Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 6- Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Học Lịch sử để
A. Biết cho vui B. Hiểu cội nguồn tổ tiên, cha ông.
C. Tô điểm cho cuộc sống. D. Biết việc làm của người xưa.
Câu 2. Ý nào sau đây phản ảnh không đúng về khái niệm môn Lịch sử?
A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. Là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
C. Là một môn khoa học.
D. Là tìm hiểu cội nguồn của mỗi sự vật.
Câu 3. Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào?
A. Khoảng 3 - 4 triệu năm trước đây B. Khoảng 4 vạn năm trước đây
C. Khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN D. Khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN
Câu 4. Dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam được tìm thấy ở đâu?
A. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), mái đá Ngườm (Thái Nguyên)
B. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Xuân Lộc (Đồng Nai)
C. Bắc Sơn ( Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)
D. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn), Núi Đọ ( Thanh Hóa), Xuân Lộc ( Đồng Nai)
Câu 5. Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội nguyên thủy?
A. Xã hội loài người phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp
B. Xã hội loài người thời công nghệ cao, đã đạt được thành tựu khoa học – kĩ thuật
C. Xã hội loài người mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm
D. Xã hội loài người đã có vua, quan lại và các tầng lớp khác
Câu 6. Kim loại được dùng đầu tiên là:
A. Nhôm B. Sắt C. Đồng D. Vàng
Câu 7. Bộ phận đông đảo nhất có vai trò to lớn nhất trong sản xuất ở phương Đông cổ đại:
A. Quý tộc. B. Nông đân. C. Nô lệ. D. Chủ nô.
Câu 8. Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. Vua chuyên chế. B. Đông đảo quý tộc quan lại.
C. Chủ ruộng đất D. Tầng lớp tăng lữ.
Câu 9. Một trong những nguồn gốc xuất thân của tầng lớp nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. Tù binh của chiến tranh. B. Nông dân không đóng đủ thuế.
C. Buôn bán từ các nước khác đến. D. Quý tộc phản động.
Câu 10. Khởi nghĩa Xpác-ta-cút là khởi nghĩa của
A. Giai cấp chủ nô. B. Tầng lớp thương nhân C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp nô lệ.
Câu 11. Nguời Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ
A. Từ Địa Trung Hải. B. Từ Lưỡng Hà, Ai Cập.
C. Từ Ấn Độ, Trung Quốc. D. Từ các nước trên thế giới.
Câu 12. Người nguyên thuỷ đã chế tạo đồ gốm bằng cách
A. Nặn đất sét rồi đem nung cho khô cứng. B. Nặn đất sét rồi phơi cho khô cứng.
C. Nặn đất sét rồi sấy cho khô cứng. D. Nặn đất sét bằng khuôn gỗ.
Câu 13. Thân phận của người nô lệ dưới chế độ chiếm hữu nô lệ là:
A. Phụ thuộc chủ yếu vào chủ. B. Phụ thuộc một phần vào chủ.
C. Phụ thuộc hoàn toàn vào chủ. D. Không phụ thuộc vào chủ.
Câu 14. Người Hi Lạp hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời nhờ
A. Canh tác nông nghiệp. B. Đi biển.
C. Buôn bán giữa các thị quốc. D. Khoa học kĩ thuật phát triển.
Câu 15. Người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá nhiều sông suối, có vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa nóng lạnh bởi vì
A. Người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
B. Người nguyên thủy phải sử dụng hang động để cư trú.
C. Buổi đầu cuộc sống của người nguyên thủy chưa ổn định.
D. Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã.
Câu 16. Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn cách đây khoảng
A. 3 vạn - 2 vạn năm. B. 2 vạn - 4 vạn năm.
C. 1 vạn - 2 vạn năm. D. 12.000 - 4.000 năm.
II. TỰ LUẬN
Câu 17. Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào? Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại?
Câu 18. Người Hi lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM
1B |
2D |
3B |
4D |
5C |
6C |
7B |
8A |
9A |
10D |
11B |
12A |
13C |
14B |
15A |
16A |
Câu 1 Phương pháp: sgk trang 4.
Cách giải:
Mục đích của việc học Lịch sử là để tìm hiểu cội nguồn của cha ông, tổ tiên, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình.
Chọn: B
Câu 2
Phương pháp: sgk trang 3, loại trừ.
