Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết


Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ- LỚP 6

Câu 1: Đấu trường Cô-li-dê là công trình kiến trúc nổi bật ở:

A. Ai Cập.                             

B. Hi Lạp

C. Lưỡng Hà.

D. Rô-ma.

Câu 2: Vì sao trong các bộ luật nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?

A. Người phương Đông cổ đại rất coi trọng công tác thủy lợi

B. Để đảm bảo tưới tiêu cho ruộng đồng

C. Ở đây nghề nông là gốc

D. Hình thành bên lưu vực các dòng sông lớn, công tác trị thủy và thủy lợi là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển quốc gia.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là điểm khác của các quốc gia cổ đại phương Tây so với các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Lấy nghề nông làm chính.

B. Nhà nước quân chủ chuyên chế.

C. Hình thành đầu thiên niên kỉ III TCN.

D. Xã hội có hai giai cấp chủ nô và nô lệ.

Câu 4: Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc so vơi thời Hùng Vương là gì?

A. Vua đứng đầu nhà nước nắm mọi quyền hành.

B. Giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng.

C. Quyền hành nhà nước cao hơn, chặt chẽ hơn.

D. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.

Câu 5: Thị tộc mẫu hệ không được tổ chức bởi.

A. Những người cùng huyết thống sống chung với nhau.

B. Sống ổn định lâu dài ở một nơi.

C. Tôn thờ mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ.

D. Người đàn ông đóng vai trò chính trong thị tộc.

Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

B.  Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

Câu 7: Công cụ, đồ dùng quan trọng nhất của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long đó là

A. Đồ gốm, rìu ngắn, rìu có vai.

B. Rìu đá cuội, đồ gỗ và đồ gốm.

C. Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm.

D.  Rìu mài lưỡi, đồ gỗ, tre.

Câu 8: Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là

A. Người Tây Âu.

B. Người Lạc Việt.

C. Người Âu Lạc.

D. Người Khơ-me

Câu 9: Tại sao An Dương Vương thất bại trước quân xâm lược?

A. Quân giặc quá mạnh.

B. Thiếu vũ khí, quân đội non yếu.

C. Thiếu cảnh giác trước kẻ thù.

D. Mất nỏ thần.

Câu 10: Ở các di chỉ thời đại buổi đầu dựng nước, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những ngôi mộ không có của cải chôn theo, song một số khác được chôn theo của cải và đồ trang sức, sự khác nhau giữa các ngôi mộ này thể hiện điều gì?

A. Kinh tế thời đại này rất phát triển.

B. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ trong xã hội.

C. Thủ công nghiệp phát triển.

D. Có sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Câu 11: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước

A. Do vua đứng đầu, có quyền cao nhất.

B. Vua có danh nhưng không có thực quyền.

C. Quyền lực phân tán cho các quan lại, quý tộc.

D. Quyền lực tập trung trong tay quý tộc.

Câu 12:Tên gọi Rôma hiện nay để chỉ thủ đô của đất nước nào?

A.  Ý.

B.  Đức.

C. Pháp.

D. Bỉ.

Câu 13:Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?

A. Lúa nước.

B. Làm gốm.

C. Chăn nuôi.

D. Làm đồ trang sức

Câu 14: Nhà nước Văn Lang là sự hợp nhất của

A. 14 bộ lạc.

B. 15 bộ lạc.

C. 16 bộ lạc.

D. 17 bộ lạc.

Câu 15: Cơ sở để người phương Đông sáng tạo ra Âm lịch là:

A. Sự di chuyển của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Sự di chuyển của Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

C. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng.

D.  Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Câu 16: Nước ta là quê hương của nghề:

A. trồng sắn.

B. trồng ngô.

C. trồng khoai.

D. trồng lúa nước.

Câu 17: Người tinh khôn có đời sống như thế nào?

A. Sống theo bầy, hái lượm, săn bắt.

B. Sống theo bầy, săn bắn.

C. Sống thành thị tộc. 

D. Sống riêng lẻ, hái lượm, săn bắt. 

Câu 18: Kinh tế chính của cư dân Văn Lang là:

A. Săn bắt thú rừng.

B. Nghề nông trồng lúa nước.

C. Làm đồ gốm.

D. Dệt vải.

Câu 19: Lịch sử là   

A. khoa học tìm hiểu về quá khứ.

B. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. sự hiểu biết của con người về quá khứ.

D. sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người

Câu 20: Sự thay đổi trong môi trường học tập từ 100 năm trước so với hiện nay xuất phát từ lí do nào?

A. Con người sáng tạo không ngừng để tạo ra của cải vật chất.

B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.

C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống.

D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.

Lời giải chi tiết

1. D

2. D

3. D

4. C

5. D

6. D

7. C

8. B

9. C

10. D

11. A

12. A

13. B

14. B

15. D

16. D

17. C

18. B

19. B

20. A

 

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 18.

Cách giải:

Trên đất nước Hi Lạp và Rô ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc thời cổ đại như đền Pác – tê – nông, ở Aten; đấu trường Cô – li – dê ở Rô ma

Chọn D

Câu 2

Phương pháp: Dựa vào điều kiện tự nhiên và nguyên nhân hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông để giải thích.

Cách giải:

Xuất phát từ nguyên nhân và đặc điểm địa bản hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông có thể thấy:

- Đặc điểm địa bản hỉnh thành nhà nước: bên lưu vực các dòng sông lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

- Nguyên nhân hình thành: cần đoàn kết lại thành một liên minh bộ lạc và có người đứng đầu để chỉ huy công tác trị thủy. Kinh tế nông nghiệp được bảo toàn là điều kiện tiên quyết để phát triển quốc gia.

