Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 6- Đề số 8 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra học kì 1 sử 6 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1 - [NB] Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là của ai?

A. Tôn Đức Thắng 

B. Nông Đức Mạnh 

C. Phạm Văn Đồng 

D. Hồ Chí Minh

Câu 2 - [NB] Kinh đô nhà nước Văn Lang đặt ở

A. Bạch Hạc (Phú Thọ) 

B. Mê Linh (Vĩnh Phúc)

C. Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) 

D. Thăng Long (Hà Nội)

Câu 3 - [NB] Ai đứng đầu nhà nước Văn Lang?

A. Hùng Vương 

B. Thục Phán 

C. Lạc hầu 

D. Lạc tướng

Câu 4 - [TH] Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí đã nói lên điều gì?

A. Nói lên sự phát triển của săn bắt nhưng chủ yếu chứng tỏ trong xã hội không có sự chanh chấp, xung đột giữa vùng này với vùng khác

B. Nói lên sự phát triển của săn bắt nhưng chủ yếu chứng tỏ trong xã hội có sự tranh chấp, xung đột giữa vùng này với vùng khác

C. Nói lên sự phát triển của săn bắt nhưng chủ yếu chứng tỏ trong xã hội không có sự chanh chấp

D. Nói lên sự phát triển của săn bắt nhưng chủ yếu chứng tỏ trong kinh tế có xung đột giữa vùng này với vùng khác

Câu 5 - [TH] Tại sao nhà nước Văn Lang chưa có pháp luật?

A. Do nhà nước Văn Lang mới thành lập, chưa thể đưa ra các hình thức pháp luật hợp lí. 

B. Do điều kiện tổ chức nhà nước còn đơn giản, uy tín của vua và quý tộc quan liêu còn lớn nên mới chỉ có hình thức pháp luật khẩu truyền.

C. Do các vua Hùng muốn xây dựng một đất nước tự do, không bị lệ thuộc khuôn khổ pháp luật.           

D. Do người dân chưa hiểu rõ pháp luật là gì nên chưa thể có pháp luật.

Câu 6 - [TH] Kinh tế chính của cư dân Văn Lang là:

A. Săn bắt thú rừng 

B. Nghề nông trồng lúa nước

C. Làm đồ gốm

D. Dệt vải

Câu 7 - [NB] Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang đã tạo nên

A. Đất nước phát triển 

B. Tình cảm cộng đồng sâu sắc

C. Gia đình hòa thuận 

 D. Đất nước phát triển, gia đình hòa thuận

Câu 8 - [NB] Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa của cư dân Văn Lang là gì?

A. Vũ khí bằng đồng 

B. Lưỡi cuốc sắt 

C. Lưỡi cày đồng 

D. Trống đồng

Câu 9 - [TH] Vì sao chế độ mẫu hệ dần chuyển sang chế độ phụ hệ?

A. Vì vị trí của người phụ nữ ngày càng cao trong sản xuất, gia đình, làng bản

B. Vì vị trí của người đàn ông ngày càng cao trong sản xuất, có sức khỏe

C. Vì vị trí của người già, người có kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khỏe                   

D. Vì vị trí của người đàn ông ngày càng cao trong sản xuất, gia đình, làng bản

Câu 10 - [TH] Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?

A. Thể hiện trình độ tay nghề cao

B. Thể hiện trình độ kĩ thuật luyện kim đồng thau và tài năng tuyệt vời của cư dân Văn Lang

C. Trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt

D. Thể hiện trình độ kĩ thuật luyện kim và chứng tỏ cư dân Văn Lang có sự buôn bán, trao đổi giữa các nước.

Câu 11 - [VD] Yếu tố nào mang tính quyết định giúp người tinh khôn ở nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển

A. Công cụ lao động

B. Ngoại hình 

C. Nơi cư trú 

D. Tổ chức xã hội

Câu 12 - [NB] Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?

A. Lúa nước 

B. Làm gốm 

C. Chăn nuôi

D. Làm đồ trang sức

Câu 13 - [NB] Người nguyên thủy vẽ hình lên vách hang động để làm gì?

A. Thể hiện tài năng của mình 

B. Làm đẹp cho vách hang động

C. Thể hiện đời sống vật chất và tinh thần

D. Cho thế hệ sau xem

Câu 14 - [VDC] Ý nghĩa quan trọng nhất về sự ra đời của thuật luyện kim là gì?

A. Cuộc sống ổn định 

B. Của cải dư thừa

C. Năng suất lao động tăng lên 

D. Công cụ được cải tiến

Câu 15 - [VD] Ở các di chỉ thời đại buổi đầu dựng nước, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những ngôi mộ không có của cải chôn theo, song một số khác được chôn theo của cải và đồ trang sức, sự khác nhau giữa các ngôi mộ này thể hiện điều gì?

A. Kinh tế thời đại này rất phát triển

B. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ trong xã hội

C. Thủ công nghiệp phát triển

D. Có sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội

Câu 16 - [NB] Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là

A. Người Tây Âu 

B. Người Lạc Việt 

C. Người Âu Lạc 

D. Người Khơ-me

Câu 17 - [TH] Trong chuyển biến xã hội thời Văn Lang có gì đổi mới?

A. Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ 

B. Chế độ mẫu hệ xuất hiện

C. Nam - nữ bình đẳng 

D. Phụ nữ nắm quyền

Câu 18 - [TH] Vì sao công cụ bằng đồng gần như thay thế cho công cụ bằng đá?

A. Vì công cụ đá sắc, bén hơn, năng suất lao động tăng lên làm cho kinh tế phát triển

B. Vì công cụ bằng đồng sắc, bén hơn nhưng năng suất lao động thấp

C. Vì công cụ bằng đá sắc, bén hơn nhưng năng suất lao động thấp

D. Vì công cụ bằng đồng sắc, bén hơn, năng suất lao động tăng lên làm cho kinh tế  phát triển

Lời giải chi tiết

1D

2A

3A

4B

5B

6B

7B

8D

9D

10D

11A

12B

13C

14C

15D

16B

17A

18D

19

20

 

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 37.

Cách giải:

Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chọn: D

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Kinh đô nhà nước Văn Lang đặt ở Bạch Hạc (Phú Thọ).

Chọn: A

Câu 3

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Hùng Vương là người đứng đầu nhà nước Văn Lang.

Chọn: A

Câu 4

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí đã nói lên sự phát triển của săn bắt nhưng chủ yếu chứng tỏ trong xã hội có sự tranh chấp, xung đột giữa vùng này với vùng khác.

Chọn: B

Câu 5

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

- Đáp án A loại vì trải qua 18 đời vua Hùng là thời kì dài, nếu nói mới thành lập chưa thể đưa ra luật pháp hợp lí thì có chăng chỉ đúng ở thời kì đầu.

- Đáp án B chọn vì nhà nước Văn Lang chưa có pháp luật do điều kiện tổ chức nhà nước còn đơn giản, uy tín của vua và quý tộc quan liêu còn lớn nên mới chỉ có hình thức pháp luật khẩu truyền.

- Đáp án C loại vì nếu không có luật pháp thì đất nước sẽ rối ren, khó bề cai trị, điều hành và triển khai các hoạt động.

- Đáp án D loại vì để điều hành đất nước thì chắc chắn phải dựa vào 1 hệ thống luật pháp, dù lúc này chưa có luật thành văn như thời phong kiến.

Chọn: B

Câu 6

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và yêu cầu của cuộc sống là con người thời nguyên thủy cần định cư lâu dài ở 1 nơi nhất định, con người cần phải có 1 ngành kinh tế chính để duy trì cuộc sống. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển đã biết trồng nhiều loại cây, củ, đặc biệt là cây lúa nước. Và cây lúa nước dần trở thành cây lương thực chính của con người.

Chọn: B

Câu 7 (ID:439682)

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 40.

Cách giải:

Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang đã tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.

Chọn: B

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 38 - 39.

Cách giải:

Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa của cư dân Văn Lang là trống đồng.

Chọn: D

Câu 9

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

- Khi công cụ sản xuất chưa phát triển, cuộc sống con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, người phụ nữ đóng vai trò trị cột trong gia đình với hoạt động hai lượm. => Chế độ mẫu hệ

- Do công cụ sản xuất phát triển, của cải làm ra nhiều hơn, vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng hơn, trở thành trụ cột chính của gia đình => Chế độ mẫu hệ dần được thay thế bằng chế độ phụ hệ.

Chọn: D

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 38, suy luận.

Cách giải:

Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện trình độ kĩ thuật luyện kim và chứng tỏ cư dân Văn Lang có sự buôn bán, trao đổi giữa các nước.

Chọn: D

Câu 11

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Công cụ lao động phát triển là yếu tố mang tính quyết định giúp người tinh khôn ở nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển. Nhờ có những bước tiến trong công cụ lao động mà con người đã mở rộng được sản xuất và nâng cao dần cuộc sống của mình.

Chọn: A

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 32.

Cách giải:

Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề làm gốm.

Chọn: B

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 29.

Cách giải:

Người nguyên thủy vẽ hình lên vách hang động để thể hiện đời sống vật chất và tinh thần.

Chọn: C

Câu 14

Phương pháp: Đánh giá.

Cách giải:

Khi công cụ lao động chưa phát triển, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Kể từ khi phát minh ra thuật luyện kim, con người đã có bước tiến quan trọng sản xuất và đời sống. Nhờ có thuật luyện kim mà năng suất suất lao động tăng lên đáng kể. => Ý nghĩa quan trọng nhất về sự ra đời của thuật luyện kim.

Chọn: C

Câu 15

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Ở các di chỉ thời đại buổi đầu dựng nước, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những ngôi mộ không có của cải chôn theo, song một số khác được chôn theo của cải và đồ trang sức, sự khác nhau giữa các ngôi mộ này thể hiện trong xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo. Người giàu có khi chết đi được mai táng cùng với 1 phần của cải còn người nghèo thì không được mai táng với của cải.

Chọn: D

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 38.

Cách giải:

Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt.

Chọn: B

Câu 17

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Khi công cụ lao động phát triển, vai trò của người đàn ông trong sản xuất, gia đình, làng bản ngày càng cao hơn. Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.

Chọn: A

Câu 18

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Công cụ bằng đồng gần như thay thế cho công cụ bằng đá vì công cụ bằng đồng sắc, bén hơn, năng suất lao động tăng lên làm cho kinh tế  phát triển.

Chọn: D

 Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.