Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tại sao nói mỗi con người, cây cỏ và cả xã hội loài người đều có lịch sử?

A. Tất cả đều được sinh ra cùng thời điểm.

B. Tất cả đều trải qua những thay đổi về thời gian.

C. Tất cả đều không còn diễn biến đến hiện tại.

D. Tất cả đều đang diễn biến đến hiện tại.

Câu 2. Cơ sở để người phương Đông sáng tạo ra Âm lịch là:

A. Sự di chuyển của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Sự di chuyển của Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

C. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng.

D.  Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Câu 3. Một thiên niên kỉ gồm bao nhiêu năm?

A. 2000 năm.

B. 10 năm

C. 100 năm

D. 1000 năm.

Câu 4. Người ta đã phát hiện được những chiếc răng của người tối cổ ở di chỉ nào dưới đây:

A. Mái đá Ngườm, Hang Kéo Lèng.

B. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn). 

C. Núi Đọ (Quan Yên – Thanh Hóa).

D. Xuân Lộc (Đồng Nai). 

Câu 5. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người đã phát minh ra công cụ chất liệu gì?

A. Đá.

B. Xương.

C. Kim loại.

D.  Gốm.

Câu 6. Trung Quốc cổ đại được hình thành bên hai con sông là:

A. Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

B. Hoàng Hà và Trường Giang.

C. Sông Ấn và sông Hằng.

D. Sông Hồng và sông Mê-kông.

Câu 7. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở:

A. Vùng đồng bằng.

B. Vùng lưu vực các con sông.

C. Vùng đồi núi và trung du.

D. Vùng cao nguyên.

Câu 8. Địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây là:

A. Sông Hoàng Hà.

B. Bán đảo Italia và Ban Căng.

C. Châu Phi.

D. Ai Cập.

Câu 9. Chủ nô thường gọi nô lệ là:

A. Tài sản của chủ.

B. “Những công cụ biết nói”.

C. Những người làm thuê.

D. Những người đầy tớ.

Câu 10. Hệ chữ cái a,b,c…là thành tựu của người:

A.  Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C. Trung Quốc.

D. Hi Lạp và Rô - ma.

Câu 11. Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.

C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.

D. Ấn Độ. Vì phải tính thuế.

Câu 12. Ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), các nhà khảo cổ đã phát hiện được

A. Những chiếc răng của Người tối cổ.

B. Những công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mãnh đá ghè mỏng của Người tối cổ.

C. Những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ.     

D. Phát hiện được những chiếc rìu bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng.

Câu 13. Người nguyên thuỷ trên đất nước ta biết trồng trọt và chăn nuôi minh chứng cho điều gì?

A.  họ đã biết cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

B. họ vẫn sống dựa vào tự nhiên.

C. họ đã chinh phục được tự nhiên.

D. họ đã bước vào thời đại văn minh, nhà nước đã ra đời.

Câu 14. Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là

A. Kĩ thuật mài đá.

B. Kĩ thuật cưa đá.

C. Thuật luyện kim.

D.  Làm đồ gốm.

Câu 15. Hãy điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng :

- Một thế kỉ là 100 năm , một thiên niên kỉ là (1)……………………

- Năm 2012 thuộc thế kỉ (2)…………..và thiên niên kỉ (3) …………….  

A. (1) 100 năm; (2) 21; (3) 2.

B. (1) 1000 năm; (2) 20; (3) 3.

C. (1) 1000 năm; (2) 21; (3) 3.

D. (1) 100 năm; (2) 20; (3) 2.

Câu 16. Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn là

A. Chế độ thị tộc.

B. Chế độ thị tộc mẫu hệ.

C.  Chế độ thị tộc phụ hệ.

D. Bầy người nguyên thủy.

II. TỰ LUẬN

Câu 17. Người ta đã dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?

Câu 18.  Hãy giải thích vì sao khi sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thủy tan rã?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1B

2D

3D

4B

5C

6B

7B

8B

9B

10D

11C

12B

13A

14A

15C

16B

Câu 1

Phương pháp: sgk trang 3, suy luận.

Cách giải:

Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì chúng ta thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.

=> Con người, cây cổ và cả xã hội loài người đều có lịch sử vì tất cả đều trải qua những thay đổi về mặt thời gian.

Chọn: B

Câu 2

Phương pháp: sgk trang 7

Cách giải:

Nhìn chung có hai cách tính chính: theo sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái Đất ( âm lịch) và theo sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt Trời (dương lịch)

Chọn: D

Câu 3

Phương pháp: suy luận, loại trừ

Cách giải:

Cách giải:

- 1 thập kỉ : 10 năm

- 1 thế kỉ : 100 năm

- 1 thiên niên kỉ: 1000 năm

Chọn: D

Câu 4

Phương pháp: sgk trang 23

Cách giải:

Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 30 – 40 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tối câu

Chọn: B

Câu 5

Phương pháp: sgk trang 9

Cách giải:

Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.

Chọn: C

Câu 6

Phương pháp: sgk trang 11

Cách giải:

Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ở - phơ – rat và Ti – gơ – rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.

Chọn: B

Câu 7

Phương pháp: sgk trang 11, suy luận. 

Cách giải:

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở vùng lưu vực các dòng sông lớn (sông Nin – Ai Cập, sông Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ - Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng - Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang - Trung Quốc). Các đồng bằng màu mỡ ven các con sông lớn tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước và thủy lợi. Con người cần hợp sức với nhau để hoàn thành các công trình thủy lợi dưới sự chỉ đạo của một người đứng đầu. Hơn nữa, sự chiếm đoạt sản phẩm dư thừa có một bộ phận người trong thị tộc bộ lạc đã dẫn đến sự tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc ngày nay.

Chọn: B

Câu 8

Phương pháp: sgk trang 15

Cách giải:

Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban Căng và Italia. Nơi đây, vào khoảng thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành 2 quốc gia Hi Lạp và Rô ma

Chọn: B

Câu 9

Phương pháp: sgk trang 15.

Cách giải:

Bản thân nô lệ ở xã hội cổ đại phương Tây là tài sản của chủ. Chủ nô thường được gọi là “những công cụ biết nói”.

Chọn: B

Câu 10

Phương pháp: sgk trang 18

Cách giải:

Người Hi Lạp và Rô – ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng

Chọn: D

Câu 11

Phương pháp: sgk trang 17, suy luận.

Cách giải:

Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân Lưỡng Hà thành thạo về số học. 

- Nguyên nhân ra đời:

Người Lưỡng Hà (Lưỡng Hà ở đây chỉ sông Hằng và sông Hoàng ở Ấn độ) sống ở lưu vực 2 con sông này thường xuyên bị lụt lội, khi lụt rút đi thì dân cư kéo về canh tác lại nhưng nhà cửa, vườn tược đã bị lũ lụt xoá đi nhiều mốc làm sao định vị lại được nên dẫn đến việc tranh giành đất đai, vườn tược của nhau. Vì thế, cư dân nơi đây phải thường xuyên đo đạc kịa ruộng đất => Người Lưỡng Hà giỏi về số học.

Chọn: C

Câu 12

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng …. ở nhiều chỗ.

Chọn: B
Chú ý khi giải:

Đáp án A: là hiện vật được tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

- Đáp án C, D: là hiện vật được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và các nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, …

Câu 13

Phương pháp: sgk trang 8, suy luận.

Cách giải:

Ở giai đoạn 3 – 4 triệu năm cách ngày nay, người tối cổ sinh sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, cuộc sống của họ bấp bênh “ăn lông, ở lỗ”. Tuy nhiên, khi người tinh khôn xuất hiện họ đã biết trồng trọt và chăn nuôi. Đây là minh chứng cho sự phát triển của não bộ con người và trồng trọt, chăn nuôi cũng là biểu hiện quan trọng cho “cách mạng đá mới” => Từ việc phụ thuộc vào nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, người tinh khôn đã biết cải biến thien nhiên để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình.

Chọn: A

Câu 14

Phương pháp: sgk trang 27, suy luận.

Cách giải:

Trước đó, con người mới biết ghè đẽo những hòn cuội, đá dùng để chặt đập. Trong khi đó, thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long con người đã biết đến kĩ thuật mài đá, số công cụ đá được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai ngày càng nhiều. Đây cùng chính là điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long.

Chọn: A

Câu 15

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

- Một thế kỉ là 100 năm , một thiên niên kỉ là (1) 1000 năm

- Năm 2012 thuộc thế kỉ (2) 21 và thiên niên kỉ (3) 3 

Chọn: C

Câu 16

Phương pháp: sgk trang 28.

Cách giải:

Những người có cùng huyết thống của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín lên làm chủ. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Chọn: B

II. TỰ LUẬN

Câu 17

Phương pháp: sgk trang 5

Cách giải:

* Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau:

- Tư liệu truyền miệng: những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở nhiều dạng khác nhau

- Tư liệu hiện vật: những di tích, đồ vật của người xưa còn lưu giữ trong lòng đất  hay trên mặt đất

- Tư liệu chữ viết: những bản ghi chép, hay được in, khắc bằng chữ viết

=> Đó chính là cơ sở để chúng ta biết và dựng lại lịch sử

Câu 18

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

- Khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm công cụ lao động.

- Nhờ công cụ kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt

-> Sản phẩm làm ra nhiều -> dư thừa -> tư hữu.

-> Xã hội đã phân chia giàu nghèo nên xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã.

 Lời giải hay.com


Bình chọn:
3.9 trên 9 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.