=> Các bộ luật của nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này.

Chọn D

Câu 3

Phương pháp: Dựa vào các tiêu chí: thời gian hình thành, hình thái nhà nước, hình thái kinh tế, các tầng lớp trong xã hội để so sánh.

Cách giải:

Điểm khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Tây so với phương Đông vì xã hội phương Tây là xã hội có giai cấp chủ nô và nô lệ.

Chọn D

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 42.

Cách giải:

Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc so vơi thời Hùng Vương là sau nhiều thế kỉ độc lập, thời Hùng Vương, quyền hành nhà nước cao hơn, chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

Chọn C

Câu 5

Phương pháp: Dựa vào đặc điểm của thị tộc mẫu hệ để phân tích.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, C đều là đặc điểm của thị tộc mẫu hệ.

- Đáp án D: là đặc điểm của chế độ phụ hệ gắn hiện, gắn liền với thời kì kim khí.

Chọn D

Câu 6

Phương pháp: Dựa vào điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông để giải thích, suy luận.

Cách giải:

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn, không phải ở vùng ven biển nên điều kiện tự nhiên vùng biên biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió không phải là cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.

Chọn D

Câu 7

Phương pháp:

Cách giải:

Thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long, con người đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ như các loại rìu (rìu mài lưỡi), bôn. Họ còn biết làm đồ gốm. Đây là những sáng tạo của con người về công cụ lao động cũng như đời sống của con người. Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm là nhưng đồ dùng quan trọng nhất của người nguyên thủy thời kì này, thể hiện óc sáng tạo của con người.

Chọn C

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 38.

Cách giải:

Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt.

Chọn B

Câu 9

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 45, giải thích.

 Cách giải:

An Dương Vương thất bại trước quân xâm lược vì thiếu cảnh giác trước kẻ thù.

Chọn C

Câu 10

Phương pháp: Dựa vào sự phân hóa trong xã hội (giữa người giàu và người nghèo) để giải thích.

Cách giải:

Ở các di chỉ thời đại buổi đầu dựng nước, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những ngôi mộ không có của cải chôn theo, song một số khác được chôn theo của cải và đồ trang sức, sự khác nhau giữa các ngôi mộ này thể hiện trong xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo. Người giàu có khi chết đi được mai táng cùng với 1 phần của cải còn người nghèo thì không được mai táng với của cải.

Chọn D

Câu 11

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 13. 

 Cách giải:

Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành cả về vương quyền và thần quyền. Từ việc đặt ra luật pháp, quân đội đến xét xử những người có tội.

Chọn A

Chú ý khi giải:

Ở phương Tây là nhà nước dân chủ chủ nô, người dân tự do có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định.

Câu 12

Phương pháp: Liên hệ kiến thức về Rôma.

Cách giải:

Rôma là thủ đô, nằm ở phía Tây của nước Ý. Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm. Đây là thành phố thủ đô của Vương quốc La Mã, Cộng hòa La Mã và Đế quốc La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Địa Trung Hải trong hơn 700 năm từ thế kỷ thứ nhất TCN cho tới thế kỷ thứ 7 CN. Từ thế kỷ thứ nhất CN, Roma đã trở thành nơi cư ngụ chủ yếu của Giáo hoàng. Sau khi sự thống trị của Đế quốc Đông La Mã kết thúc, từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô của Lãnh thổ Giáo hoàng mãi cho đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng hòa Ý.

Chọn A

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 32.

Cách giải:

Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề làm gốm.

Chọn B

Câu 14

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Nhà nước Văn Lang là sự hợp nhất của 15 bộ lạc.

Chọn B

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 7.

Cách giải:

Nhìn chung có hai cách tính chính: theo sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái Đất ( âm lịch) và theo sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt Trời (dương lịch)

Chọn D

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 32.

Cách giải:

Nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước.

Chọn D

Câu 17

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 9.

Cách giải:

Người tinh khôn có đời sống: không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gồm vài gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc.

Chọn C

Câu 18

Phương pháp: Dựa vào kiến thức về nền nông nghiệp nước ta thời Văn Lang, SGK Lịch sử 6, trang 38 để suy luận.

Cách giải:

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và yêu cầu của cuộc sống là con người thời nguyên thủy cần định cư lâu dài ở 1 nơi nhất định, con người cần phải có 1 ngành kinh tế chính để duy trì cuộc sống. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển đã biết trồng nhiều loại cây, củ, đặc biệt là cây lúa nước. Và cây lúa nước dần trở thành cây lương thực chính của con người.

Chọn B

Câu 19

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 3.

Cách giải:

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ

Chọn B

Câu 20

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 3, suy luận.

 Cách giải:

Thời gian thay đổi, hoạt động của con người cũng thay đổi theo. Trong quá trình phát triển con người lao động, sáng tạo không ngừng để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Lớp học trước đây còn rất đơn sơ, học ở ngoài trời, thiếu thốn về bàn ghế, sách vở,...Thì lớp học ngày nay con người đã xây dựng đầy đủ tiện nghi, khang trang với hệ thống điện, quạt, máy tính, bàn ghế, …với số lượng học sinh và giáo viên ngày càng đông.

=> Sự thay đổi trong môi trường học tập từ 100 năm trước so với hiện nay xuất phát từ lí do: con người đã sáng tạo không ngừng để tạo ra của cải vật chất.

Chọn A

   
   

Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.