Cách giải:
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Chọn: D
Câu 3
Phương pháp: sgk trang 9
Cách giải:
Những bộ xương của Người tinh khôn có niên đại sớm nhất vào khoảng 4 vạn năm trước đây, đã tìm được ở hầu khắp các châu lục
Chọn: B
Câu 4
Phương pháp: sgk trang 23
Cách giải:
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), người ta đã phát hiện được những chiếc răng của Người tối cổ. Ở một số nơi khác như Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)…người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ…
Chọn: D
Câu 5
Phương pháp: Nhận xét.
Cách giải:
Xã hội nguyên thủy là xã hội lúc đó loài người mới xuất hiện trên Trái Đất, loài người vẫn còn nguyên sơ và không khác động vật cho lắm
Chọn: C
Câu 6
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng thau sớm nhất, thoạt tiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 trước đây. Cách ngày nay khoảng 4000 năm nhiều cư dân trên Trái Đất đã biết dùng đồng thau
Chọn: C
Câu 7
Phương pháp: sgk trang 12
Cách giải:
Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông. Vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân
Chọn: B
Câu 8
Phương pháp: sgk trang 13.
Cách giải:
Quý tộc và quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu tầng lớp này là một ông vua nắm mọi quyền hành (ông vua chuyên chế).
Chọn: A
Câu 9
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông chiếm số lượng không nhiều, chủ yếu xuất thân từ hai nguồn:
- Tù binh của chiến tranh.
- Nông dân nghèo không trả được nợ.
Chọn: A
Câu 10
Phương pháp: sgk trang 15.
Cách giải:
Điển hình trong cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo, nổ ra vào các năm 73-71 TCN ở Rô-ma làm cho giới chủ nô phải kinh hoàng.
Chọn: D
Câu 11
Phương pháp: sgk trang 15.
Cách giải:
Người Hi Lạp và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ôliu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.
Chọn: B
Câu 12
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
Thời kỳ nguyên thủy con người chế tạo gốm bằng cách nặn đất sét rồi đem nung cho khô cừng. Lò nung giúp sản phẩm cho mau khô hơn, sản xuất được nhanh hơn và chất lượng cũng tốt hơn.
Chọn: A
Câu 13
Phương pháp: sgk trang 15, suy luận.
Cách giải:
Trong chế độ chiếm hữu nộ lệ, nô lệ phải làm việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền. Mọi của cải do họ làm ra đều thuộc về chủ nô. Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ, bị chủ nô coi là “công cụ biết nói”. Hơn nữa, nô lệ còn bị đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán. Có thể nói, nô lệ không được coi là con người mà chỉ được coi như một món hàng. Chính vì thế, khi chủ nô đã mua “món hàng” này về thì nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chủ.
Chọn: C
Câu 14
Phương pháp: sgk trang 18, suy luận.
Cách giải:
Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như hình quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
Chọn: B
Câu 15
Phương pháp: sgk trang 22, suy luận.
Cách giải:
Người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá nhiều sông suối, có vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa nóng lạnh. Bởi vì nơi đây tạo điều kiện cho con người có nơi ở và đánh bắt thức ăn ven, sông suối. Vùng rừng núi rậm rạp cũng sẽ có nhiều loại quả, cung cấp thức ăn cho con người. Đây chính là minh chứng cho sự sinh sống phục thuộc vào thiên nhiên của người nguyên thủy.
Chọn: A
Câu 16
Phương pháp: sgk trang 23.
Cách giải:
Vào khoảng 3-2 vạn năm trước đấy, Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn.
Chọn: A
II. TỰ LUẬN
Câu 17
Phương pháp: ghi nhớ, suy luận
Cách giải:
* Các quốc gia cổ đại lớn:
- Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
- Phương Tây: Hi Lạp, Rô – ma
* Các tầng lớp xã hội chính:
- Phương Đông: 2 giai cấp: thống trị và bị trị
+ Thống trị: vua, quý tộc, quan lại
+ Bị trị: nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ
- Phương Tây: có 2 giai cấp đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ
Câu 18
Phương pháp: sgk trang 18
Cách giải:
* Những đóng góp về văn hóa của người Hi Lạp và Rô ma
- Biết làm lịch dựa theo chuyển động của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia làm 12 tháng. Đó là Dương lịch
- Sán tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng
- Các ngành khoa học :
+ Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.
+ Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực : Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán học) ; Ác-si-mét (Vật lí); Pla-tôn, A-ri-xtốt (Triết học) ; Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học); Stơ-ra-bôn (Địa lí)...
- Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như : đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô...
Lời giải hay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết