Câu 3 trang 97 SGK Sinh học 12 nâng cao>
Giải bài tập Câu 3 trang 97 SGK Sinh học 12 nâng cao
Đề bài
So sánh hai phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Cấy truyền phôi: Công nghệ này còn được gọi là công nghệ tăng sinh sản ở động vật. Sau khi phôi được lấy ra từ động vật cho thì được tách thành nhiều phôi rồi cấy phôi vào động vật nhận.
- Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân: chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân và nuôi cấy trên môi trường nhân tạo thành phôi, chuyển phôi vào tử cung của con cái sinh ra con non.
Lời giải chi tiết
Cấy truyền phôi | Nhân bản vô tính bằng kí thuật chuyển nhân | ||
---|---|---|---|
Giống nhau | - Tạo giống có vốn gen ổn định không bị biến dị tổ hợp, bảo đảm nhân nhanh giống ban đầu. | ||
Khác nhau | Mục đích |
Tạo nhiều con giống có phẩm chất giống nhau từ một hợp tử ban đầu. - Dùng để nhân giống đối với loài thú quý hiếm, vật nuôi sinh sản chậm. |
Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc tăng năng suất trong chăn nuôi. - Tạo ra các giống động vật mang gen người, cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh. |
Cách tiến hành |
- Tách phôi ra khỏi động vật cho, tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần phát triển thành 1 hợp tử riêng biệt. - Cấy phôi vào động vật nhận. |
- Tách tế bào xoma của động vật cho nhân, nuôi trong phòng thí nghiệm. - Tách tế bào trứng của loài động vật nhận nhân, loại bỏ nhân của tế bào trứng. - Chuyển nhân của tế bào cho nhân vào trứng đã bị bỏ nhân. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phân cắt thành phôi. - Chuyển phôi vào tử cung của động vật mang thai. |
|
Cơ sở di truyền | Do các cá thể được nhân lên từ 1 hợp tử ban đầu nên có cùng kiểu gen sẽ tạo ra một tập hợp giống đồng nhất về kiểu gen, kiểu hình một cách nhanh chóng. | Động vật có vú có thể được nhân bản lên từ tế bào xoma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cần chất tế bào của 1 noãn bào. |
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.