Bài 3: Xôn xao mùa hè trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Cùng bạn hỏi – đáp về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè. Xôn xao mùa hè. Bài thơ nhắc đến những sự vật gì vào mùa hè. Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như thế nào. Theo em, vì sao bài thơ có tên là “Xôn xao mùa hè”. Bài thơ mang đến cho em những cảm xúc gì về mùa hè. Đọc mở rộng.
Khởi động
Cùng bạn hỏi – đáp về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
Hoạt động em thích tham gia vào mùa hè: cắm trại, thả diều, đi bơi,...
Bài đọc
Đọc bài thơ:
Xôn xao mùa hè
(Trích)
Mùa hè chui vào quả mít
Hóa thành múi mật vàng ong
Mùa hè mặt trời đỏ chót
Chăn đàn dưa hấu bên sông.
Mùa hè treo lên cây phượng
Giăng đèn hoa đỏ cho em
Mùa hè bay qua mặt ruộng
Từng bông lúa dậy hương chiêm.
Mùa hè vẫn thường dậy sớm
Luyện thanh cùng với bầy chim
Mùa hè chơi trò tìm trốn
Tiếng ve ẩn hiện gọi mình.
Mùa hè ngồi bên lũ trẻ
Nối dây cho diều lên cao
Mùa hè bay lên thật dễ
Với cùng tiếng sao xôn xao…
Nguyễn Hữu Qúy
Câu 1
Bài thơ nhắc đến những sự vật gì vào mùa hè? Mỗi sự vật ấy được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ nhắc đến những sự vật:
- Quả mít: múi mật vàng ong.
- Mặt trời: đỏ chót.
- Dưa hấu: đàn, bên sông.
- Cây phượng: đèn hoa đỏ.
- Mặt ruộng.
- Bông lúa: dậy hương chiêm.
- Bầy chim: luyện thanh.
- Tiếng ve: ẩn hiện.
- Lũ trẻ: nối dây diều.
- Diều: lên cao.
- Tiếng sáo: xôn xao.
Câu 2
Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như thế nào?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Mùa hè gắn bó với lũ trẻ cùng những trò chơi thả diều, thổi sáo.
Câu 3
Theo em, vì sao bài thơ có tên là “Xôn xao mùa hè”?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, bài thơ có tên như vậy là vì mùa hè hiện lên với những hình ảnh, âm thanh như tiếng chim, tiếng ve, tiếng sáo.
Câu 4
Bài thơ mang đến cho em những cảm xúc gì về mùa hè?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ gợi cho em nhớ tới những ngày nghỉ hè yên bình, vui tươi với những loại hoa quả chín ngọt, những cánh đồng lúa vàng ươm, tiếng chim hót ríu rít vào mỗi buổi sáng sớm, tiếng ve kêu rộn rã cả ngày. Mùa hè là những chùm phượng đỏ tươi phủ kín sân trường, là những trò chơi dân gian cùng đám bạn mỗi buổi chiều.
Đọc mở rộng
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự đọc và chia sẻ với các bạn
- Bài 3: Thành phần chính của câu trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối trang 20 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Trong ánh bình minh trang 21 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Luyện tập về chủ ngữ trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 136 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 135 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 133 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 136 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 135 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 134 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 133 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo