Bài 8: Những mùa hoa trên cao nguyên đá trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Nói về 1 – 2 loài hoa thường nở vào một mùa trong năm mà em thích. Những mùa hoa trên cao nguyên đá. Mùa hạ, vùng cao nguyên đá có gì đẹp. Vì sao tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá. Hoa ngô và hoa tam giác mạch được so sánh với những gì. Tìm những hình ảnh đẹp ở cao nguyên đá vào một trong các mùa: mùa thu, mùa đông, mùa xuân. Vì sao nói con người nơi đây là “những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo”
Khởi động
Nói về 1 – 2 loài hoa thường nở vào một mùa trong năm mà em thích
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Đến độ tháng 2, những cây hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây Bắc. Không rực rỡ như hoa phượng, kiêu hãnh như bằng lăng hay ngào ngạt như hoa sữa, hoa ban lại mang tới vẻ đẹp gần gũi, tạo cảm giác ấm áp, nên thơ.
Bài đọc
Những mùa hoa trên cao nguyên đá
Mùa hạ đến cùng với những cơn mưa, đem màu xanh rải khắp cao nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám. Để rồi một ngày nắng hạ, ngô đồng loạt trổ hoa. Những tua hoa bé nhỏ vươn ra như những ngón tay đón ánh nắng mặt trời. Rồi những bông hoa sẽ thành những bắp ngô chắc hạt, vàng óng, đem no ấm cho bà con trên cả cao nguyên đá.
Qua mùa hạ sẽ là mùa thu. Mùa của hoa tam giác mạch. Những triền hoa trắng, phớt hồng hay hồng sậm trải dài, uốn lượn. Những triền hoa ấy cùng với đá xám tôn lên vẻ hùng vĩ của những ngọn núi, tô điểm cho cao nguyên thêm lộng lẫy và quyến rũ. Triền hoa leo đến lưng chừng núi rồi nhòa trong sương chiều, tưởng như có muôn ngàn nàng tiên hoa bé nhỏ đang dập dìu bay lượn, với những điệu múa đẹp nhất trong sương chiều đang buông.
Mùa hoa mận, hoa lê trắng muốt vào mùa xuân. Mùa hoa bạc hà tím sẫm bên những triền đá vào mùa thu. Mùa hoa cúc dại đỏ nhung len khắp các triền núi vào đầu đông…Thời tiết khắc nghiệt cũng không ngăn được những mùa hoa nở. Giống như con người nơi đây: hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất. Họ cày cuốc trên những mảnh nương đầy đá. Họ là những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo này.
Câu 1
Mùa hạ, vùng cao nguyên đá có gì đẹp?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Mùa hạ đến cùng với những cơn mưa, đem màu xanh rải khắp cao nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám.
Câu 2
Vì sao tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá bởi vì hoa ngô nở báo hiệu một vụ mùa bội thu, hoa ngô sẽ thành những bắp ngô chắc hạt, vàng óng.
Câu 3
Hoa ngô và hoa tam giác mạch được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Hoa ngô: Những tua hoa bé nhỏ vươn ra như những ngón tay đón ánh mặt trời.
Hoa tam giác mạch: tưởng như có muôn ngàn nàng tiên hoa bé nhỏ đang dập dìu bay lượn, với những điệu múa đẹp nhất trong sương chiều đang buông.
Biện pháp so sánh có tác dụng làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, hiện tượng được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần thú vị, thu hút người đọc.
Câu 4
Tìm những hình ảnh đẹp ở cao nguyên đá vào một trong các mùa: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
* Mùa thu: Mùa hoa bạc hà tím sẫm bên những triền đá.
* Mùa đông: Mùa hoa cúc dại đỏ nhung len khắp các triền núi vào đầu đông.
* Mùa xuân: Mùa hoa mận, hoa lê trắng muốt.
Câu 5
Vì sao nói con người nơi đây là “những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo”?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Con người nơi đây là "những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo" bởi vì con người nơi đây hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất. Họ cày cuốc trên những mảnh nương đầy đá để tạo ra nguồn sống.
- Bài 8: Mở rộng vốn từ Tài trí trang 109 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 8: Viết thư cho bạn bè trang 110 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 7: Viết thư cho người thân trang 106 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 7: Luyện tập về nhân hóa trang 105 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 136 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 135 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 133 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 136 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 135 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 133 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo