

Câu 3 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao>
Giải bài tập Câu 3 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao
Đề bài
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật
- Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
- Hoàn thành bảng so sánh:
Bảng 66.6 So sánh sinh trưởng và phát triển
Phương thức |
Đặc tính |
Ví dụ |
Sinh trưởng |
|
|
Phát triển |
|
|
Bảng 66.7 So sánh về nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
Nhân tố ảnh hưởng |
Thực vật |
Động vật |
Nhân tố bên trong (hoocmôn) |
|
|
Nhân tố môi trường |
|
|
Lời giải chi tiết
Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể sinh vật (tế bào, mô, cơ quan).
Phát triển là sự biến đổi của sinh vật thể hiện ở ba quá trình: sinh trưởng, biệt hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Bảng 66.6 So sánh sinh trưởng và phát triển
Phương thức |
Đặc tính |
Ví dụ |
Sinh trưởng |
Gia tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan |
Sự mọc dài của rễ cây, tăng khối lượng ở con vật trưởng thành. |
Phát triển |
Không chỉ có sinh trưởng mà đồng thời có sự biến đổi về hình thái cơ quan, cơ thể. |
Cây trưởng thành ra hoa kết trái. Gà trống trưởng thành mọc lông sặc sỡ, mọc mào, có cựa... |
Bảng 66.7 So sánh về nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
Nhân tố ảnh hưởng |
Thực vật |
Động vật |
Nhân tố bên trong (hoocmôn) |
Hoocmôn thực vật kích thích sinh trưởng (auxin, gibêrelin, xitôkinin), kìm hãm sinh trưởng (axit abxixic, êtilen...), kích thích ra hoa (florigen...). |
Hoocmôn kích thích sinh trưởng (hoocmôn GH, tiroxin...), gây biến thái (ecđixơn, juvenin), điều hoà sinh sản (FSH, LH, ơsrôgen, testostêrôn) |
Nhân tố môi trường |
Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây: nước, nhiệt độ, ánh sáng, thổ nhưỡng phân bón). |
Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên sinh trưởng phát triển động vật: thức ăn, hàm lượng O2, CO2, muối khoáng, nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…). |
Loigiaihay.com


- Câu 4 trang 274 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 1 trang 274 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 2 trang 275 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 2 trang 273 SGK Sinh học nâng cao
- Câu 1 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.