:
Việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng vì con người chủ động tạo ra lương thực,vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên.
Chọn C
Câu 7
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 3, suy luận.
Cách giải:
Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì chúng ta thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.
=> Con người, cây cổ và cả xã hội loài người đều có lịch sử vì tất cả đều trải qua những thay đổi về mặt thời gian.
Chọn B
Câu 8
Phương pháp: Dựa vào tổ chức bộ máy nhà nước và giai cấp xã hội để phân tích bản chất.
Cách giải:
Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại với đặc điểm là:
- Nhà nước mà quyền đứng đầu và mọi quyền lực đều nằm trong tay nhà vua/Enxi, Pharaon. Vua/Enxi/Pharaon có quyền quyết định mọi việc đối với đất nước, là tối thượng, ở một số nước vua được thần thánh hóa.
- Xã hội được tổ chức theo trật tự tôn ti. Giúp việc cho vua là tầng lớp quan lại, quý tộc mà ở nhà nước phương Đông thì đứng đầu là quan tể tướng/Vidia... Ngoài ra còn có các tầng lớp khác đó là nhân dân tự do và nô lệ. Cụ thể chia làm 3 giai cấp: quý tộc, nông dân công xã, nông nô.
Chọn C
Câu 9
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 18.
Cách giải:
Người Hi Lạp và Rô – ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng
Chọn D
Câu 10
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 15.
Cách giải:
Xã hội Hi Lạp và Rô-ma gồm hai giai cấp cơ bản đó là chủ nô và nô lệ.
Chọn C
Câu 11
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 22, suy luận.
Cách giải:
Người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá nhiều sông suối, có vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa nóng lạnh. Bởi vì nơi đây tạo điều kiện cho con người có nơi ở và đánh bắt thức ăn ven, sông suối. Vùng rừng núi rậm rạp cũng sẽ có nhiều loại quả, cung cấp thức ăn cho con người. Đây chính là minh chứng cho sự sinh sống phục thuộc vào thiên nhiên của người nguyên thủy.
Chọn A
Câu 12
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 10.
Cách giải:
Khi xuất hiện sản phẩm dư thừa, một số người do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt tài sản của người khác đã trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây để không thể cùng làm chung, hưởng chung. Xã hội phân chia kẻ giàu người nghèo dẫn đến hinh thành giai cấp.
Chọn A
Câu 13
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 11, suy luận.
Cách giải:
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở vùng lưu vực các dòng sông lớn (sông Nin – Ai Cập, sông Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ - Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng - Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang - Trung Quốc). Các đồng bằng màu mỡ ven các con sông lớn tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước và thủy lợi. Con người cần hợp sức với nhau để hoàn thành các công trình thủy lợi dưới sự chỉ đạo của một người đứng đầu. Hơn nữa, sự chiếm đoạt sản phẩm dư thừa có một bộ phận người trong thị tộc bộ lạc đã dẫn đến sự tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc ngày nay.
Chọn B
Câu 14
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 38, suy luận.
Cách giải:
Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện trình độ kĩ thuật luyện kim và chứng tỏ cư dân Văn Lang có sự buôn bán, trao đổi giữa các nước.
Chọn D
Câu 15
Phương pháp: Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi ở ven sông,ven biển để giải thích.
Cách giải:
Con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông, ven biển do đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới.
Chọn C
Câu 16
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 42 – 43.
Cách giải:
Cuối thời Hùng Vương, đầu thời Âu Lạc đã có những tiến bộ về nông nghiệp, chăn nuôi, các nghề thủ công, xây dựng, luyện kim. Cụ thể:
- Nông nghiệp: Lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. Lúa gạo, khoai, đậu, rau, củ,… ngày một nhiều hơn.
- Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.
- Các nghề thủ công như làm gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền…đều tiến bộ.
- Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
Chọn A
Câu 17
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 6.
Cách giải:
Từ xưa con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tụ nhiên lặp đi lặp lại, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh...Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây
Chọn D
Câu 18
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 9.
Cách giải:
Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 vạn năm.
Chọn C
Câu 19
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 5.
Cách giải:
Tài liệu truyền miệng bao gồm: câu chuyện, lời kể truyền đời.
Đáp án B. C. D: là tài liệu hiện vật.
Chọn A
Câu 20
Phương pháp: Dựa vào tác động của sự phát triển của công cụ lao động đối với xã hội để giải thích.
Cách giải:
- Khi công cụ sản xuất chưa phát triển, cuộc sống con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, người phụ nữ đóng vai trò trị cột trong gia đình với hoạt động hai lượm. => Chế độ mẫu hệ
- Do công cụ sản xuất phát triển, của cải làm ra nhiều hơn, vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng hơn, trở thành trụ cột chính của gia đình => Chế độ mẫu hệ dần được thay thế bằng chế độ phụ hệ.
Chọn D
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết