Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong trang 119 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo


Chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc. Đọc bài thơ. Hình ảnh đàn ong trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp. Cách tả trò chơi thả diều trong bài có gì thú vị. Tìm từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư. Khổ thơ cuối bài nói lên ước mơ gì của bạn nhỏ. Đọc mở rộng

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và chia sẻ 

Lời giải chi tiết:

Trong bức tranh của bài đọc có hình ảnh cậu bé đang thả diều cùng chú chó trên cánh đồng tràn ngập sắc hoa và có rất nhiều ong đang hút mật. 

Nội dung bài đọc

Em bé chơi trò thả diều với nhiều ước mơ, nhiều liên tưởng tốt đẹp. Mong muốn mình luôn bay cao, bay xa vào không trung, vào biển rộng mênh mông. Sự tự tin trong cách nghĩ và sự lém lỉnh ngoan ngoãn đã làm hình ảnh “thuyền trưởng” thêm đẹp biết bao.

Bài đọc

Đọc bài thơ

Câu 1

Hình ảnh đàn ong trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh bầy ong trong khổ thơ thứ nhất đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa. Đôi cánh chở nắng, bay qua vườn mướp vàng, ghé cành râm bụt đỏ nhưng bầy ong vẫn chăm chỉ làm việc với thành quả là bình mật đầy.

Câu 2

Bạn nhỏ tưởng tượng điều gì khi chơi trò chơi thả diều?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ tưởng tượng:

- Cánh diều như cánh buồm căng mình trước gió biển;

- Bầu trời xanh là đại dương đầy nước;

- Em là người thuyền trưởng lái tàu, kéo buồm đi mênh mông vùng biển.

Câu 3

Em cảm nhận như thế nào về cảnh thiên nhiên được tả ở khổ thơ thứ ba và thứ tư?

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư: chiều loang, tiếng chim gọi, nắng quánh vàng, sao thắp hải đăng, mẹ dọn cơm, sương giăng.

Câu 4

Khổ thơ cuối bài nói lên ước mơ gì của bạn nhỏ? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ cuối bài thơ nói lên ước mơ được bay cao, bay xa, được khám phá và cống hiến cho quê hương của bạn nhỏ.

Đọc mở rộng

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a. Ví dụ về bài thơ "Em mơ" - Mai Thị Bích Ngọc

b. Ghi vào Nhật kí đọc sách: 

- Hôm nay, em đã đọc bài thơ "Em mơ" của Mai Thị Bích Ngọc. 

- Bài thơ này cho em thấy rằng những ước mơ của mỗi người đều là khác nhau nhưng đều đẹp và đáng được khát khao. 

- Cảnh vật trong bài thơ thật tuyệt vời, nhưng em lại tập trung vào những thông điệp nhỏ trong từng câu thơ. 

- Em hiểu rằng để đạt được ước mơ của mình, em cần phải cố gắng học tập và rèn luyện mỗi ngày.

c. Chia sẻ với các bạn về cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Em nghĩ rằng một ước mơ sẽ không thành sự thật nếu chỉ nằm trong tưởng tượng. Để đạt được ước mơ của mình, em cần có sự cố gắng, nỗ lực, và kiên trì mỗi ngày. Em tin rằng với những nỗ lực đó, em sẽ đạt được ước mơ của mình trong tương lai.


Bình chọn:
3.3 trên 20 phiếu
  • Bài 3: Luyện tập về nhân hóa trang 121 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu. Tìm sự vật được nhân hóa trong mỗi đoạn thơ. Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào? Tìm sự vật được nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào. Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ trong đoạn văn dưới đây. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 2 - 3 câu ghi lại lời trò chuyện giữa các hiện tượng thiên nhiên.

  • Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,...trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao? Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,... Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em. Tưởng tượng, cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi - đáp về những điều thú vị khám phá được sau n

  • Bài 4: Cây táo đã nảy mầm trang 123 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Tưởng tượng mình là người làm vườn, chia sẻ cảm xúc của em khi Hạt giống nảy mầm, Cây lên xanh tốt. Cây táo đã nảy mầm. Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công. Những chi tiết nào cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo sẽ nảy mầm. Lời nói của cô bé khi thấy hạt táo nảy mầm nói lên điều gì. Hình ảnh cây táo trong tưởng tượng của cô bé có gì đẹp.

  • Bài 4: Luyện tập về nhân hóa trang 124 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Đọc các đoạn vè, đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu. Tìm các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng những cách nào. Em thích hình ảnh nhân hóa nào. Sử dụng biện pháp nhân hóa, thay chỗ trống bằng lời nói của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây. Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết 3 – 4 câu ghi lại lời tự giới thiệu của một đồ vật.

  • Bài 4: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trang 125 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. Câu văn đầu tiên khẳng định điều gì. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì. Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết dựa vào gợi ý. Nói ý nghĩa của việc làm trong bức tranh dưới đây.

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí