Câu 4 trang 152 SGK Sinh học 12 nâng cao>
Giải bài tập Câu 4 trang 152 SGK Sinh học 12 nâng cao
Đề bài
Nêu vai trò của giao phối không ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trong tiến hoá. Vì sao mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị di truyền vô cùng phong phú ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
- Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên: Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp và giảm dần kiểu gen dị hợp, tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, nhưng tần số tương đối của các alen thì không thay đổi.
- Vai trò của giao phối ngẫu nhiên:
+ Phát tán các đột biến trong quần thể tạo nên vô số các biến dị tổ hợp thông qua phát tán các giao tử và các hợp tử.
+ Trung hòa tính có hại của đột biến vì đưa gen đột biến lặn vào kiểu gen dị hợp.
+ Tạo ra các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú trong đó có các tổ hợp gen thích nghi.
+ Ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Vì vậy ngẫu phối là nhân tố cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa, ngẫu phối không phải là nhân tố tiến hóa.
- Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị di truyền vô cùng phong phú: Quần thể có vai trò phát tán các đột biến trong quần thể tạo nên vô số các biến dị tổ hợp thông qua phát tán các giao tử và các hợp tử. Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập sẽ tạo ra 2n loại giao tử, 3n loại kiểu gen, 2n loại kiểu hình… Bình thường trong quần thể giao phối, số cặp gen dị hợp rất lớn nên quần thể là một kho biến dị di truyền rất phong phú. Vì vậy biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Loigiaihay.com
- Câu 5 trang 152 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 3 trang 152 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 2 trang 152 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 1 trang 152 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Vì sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối các alen qua các thế hệ?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.