Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
ĐỀ KIÊM TRA GIỮA KÌ II
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 6
Câu 1. Ác-si-mét là nhà khoa học trong lĩnh vực:
A. Toán học.
B. Vật lí.
C. Lịch sử.
D. Hóa học.
Câu 2. Người nguyên thủy vẽ hình lên vách hang động để làm gì?
A. Thể hiện tài năng của mình.
B. Làm đẹp cho vách hang động.
C. Thể hiện đời sống vật chất và tinh thần.
D. Cho thế hệ sau xem.
Câu 3. Bộ máy giúp việc cho vua phương Đông thời kì cổ đại phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ việc
A. Thu thuế.
B. Chỉ huy quân đội.
C. Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.
D. Cai quản đền thờ thần.
Câu 4 . Ý nghĩa quan trọng nhất về sự ra đời của thuật luyện kim là gì?
A. Cuộc sống ổn định.
B. Của cải dư thừa.
C. Năng suất lao động tăng lên.
D. Công cụ được cải tiến.
Câu 5. Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học:
A. Khảo cổ học.
B. Sinh học.
C. Sử học.
D. Văn học
Câu 6. Lực luợng lao động chính trong xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma là
A. Giai cấp chủ nô.
B. Giai cấp nô lệ.
C. Giai cấp nông dân.
D. Tầng lớp quý tộc.
Câu 7.Yếu tố nào mang tính quyết định giúp người tinh khôn ở nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển
A. Công cụ lao động.
B. Ngoại hình.
C. Nơi cư trú.
D. Tổ chức xã hội.
Câu 8. Kinh đô nước Âu Lạc ở:
A. Bạch Hạc (Phú Thọ).
B. Hà Nội.
C. Thăng Long.
D. Phong Khê (Cổ Loa).
Câu 9. Kinh đô nhà nước Văn Lang đặt ở
A. Bạch Hạc (Phú Thọ).
B. Mê Linh (Vĩnh Phúc).
C. Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
D. Thăng Long (Hà Nội).
Câu 10. Vì sao công cụ bằng đồng gần như thay thế cho công cụ bằng đá?
A. Vì công cụ đá sắc, bén hơn, năng suất lao động tăng lên làm cho kinh tế phát triển.
B. Vì công cụ bằng đồng sắc, bén hơn nhưng năng suất lao động thấp.
C. Vì công cụ bằng đá sắc, bén hơn nhưng năng suất lao động thấp.
D. Vì công cụ bằng đồng sắc, bén hơn, năng suất lao động tăng lên làm cho kinh tế phát triển.
Câu 11. Trong chuyển biến xã hội thời Văn Lang có gì đổi mới?
A. Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.
B. Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
C. Nam - nữ bình đẳng.
D. Phụ nữ nắm quyền.
Câu 12. Cuộc sống của người tối cổ
A. định cư tại một nơi.
B. rất bấp bênh.
C. bấp bênh, “ăn lông ở lỗ”.
D. du mục đi khắp nơi.
Câu 13. Nhà khoa học nổi danh của phương Tây cổ đại trong lĩnh vực Vật lý là:
A. Ác-si-mét.
B. Pi-ta-go.
C. Hê-rô-đốt.
D. Ta-lét.
Câu 14. “Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua”. Câu nói đó được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?
A. Ai Cập.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Việt Nam.
Câu 15. Thành Cổ Loa do ai xây dựng?
A. Hùng Vương.
B. An Dương Vương.
C. Triệu Đà.
D. Triệu Việt Vương.
Câu 16. Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là
A. bầy người.
B. nhóm người.
C. đoàn người.
D. thị tộc.
Câu 17. Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa của cư dân Văn Lang là gì?
A. Vũ khí bằng đồng.
B. Lưỡi cuốc sắt.
C. Lưỡi cày đồng.
D. Trống đồng.
Câu 18. Năm đầu tiên của công nguyên được quy ước:
A. Năm Phật Thích ca Mâu Ni ra đời.
B. Năm Khổng Tử ra đời.
C. Năm Chúa Giê –xu ra đời.
D. Năm Lão Tử ra đời.
Câu 19. Rìu đá có vai mài rộng ra hai mặt hình dáng cân xứng được phát hiện ở niên đại nào?
A. 4000 – 3500.
B. 4000.
C. 3500.
D. 4000 – 3000.
Câu 20.Hãy điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng :
- Một thế kỉ là 100 năm , một thiên niên kỉ là (1)……………………
- Năm 2012 thuộc thế kỉ (2)…………..và thiên niên kỉ (3) …………….
A. (1) 100 năm; (2) 21; (3) 2.
B. (1) 1000 năm; (2) 20; (3) 3.
C. (1) 1000 năm; (2) 21; (3) 3.
D. (1) 100 năm; (2) 20; (3) 2.
Lời giải chi tiết
1. B |
2. C |
3. D |
4. C |
5. C |
6. B |
7. A |
8. D |
9. A |
10. D |
11. A |
12. C |
13. A |
14. B |
15. B |
16. D |
17. D |
18. C |
19. A |
20. C |
Câu 1
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 18.
Cách giải:
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau đều có các nhà khoa học nổi danh như Ta – lét, Pitago, Ơ – cơ – lít trong Toán học, Ác – si – mét trong Vật lí học…
Chọn B
Câu 2
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 29.
Cách giải:
Người nguyên thủy vẽ hình lên vách hang động để thể hiện đời sống vật chất và tinh thần.
Chọn C
Câu 3
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 16, loại trừ.
Cách giải:
Bộ máy giúp việc cho nhà vua thời kì cổ đại có rất nhiều công việc, bao gồm: làm các công việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện và chỉ huy quân đội, không có vai trò cải quản đền thờ thần.
Chọn D
Câu 4
Phương pháp: Dựa vào vai trò của thuật luyện kim (sự biến đổi về kinh tế sau khi phát minh ra thuật luyện kim) để đánh giá.
Cách giải:
Khi công cụ lao động chưa phát triển, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Kể từ khi phát minh ra thuật luyện kim, con người đã có bước tiến quan trọng sản xuất và đời sống. Nhờ có thuật luyện kim mà năng suất suất lao động tăng lên đáng kể. => Ý nghĩa quan trọng nhất về sự ra đời của thuật luyện kim.
Chọn C
Câu 5
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 3.
Cách giải:
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ
Chọn C
Câu 6
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 15.
Cách giải:
Ở Hi Lạp và Rô-ma, nô lệ là lực lượng lao động chính. Mọi của cải đều nhờ sức lao động của nô lệ mà có.
Chọn B
Câu 7
Phương pháp: Phân tích vai trò của công cụ lao động đối với sự chuyển biến về đời sống của người tinh khôn.
Cách giải:
Công cụ lao động phát triển là yếu tố mang tính quyết định giúp người tinh khôn ở nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển. Nhờ có những bước tiến trong công cụ lao động mà con người đã mở rộng được sản xuất và nâng cao dần cuộc sống của mình.
Chọn A
Câu 8
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 41.
Cách giải:
Kinh đô nước Âu Lạc ở Phong Khê (Cổ Loa).
Chọn D
Câu 9
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.
Cách giải:
Kinh đô nhà nước Văn Lang đặt ở Bạch Hạc (Phú Thọ).
Chọn A
Câu 10
Phương pháp: Dựa vào ưu thế của công cụ lao động bằng đồng so với công cụ lao động bằng đá để giải thích.
Cách giải:
Công cụ bằng đồng gần như thay thế cho công cụ bằng đá vì công cụ bằng đồng sắc, bén hơn, năng suất lao động tăng lên làm cho kinh tế phát triển.
Chọn D
Câu 11
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 33, suy luận.
Cách giải:
Khi công cụ lao động phát triển, vai trò của người đàn ông trong sản xuất, gia đình, làng bản ngày càng cao hơn. Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.
Chọn A
Câu 12
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 9.
Cách giải:
Cuộc sống của người tối cổ bấp bênh, “ăn lông ở lỗ”.
Chọn C
Câu 13
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 18.
Cách giải:
Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh như: Ta – lét, Pi – ta – go trong Toán học; Ác – si – mét trong vật lí học…
Chọn A
Câu 14
Phương pháp: Liên hệ kiến thức với Trung Quốc cổ đại.
Cách giải:
Câu nói trên thể hiện quyền lực của Thiên tử ở Trung Quốc.
Chọn B
Câu 15
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 43.
Cách giải:
An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.
Chọn B
Câu 16
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 9.
Cách giải:
Người tinh khôn không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gốm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
Chọn D
Câu 17
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 38 - 39.
Cách giải:
Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa của cư dân Văn Lang là trống đồng.
Chọn D
Câu 18
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 7.
Cách giải:
Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê – xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên
Chọn C
Câu 19
Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 30 - 31.
Cách giải:
Rìu đá có vai mài rộng ra hai mặt hình dáng cân xứng được phát hiện ở niên đại 4000 – 3500.
Chọn A
Câu 20
Phương pháp: Dựa vào kiến thức về cách tính thời gian trong lịch sử, SGK Lịch sử 6, trang 7, suy luận.
Cách giải:
- Một thế kỉ là 100 năm, một thiên niên kỉ là (1) 1000 năm
- Năm 2012 thuộc thế kỉ (2) 21 và thiên niên kỉ (3) 3
Chọn C
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết