Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 6 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

 I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nguyên tắc nào là cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử?

A. Xác định không gian diễn ra các sự kiện                         

B. Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.

C. Xác định chủ thể của sự kiện đã diễn ra.                         

D. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.

Câu 2. Xác xe tăng ở Lộc Tự (Bình Hoà) thuộc tư liệu lịch sử gì ?

A. Tư liệu truyền miệng 

B. Tư liệu hiện vật 

C. Tư liệu chữ viết 

D. Tư liệu hiện vật và chữ viết

Câu 3. Một thiên niên kỉ là bao nhiêu năm ?

A. 100 năm                         B. 1000 năm 

C. 10 năm                            D. 10000 năm 

Câu 4. So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết

A. săn bắt, hái lượm.

B. ghè đẽo đá làm công cụ.

C. biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn và xua đuổi thú dữ.

D. trồng rau, trồng lúa và chăn nuôi gia súc, biết làm đồ trang sức.

Câu 5. Tại sao trên tờ lịch của Việt Nam có ghi thêm ngày, tháng, năm Âm lịch?

A. Những ngày lễ, tết cổ truyền đều dùng ngày Âm lịch.

B. Âm lịch đóng vai trò quan trọng hơn Dương lịch.

C. Một số bộ phận người dân sử dụng Âm lịch là chính. 

D. Ghi nhớ sự kiện tìm ra lịch của loài người.

Câu 6. Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là gì?

A. Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn (1450 cm3)     

B. Trán cao, còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não từ (850 – 1100 cm3)

C. Khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn, dáng đi còn hơi còng, thể tích sọ não từ (850 – 1100 cm3)    

D. Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn

Câu 7. Những dấu vết của Người tối cổ được phát hiện ở

A. miền Đông châu Phi, đảo Giava, gần Bắc Kinh (Trung Quốc).

B. miền Nam châu Phi, đảo Giava, Bắc Kinh (Trung Quốc).

C. miền Tây Á, Bắc Kinh (Trung Quốc), Đông Nam Á.

D. miền Bắc Á, Đông Nam Á, miền Đông châu Phi.

Câu 8. Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là

A. đồng thau - đồng đỏ - sắt.

B. đồng đỏ - đồng thau - sắt

C.  đồng đỏ - kẽm - sắt.

D. kẽm - đồng đỏ - sắt.          

Câu 9. Đến lúc sản phẩm của xã hội làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thì sản phẩm ấy được giải quyết bằng hình thức nào?

A. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.                   

B. Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ.

C. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.                             

D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.

Câu 10. Cơ sở kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. buôn bán với nước ngoài.  

B. nông nghiệp và ngư nghiệp.

C. nông nghiệp và thủ công nghiệp.                                    

D.  thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 11. Điểm hạn chế của công cụ lao động được Người tinh khôn sử dụng ở buổi ban đầu đối với năng suất lao động là

A. Chưa có sự thay đổi nhiều so với công cụ của Người tối cổ.

B. Được cải tiến không ngừng cũng không đem lại năng suất cao.

C. Tạo ra nhiều sản phẩm dư thừa dành cho người đứng đầu thị tộc.

D. Chưa phục vụ triệt để cho trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 12. Trong bộ luật Ham-mu-ra-bi có hai điều luật sau:

“Điều 42. Dân tự do thuê ruộng cày, nếu không có thóc thì người này bị coi là chưa hết sức chăm bón, phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng.

Điều 43. Nếu không cày cấy mà bỏ ruộng hoang thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho chủ ruộng”.

Hai điều luật trên cho thấy điều gì?

A. Chính sách cải cách ruộng đất thường xuyên của nhà nước.

B. Chinh sách chú trọng công tác thủy lợi của nhà nước.

C. Chính sách bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.

D. Chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp của nhà nước.

Câu 13. Công việc đã khiến cho con người ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã là

A. Buôn bán. 

B. Trị thuỷ và trồng lúa.

C. Chăn nuôi.  

D. Làm nghề thủ công nghiệp.

Câu 14. Những người hầu hạ, phục dịch vua và quý tộc ở các quốc gia cổ đai phương Đông được gọi chung là

A.  nông dân.                        

B. nông dân công xã             

C. nô lệ.                                 

D. thợ thủ công    

Câu 15. Đấu trường Cô-li-dê là công trình kiến trúc nổi bật ở:

A. Ai Cập.   

B. Hi Lạp. 

C. Lưỡng Hà.

D. Rô-ma.

Câu 16.Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn là

A. Chế độ thị tộc 

B. Chế độ thị tộc mẫu hệ

C.  Chế độ thị tộc phụ hệ.

D. Bầy người nguyên thủy.

II. TỰ LUẬN

Câu 17. Bằng kiến thức lịch sử đã học ở lớp 6, em hãy cho biết:

- Âm lịch là gì ?

- Dương lịch là gì?

- Công lịch được tính như thế nào ?

Câu 18. Lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo các nội dung sau: thời gian, địa điểm phát hiện dấu tích, công cụ

Lời giải chi tiết

 

I. TRẮC NGHIỆM 

1D 2B 3B 4D
5A 6A 7A 8B
9B 10D 11B 12D
13B 14C 15D 16B

Câu 1 

Phương pháp: sgk trang 4.

Cách giải:

Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Chọn: D

Câu 2 

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

Xác xe tăng ở Lộc Tự (Bình Hoà) thuộc tư liệu hiện vật. Đây là vũ khí đã từng xuất hiện trong chiến tranh vẫn còn được lưu giữ lại đến ngày nay

Chọn: B

Câu 3 

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

- 1 thế kỉ: 100 năm

- 1 thập kỉ: 10 năm

- 1 thiên niên kỉ: 1000 năm

Chọn: B

Câu 4 

Phương pháp: sgk trang 8, suy luận. 

Cách giải:

Nếu như người tối cổ sinh sống phụ thuộc vào thức ăn có sẵn từ thiên nhiên thì Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. Con người không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn. Đây là những điểm tiến bộ vượt bậc trong đời sống của Người tinh khôn so với Người tối cổ.

Chọn: D

Câu 5 

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch, vì:

- Cơ sở tính âm lịch là dựa trên sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ.

- Tổ tiên chúng ta từ xưa đã sử dụng âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ,… chúng ta đều dùng ngày âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày âm lịch tương ứng với ngày dương lịch.

Chọn: A

Câu 6

Phương pháp: so sánh, loại trừ

Cách giải:

Người tinh khôn có đặc điểm phát triển hơn Người tối cổ: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn 1450

Chọn: A

Câu 7 

Phương pháp: sgk trang 8. 

Cách giải:

Những hài cốt của người tối cổ được tìm thấy ở nhiều nơi như: miền Đông châu Phi, đảo Giava (Inđônêxia), gần Bắc Kinh (Trung Quốc).

Chọn: A

Câu 8 

Phương pháp: phân tích, nhận xét. 

Cách giải:

Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là

- Khoảng 5500 năm trước: sử dụng đồng đỏ.

- Khoảng 4000 năm trước: sử dụng đồng thau.

- Khoảng 3000 năm trước: sử dụng đồ sắt.

Chọn: B

Câu 9 

Phương pháp: sgk trang 10. 

Cách giải:

Nhờ công cụ bằng kim loại, người ta đã làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác đã trở nên giàu có, thường là những người đứng đầu thị tộc. Đây chính là hình thức giải quyết những sản phẩm dư thừa.

Chọn: B

Câu 10 

Phương pháp: sgk trang 15, suy luận.

Cách giải:

Do quy định bởi điều kiện tự nhiên, đất đai ở Địa Trung Hải không thích hợp cho trồng lúa mà chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nhờ có công cụ bằng sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mĩ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt tạo điều kiện cho phát triển thương nghiệp, nhất là ngoại thương. Chính vì thế, cơ sở kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Tây là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Chọn: D
Chú ý khi giải:

Đây là điểm khác với các quốc gia cổ đại phương Đông – nông nghiếp đóng vai trò là ngành kinh tế chính.

Câu 11 

Phương pháp: sgk trang 9. 

Cách giải:

Cuộc sống của người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá dù được cải tiến không ngừng cũng không thể đem lại năng suất cao. Đây chính là điểm hạn chế của công cụ lao động được Người tinh khôn sử dụng ở buôn bán đầu đối với năng suất lao động.

Chọn: B

Câu 12 

Phương pháp: nhận xét, đánh giá

Cách giải:

Qua hai điều luật: điều 42, 43 trong bộ Luật Ham-mu-ra-bi cho thấy: Nhà nước rất quan tâm phát triển nông nghiệp. Người cày thuê ruộng phải làm việc hết sức vất vả. Ruộng đất giao cho nông dân đảm bảo người dân phải tích cực cày cấy, không được bỏ hoang và hết sức chăm bón.

Chọn: D

Câu 13 

Phương pháp: sgk trang 11, suy luận. 

Cách giải:

Ở phương Đông, nông nghiệp là ngành sản xuất chính nên việc trị thủy đóng vai trò quan trọng. Con người tuy đã biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Lúa gạo cũng vì thế ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hoạt động thủy lợi cần có sự hợp sức của đông đảo con người mới có thể hoàn thành đươc. Chính vì thế, trị thủy và trồng lúa đã khiến cho con người ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã.

Chọn: B

Câu 14 

Phương pháp: sgk trang 12. 

Cách giải:

Trong xã hội cổ đại phương Đông, nhà vua và quý tộc đều có nhiều người hầu hạ, phục dịch gọi chung là nô lệ.

Chọn: C

Câu 15 

Phương pháp: sgk trang 18

Cách giải:

Trên đất nước Hi Lạp và Rô ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc thời cổ đại như đền Pác – tê – nông, ở Aten; đấu trường Cô – li – dê ở Rô ma

Chọn: D

Câu 16 

Phương pháp: sgk trang 28.

Cách giải:

Những người có cùng huyết thống của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín lên làm chủ. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Chọn: B

II. TỰ LUẬN

Câu 17 

Phương pháp:  sgk trang 7

Cách giải:

- Âm lịch là lịch được tính theo dự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất

- Dương lịch là lịch được tính theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê – xu ( người sáng lập ra đạo Thiên chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên (mốc 0)

Câu 18 

Phương pháp: sgk trang 22-29, suy luận

Cách giải:

Thời gian Địa điểm phát hiện di tích Công cụ
Khoảng 40-30 vạn năm Núi Đọ, Núi Quan Yên (Thanh Hóa), núi Xuân Lộc (Đồng Nai) Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, nhiều mảnh ghè mỏng
Khoảng 3-2 vạn năm Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi thuộc Sơn La, Bắc Giang, Nghệ An Công cụ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình dạng rõ ràng.
Khoảng 12000 đến 4000 năm Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh) Công cụ đá được mài sắc ở lưỡi như rìu đá, rìu có vai. Ngoài ra còn một số công cụ bằng xương, sừng, đồ gốm.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.