Bài 3: Nàng tiên ốc trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Sắp xếp các từ sau thành câu tục ngữ: hiền, lành, ở, gặp. Cho biết câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì. Nàng tiên Ốc. Bà cụ đã làm gì khi bắt được con ốc? Vì sao. Từ khi bắt được ốc, những chuyện lạ gì xảy ra trong ngôi nhà của bà. Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên” của bà cụ thể hiện điều gì. Theo em, cách kể chuyện của tác giả có gì thú vị. Đọc mở rộng
Khởi động
Câu 1:
Sắp xếp các từ sau thành câu tục ngữ: hiền, lành, ở, gặp.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ở hiền gặp lành
Câu 2
Cho biết câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ khuyên ta hãy ăn ở hiền lành, lương thiện, không làm điều ác thì những điều may mắn, tốt đẹp cũng sẽ đến với chúng ta.
Bài đọc
Nàng tiên Ốc
(Trích)
Xưa có một bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được.
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán.
Bèn thả vào trong chum.
Rồi bà lại đi làm.
Đến khi về thấy lạ
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.
Bà già thấy chuyện lạ
Bèn có ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước.
Bà già liền bí mật.
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
Hai mẹ con từ đó
Rất là yêu thương nhau…
Câu 1
Bà cụ đã làm gì khi bắt được con ốc? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bà giữ lại không bán con ốc và thả nó vào chum vì thấy con ốc này đẹp, vỏ xanh biêng biếc không giống như những con ốc khác.
Câu 2
Từ khi bắt được ốc, những chuyện lạ gì xảy ra trong ngôi nhà của bà?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Từ khi bắt được ốc, những chuyện lạ xảy ra trong ngôi nhà của bà: sân nhà sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn, cơm nước nấu tinh tươm, vườn rau đã cỏ sạch.
Câu 3
Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên” của bà cụ thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên” của bà cụ thể hiện bà không muốn nàng tiên Ốc sống trong vỏ ốc nữa mà muốn mà sống cùng bà như một đứa con.
Câu 4
Theo em, cách kể chuyện của tác giả có gì thú vị?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tác giả lựa chọn cách kể chuyện bằng thơ giúp cho câu chuyện có tính nhịp điệu hơn, ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung.
Đọc mở rộng
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Học sinh nghe bài hát “Cả nhà thương nhau”
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Xa là nhớ gần nhau là cười
b. Nội dung: Bài hát nói về tình cảm gia đình: dù đi xa nhưng vẫn nhớ về nhau, nhớ về mái ấm gia đình mình, ở đó có tình yêu thương của cha mẹ dành cho con.
c. Em thấy bài hát rất hay và ý nghĩa. Tình cảm gia đình là thứ đáng quý, đáng trân trọng. Tình cảm gia đình có thể vượt qua những rào cản về địa lý, về không gian và thời gian, là sợi dây gắn kết mọi người trong gia đình. Dù có đi xa đến đâu, các thành viên trong gia đình luôn nhớ về nhau, là chỗ dựa vững chắc cho chúng ta những lúc mệt mỏi, chán chường, mất đi định nghĩa về cuộc sống. Gia đình luôn là nơi chở che, là nơi giúp ta lấy lại động lực và cố gắng phấn đấu trở thành một phiên bản tốt hơn.
- Bài 3: Trạng ngữ chỉ phương tiện trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Nghe hạt dẻ hát trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Luyện tập về trạng ngữ trang 123 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Luyện tập viết bài văn miêu tả con vật trang 124 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 136 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 135 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 133 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 136 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 135 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 133 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo