Câu 2 trang 275 SGK Sinh học 12 nâng cao>
Giải bài tập Câu 2 trang 275 SGK Sinh học 12 nâng cao
Đề bài
- Cơ thể và môi trường. Các nhân tố sinh thái. Tác động của môi trường lên cơ thể.
- Hoàn thành bảng nêu các đặc điểm các cấp độ tổ chức sống.
Cấp độ tổ chức |
Khái niệm |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Quần thể |
|
|
|
Quần xã |
|
|
|
Hệ sinh thái |
|
|
|
Sinh quyển |
|
|
|
Hiện tượng |
Tác nhân |
Hệ quả |
Biện pháp phòng chống |
Gây ô nhiễm môi trường |
|
|
|
Gây mất cân bằng sinh thái |
|
|
|
Lời giải chi tiết
- Mối tương quan giữa cơ thể và môi trường. Các nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên cơ thể.
Sinh vật với môi trường luôn có mối liên quan mật thiết. Các nhân tố môi trường tác động lên cơ thể, đồng thời cơ thể có tác động đến môi trường. Các nhân tố môi trường tác động đến cơ thể: ánh sáng, nhiệt độ, nước (lượng mưa và độ ẩm), đất, không khí, sinh vật…
Cấp độ tổ chức |
Khái niệm |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Quần thể |
Tập hợp các cá thể cùng loài trong một không gian địa lí xác định. |
Có vùng phân bố riêng. Có cấu trúc đặc trưng về giới tính, cấu trúc tuổi, về kích thước và mật độ. |
Quần thể cá chép trong một hồ nước. |
Quần xã |
Tập hợp nhiều quần thể của các loài khác nhau trong một vùng sinh cảnh xác định. |
Tính đa dạng về loài. Mối quan hệ dinh dưỡng. Phân bố các loài trong không gian. |
Quần xã cá trong một hồ nước. |
Hệ sinh thái |
Tập hợp các quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. |
Thành phần cấu trúc: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ, thành phần các chất vô cơ, thành phần các chất hữu cơ, các yếu tố khí hậu. Có sự chuyển hoá vật chất và năng lượng |
Hồ nước là một hệ sinh thái. |
Sinh quyển |
Tập hợp tất cả hệ sinh thái trong thạch quyển, thuỷ quyển và khí quyển. |
Sự phân bố thành các khu sinh học. |
Toàn bộ Trái Đất với sinh vật sống. |
- Ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Bảng 66.13: Các tác nhân, hệ quả, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường
Hiện tượng | Tác nhân | Hệ quả | Biện pháp phòng |
---|---|---|---|
Gây ô nhiễm môi trường | Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, phóng xạ, tiếng ồn… | Gây ô nhiễm môi trường. Gây mất cân bằng sinh thái. Gây thoái hóa tuyệt diệt các loài. Gây bệnh tật. | Nghiên cứu khoa học. Giáo dục. Pháp luật. Hợp tác quốc tế. |
Gây mất cân bằng sinh thái | Gây ô nhiễm môi trường sống, tuyệt diệt các loài, mất đa dạng sinh học. | Ảnh hưởng đến toàn bộ sinh quyển và cuộc sống của con người. | Quản lí tài nguyên và phát triển bền vững. |
Loigiaihay.com
- Câu 1 trang 274 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 4 trang 274 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 3 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 2 trang 273 SGK Sinh học nâng cao
- Câu 1 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.